Hàn Quốc tổ chức nhạc hội K-pop quy mô 3.000 người nhưng không thấy tên BTS, Blackpink
Chính phủ Hàn Quốc ngày 14/11 đã tổ chức một buổi công diễn K-pop trực tiếp với sự tham dự của 3.000 khán giả.
Sự kiện này được xem là một trong những nỗ lực giúp người dân dần trở lại cuộc sống bình thường sau gần 2 năm hạn chế các hoạt động tập trung đông người vì đại dịch COVID-19.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, buổi công diễn do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc chủ trì và là nhạc hội quy mô lớn đầu tiên do chính phủ tổ chức trong bối cảnh nước này thực hiện giai đoạn đầu của kế hoạch 3 giai đoạn “sống chung với COVID-19″ từ ngày 1/11.
Quỹ Giao lưu Văn hóa Quốc tế Hàn Quốc cho biết “Hòa nhạc K-pop Thế giới: Hòa nhạc B.I.T. 4U” diễn ra tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang bắt đầu lúc 19h theo giờ địa phương.
Nhóm nhạc nam nổi tiếng NCT Dream
Khán giả bắt buộc phải đeo khẩu trang, qua điểm kiểm tra y tế và xuất trình chứng nhận đã tiêm phòng đầy đủ hoặc có kết quả xét nghiệm PCR âm tính. Bộ chủ quản cho biết đã mời 3.000 người, chủ yếu là các gia đình ít đặc quyền và đa văn hóa, đến buổi hòa nhạc miễn phí.
Buổi trình diễn có sự góp mặt của 15 nghệ sĩ K-pop, trong đó có các nhóm nhạc nam nổi tiếng NCT Dream và Pentagon, các nhóm nhạc nữ ITZY, Brave Girls và AESPA, SHINees Key, cùng các rapper Simon Dominic và Loco. Ngôi sao nhạc pop người Mỹ Kehlani sẽ tham gia chương trình từ xa qua kết nối video.
Video đang HOT
Các nguồn thạo tin cho biết nhóm “tân binh” đang nổi AESPA sẽ trình diễn liên tiếp những bản hit như “Black Mamba,” “Next Level” và “Savage”. Đây sẽ là buổi biểu diễn trực tiếp đầu tiên của nhóm sau khi ra mắt cách đây một năm trong bối cảnh đại dịch.
Ngoài biểu diễn K-pop, buổi diễn sẽ có sự kết hợp đặc biệt của âm nhạc K-pop với âm nhạc truyền thống và võ thuật của Hàn Quốc.
Hàn Quốc và chiến lược chiếm lĩnh nền nghệ thuật giải trí thế giới
Làn sóng này mới chỉ quét qua châu Á và chưa tạo được nhiều điểm nhấn trên thế giới.
Không quá khi nói rằng Hàn Quốc đang trở thành kinh đô văn hóa mới của thế giới với những ban nhạc đình đám, những bộ phim bom tấn..., khuấy đảo thị trường châu Á và trở thành các hiện tượng toàn cầu.
Nhóm nhạc K-Pop Blackpink đã chinh phục các thị trường ở châu Á và hơn thế nữa.
Từ lâu, Hàn Quốc đã được coi là một trong những quốc gia có nền giải trí phát triển, từ những nhóm nhạc K-Pop cho đến các bộ phim truyền hình dài tập ăn khách, tạo nên một làn sóng văn hóa Hàn Quốc được gọi là Hallyu.
Có thể nói, nước này vẫn thiếu đi một sản phẩm văn hóa mang tính đột phá.
Hiện nay, với sự xuất hiện của các nhóm nhạc như BTS, Blackpink hay Squid Game - bộ phim truyền hình nổi tiếng trên Netflix và bộ phim từng đoạt giải Oscar như Parasite... tất cả đã đưa Hàn Quốc trở thành một "kinh đô văn hóa" mới của thế giới và có ảnh hưởng tới văn hóa toàn cầu.
Bước đi có tính toán
Để có được sức ảnh hưởng lớn như ngày hôm nay, giới nghệ thuật Hàn Quốc đã phải trải qua quá trình học hỏi kỹ càng từ những người đi trước, cụ thể là Mỹ. Nếu như nửa thế kỷ trước, Seoul nhìn vào Washington và Tokyo để học tập cách công nghiệp hóa đất nước, thì giờ đây, các nhà sản xuất phim xứ sở kim chi nhìn sang Hollywood và các trung tâm giải trí khác để phát triển ngành giải trí của nước mình bằng cách tô điểm thêm những nét văn hóa đặc trưng của Hàn Quốc.
Đặc biệt hơn, sau khi các dịch vụ streaming phim như Netflix giúp phá bỏ các rào cản về địa lý, nền giải trí Hàn Quốc đã đi đến khắp nơi trên thế giới, từng bước chuyển mình từ một nước chỉ quen sử dụng văn hóa phương Tây thành một "cường quốc" giải trí và xuất khẩu văn hóa lớn đúng nghĩa.
Năm 2019, Hàn Quốc khiến thế giới sững sờ khi ra mắt bộ phim đình đám Parasite và trở thành bộ phim tiếng nước ngoài đầu tiên giành giải Phim hay nhất tại Lễ trao giải Oscar. Hai năm sau, bộ phim Squid Game một lần nữa trở thành hiện tượng toàn cầu, kéo theo hàng loạt xu hướng mới trên mạng xã hội. Netflix đã giới thiệu 80 bộ phim và chương trình truyền hình do Hàn Quốc sản xuất trong vài năm qua.
Tiếp đà thành công
Thành công của Hàn Quốc không đến từ những nỗ lực trong một sớm một chiều. Trong nhiều năm qua, các nhóm nhạc và bộ phim Hàn Quốc đã khuấy đảo thị trường châu Á. Tuy vậy, những nhóm nhạc nổi tiếng một thời như Big Bang hay Girls' Generation chưa thể vươn ra cấp độ toàn cầu. Duy nhất có trường hợp của bài hát Gangnam Style của Psy trở thành video đầu tiên đạt 1 tỷ lượt xem trên nền tảng Youtube, nhưng tên tuổi của Psy cũng dần lụi đi theo năm tháng.
Đến nay, mọi thứ đã dần thay đổi. Hàn Quốc đang sở hữu hai trong số các nhóm nhạc nổi tiếng và có ảnh hưởng lớn nhất thế giới là BTS và Blackpink. Blackpink được mệnh danh là nhóm nhạc nữ thành công nhất mọi thời đại. BTS từng nhiều lần xuất hiện trong các chiến dịch và sự kiện của Liên hợp quốc.
Doanh thu từ các sản phẩm văn hóa của xứ sở kim chi chưa thể so sánh với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như chất bán dẫn, song đã mang lại cho quốc gia này tầm ảnh hưởng khó có thể đo lường được. Tháng Chín vừa qua, Từ điển tiếng Anh Oxford đã bổ sung thêm 26 từ mới có nguồn gốc từ tiếng Hàn, bao gồm Hallyu.
Phim truyền hình Hàn Quốc cũng có điểm khác biệt so với các bộ phim của Mỹ. Theo các nhà sản xuất, chính sách kiểm duyệt các cảnh bạo lực hoặc tình dục trên phim truyền hình của Hàn Quốc buộc họ suy nghĩ thấu đáo hơn, xây dựng nội dung và nhân vật có chiều sâu hơn.
Hầu hết phim bom tấn ở Hàn Quốc đều có cốt truyện dựa trên những vấn đề mà người dân thường gặp phải, chẳng hạn như bất bình đẳng thu nhập, nỗi tuyệt vọng và xung đột giai cấp. Các cảnh phim Hàn Quốc thường rất giàu cảm xúc. Anh hùng hay các nhân vật chính thường có xuất thân bình thường, không hoàn hảo. Các nhà làm phim cho biết họ muốn mọi nhân vật "có tính người".
Ông Lim Myeong Mook, tác giả một cuốn sách về văn hóa trẻ Hàn Quốc, nhận định: "Một đặc điểm chủ đạo của nội dung văn hóa Hàn Quốc là tính chiến đấu. Nó nói đến những mong muốn vô vọng của con người như leo lên các nấc thang xã hội, cũng như sự tức giận và động lực tham gia các phong trào quần chúng của họ".
Thời gian tới, nhằm tiếp tục tận dụng làn sóng này, các nhà sản xuất phim và âm nhạc Hàn Quốc đang ấp ủ nhiều dự án mới, với hy vọng sẽ tiếp tục tạo nên "chấn động" mới với ngành giải trí thế giới.
Một bộ phim mới do Netflix sản xuất mang tên Bulgasal, có nội dung về các hiện tượng siêu thường giống như các bộ phim nổi tiếng của Mỹ như X-Files hay Stranger Things đang được đầu tư kỹ lưỡng trước ngày ra mắt. Đạo diễn Jang Young Woo sẽ đưa thêm quan niệm về "nghiệp chướng" của người Hàn Quốc vào phim và kỳ vọng rằng bộ phim sẽ trở thành một hiện tượng và nhận được sự chú ý của cộng đồng quốc tế.
Vén màn drama của những show sống còn ở Hàn Quốc Nhiều thí sinh của các chương trình truyền hình thực tế ở Hàn Quốc không ngần ngại bóc phốt, lật tẩy những bí mật của đội ngũ sản xuất. Các chương trình truyền hình thực tế luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều thực tập sinh, nghệ sĩ hoặc thần tượng đã debut muốn tìm lại hào quang tại K-pop. Tuy nhiên,...