Hàn Quốc: Tòa án công bố thời điểm tiến hành điều trần luận tội Thủ tướng Han Duck Soo
Chính trường Hàn Quốc tiếp tục chứng kiến những diễn biến căng thẳng khi Tòa án Hiến pháp thông báo sẽ tổ chức phiên điều trần sơ bộ đầu tiên về vụ luận tội Thủ tướng Han Duck Soo vào ngày 13/1.
Ông Han Duck Soo phát biểu tại Seoul ngày 26/12/2024. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Theo hãng tin Yonhap, phiên điều trần sơ bộ về vụ luận tội Thủ tướng Han Duck Soo sẽ diễn ra vào chiều 13/1, với mục tiêu thảo luận về nhâ.n chứn.g và bằng chứng. Đây là bước đầu trong quy trình thường kéo dài 2 – 3 phiên điều trần trước khi bước vào tranh luận trực tiếp.
Thủ tướng Han Duck Soo đã bị Quốc hội do phe đối lập chiếm đa số bỏ phiếu luận tội vào ngày 27/12/2024, chưa đầy hai tuần sau khi ông nhậm chức quyền tổng thống, thay thế Tổng thống Yoon Suk Yeol bị luận tội vì lệnh thiết quân luật.
Đảng Dân chủ đối lập chính cáo buộc ông Han Duck Soo có liên quan đến lệnh thiết quân luật gây tranh cãi của Tổng thống Yoon Suk Yeol và từ chối bổ nhiệm các thẩm phán mới cho Tòa án Hiến pháp. Trong khi đó, đảng Quyền lực quốc dân cầm quyền tuyên bố các cáo buộc là không hợp lệ và đã đệ đơn xin đình chỉ quyết định này lên Tòa án Hiến pháp.
Video đang HOT
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol phát biểu trong cuộc họp báo ở Seoul ngày 29/8/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Trong sáng 6/1, đội ngũ luật sư của Tổng thống Yoon Suk Yeol đã đệ đơn khiếu nại lên Văn phòng công tố quận trung tâm Seoul, cáo buộc Văn phòng Điều tra tham nhũng đối với các quan chức cấp cao (CIO) và 10 người khác, bao gồm ông Oh Dong Woon – người đứng đầu CIO – đã vi phạm pháp luật.
Căng thẳng bùng nổ sau khi CIO thất bại trong nỗ lực bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol tại Phủ Tổng thống ngày 3/1. Cuộc đối đầu kéo dài nhiều giờ giữa CIO và đội ngũ an ninh đã làm dấy lên nhiều tranh cãi. Nhóm luật sư của ông Yoon Suk Yeol cho rằng CIO không có thẩm quyền huy động cảnh sát để thực hiện lệnh bắt giữ và khám xét nhà ông Yoon, đồng thời gọi hành động này là “bất hợp pháp”.
Hàn Quốc: Tranh cãi về tính pháp lý của quyền Tổng thống và việc luận tội tại Quốc hội
Khủng hoảng chính trị tại Hàn Quốc đang tiếp tục lan rộng khi Quốc hội nước này bỏ phiếu thông qua luận tội quyền Tổng thống Han Duck Soo - người mới tạm nắm quyền được 2 tuần.
Động thái trên cũng đang dấy lên nhiều tranh cãi liên quan đến quyền lực của quyền Tổng thống cũng như cách thức Quốc hội thông qua việc luận tội quyền Tổng thống Hàn Quốc.
Quốc hội Hàn Quốc bỏ phiếu luận tội quyền Tổng thống Han Duck Soo ngày 27/12/2024. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Ngày 27/12, Quốc hội Hàn Quốc, do phe đối lập chiếm đa số, đã bỏ phiếu thông qua việc luận tội quyền Tổng thống Han Duck Soo. Trước đó vào ngày 14/12, ông Han chính thức tạm thời thay thế Tổng thống Yoon Suk Yeol điều hành đất nước sau khi ông Yoon bị đình chỉ và bị Quốc hội luận tội liên quan đến trách nhiệm ban bố tình trạng thiết quân luật.
Việc phe đối lập luận rằng quyền Tổng thống Han Duck Soo có lỗi bắt nguồn từ sự bất đồng trong việc phê chuẩn các dự luật mà phe đối lập, đứng đầu là Đảng Dân chủ (DP) thông qua và việc ông Han bác bỏ bổ nhiệm 3 thẩm phán Tòa án Hiến pháp do phe đối lập kiểm soát Quốc hội đề cử.
Ngoài ra, DP cũng cho rằng ông Han đã làm trầm trọng thêm tình hình khi từ chối ban hành 2 dự luật liên quan đến các cuộc điều tra đặc biệt nhắm vào Tổng thống Yoon Suk Yeol và đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee.
Theo quy định hiện hành, để có thể phế truất Tổng thống Yoon Suk Yeol, Tòa án Hiến pháp cần có sự đồng ý của ít nhất 6/9 thẩm phán. Tuy nhiên, do Tòa án Hiến pháp chỉ có 6 thẩm phán nên khả năng đạt được sự nhất trí của toàn bộ khó có thể chắc chắn. Việc bổ nhiệm thêm 3 thẩm phán để kiện toàn cả 9 vị trí là điều phe đối lập xúc tiến thông qua và cũng là tâm điểm của cuộc đấu tranh chính trị hiện tại giữa đảng Quyền lực nhân dân (PPP) cầm quyền và đảng DP tại Quốc hội.
Quay trở lại việc luận tội quyền Tổng thống Han, tuy Quốc hội nước này đã bỏ phiếu và ra thông báo về việc thông qua việc luận tội. Khác với quá trình luận tội Tổng thống Yoon, số phiếu thuận yêu cầu phải đạt sự đồng ý của ít nhất 2/3 tổng số nghị sĩ, tức là ít nhất 200 phiếu trở lên. Phiên bỏ phiếu luận tội quyền Tổng thống Han chỉ có 192 phiếu thuận, đã quá bán (trên 151) nhưng chưa đạt 2/3. Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Woo Won Sik tuyên bố chỉ cần hội đủ đa số quá bán thông thường là đủ điều kiện thông qua nghị quyết luận tội quyền Tổng thống.
Điều này đặt ra những tranh cãi về việc liệu quyền Tổng thống Han đã bị luận tội hay chưa. Đảng PPP cầm quyền cho rằng nghị quyết luận tội quyền Tổng thống phải hội đủ 2/3 số phiếu thuận. Đảng này đã phản đối động thái đơn phương do phe đối lập đề xuất và kiện lên Tòa án Hiến pháp về tính hợp lệ của cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội ngày 27/12. Nếu việc luận tội quyền Tổng thống Han được phán quyết hợp hiến, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Choi Sang Mok sẽ đảm nhiệm vai trò Quyền Tổng thống chính thức. Và ngược lại, nếu không hợp hiến, ông Han sẽ trở lại nắm quyền Tổng thống.
Một vấn đề tranh cãi nữa không kém là việc quyền hành của quyền Tổng thống Han có cho phép ông bổ nhiệm thẩm phán Tòa án Hiến pháp hay không. Đảng PPP cầm quyền cho rằng ông Han Duck Soo không có thẩm quyền của tổng thống để thực hiện việc bổ nhiệm và cho biết sẽ đưa vụ việc lên Tòa án Hiến pháp.
PPP tái khẳng định lập trường phản đối, cho rằng quyền Tổng thống không nên bổ nhiệm thẩm phán, dựa trên các tiề.n lệ trước đó. Người phát ngôn của PPP, nghị sĩ Park Soo Min cho rằng điều này đảm bảo tính ổn định và tuân thủ nguyên tắc bảo thủ. Ngược lại, DP nhấn mạnh rằng việc bổ nhiệm thẩm phán là nhiệm vụ cần được ưu tiên hàng đầu để đảm bảo hoạt động của Tòa án Hiến pháp.
Phát biểu trước đó, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Choi Sang Mok - người nắm quyền Tổng thống sau khi ông Han bị luận tôi - nhấn mạnh rằng quyền hạn của quyền Tổng thống là rất hạn chế, nhưng ông cũng đồng thời đề cập đến nhu cầu cần giải quyết các khủng hoảng kinh tế hiện nay.
Hiện nay, phe đối lập đang nắm thế đa số tại Quốc hội Hàn Quốc. Với việc, ông Han bị luận tội tại Quốc hội chỉ với số phiếu quá bán dẫn đến khả năng tất cả những quyền Tổng thống sắp tới đều có nguy cơ cao bị luận tội nếu không đáp ứng được các đề nghị của phe đối lập. Đó là là một vòng lặp vô cùng nguy hiểm đối với nền chính trị Hàn Quốc khi Chính phủ lại không có quyền đa số tại Quốc hội. Nếu không đạt được tiếng nói chung giữa hai phe phái cũng như không sớm tiến hành tổng tuyển cử, khủng hoảng chính trị Hàn Quốc sẽ ngày càng trầm trọng hơn, kéo theo nhiều hệ lụy cho nền kinh tế thứ 4 của châu Á này.
Chính trường Hàn Quốc chia rẽ về quyền hạn của quyền Tổng thống Ngày 27/12, các đảng phái chính trị tại Hàn Quốc đã bày tỏ quan điểm trái chiều về việc Bộ trưởng Tài chính Choi Sang Mok, người sắp đảm nhận vai trò quyền Tổng thống sau khi ông Han Duck Soo bị luận tội, có nên bổ nhiệm thẩm phán Tòa án Hiến pháp để giải quyết các vấn đề liên quan phiên...