Hàn Quốc thúc đẩy ứng dụng căn cước điện tử
Hàn Quốc đang lên kế hoạch triển khai căn cước công dân điện tử được bảo mật bằng công nghệ blockchain như một nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Tích hợp căn cước vào điện thoại là một giải pháp rút ngắn thời gian thủ tục hành chính. Ảnh: Yonhap
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), căn cước công dân điện tử được tích hợp vào điện thoại thông minh là một trong những công nghệ mới nhất hỗ trợ cho nền kinh tế kỹ thuật số phát triển khi ngày càng có nhiều người làm việc tại nhà, thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt và gia nhập vũ trụ ảo.
Ứng dụng ID kỹ thuật số sẽ đơn giản hóa việc xác minh trên các website, loại bỏ yêu cầu chụp ảnh chứng nhận hoặc đăng nhập thông qua mã xác thực được gửi bằng văn bản. Thay vào đó, các hoạt động như nộp đơn xin trợ cấp lên chính quyền, chuyển tiền hoặc thậm chí bỏ phiếu hoàn thành chỉ bằng một cú bấm với dấu vân tay định dạnh.
Hwang Seogwon, một nhà kinh tế tại Viện Chính sách Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc, cho biết: “ID điện tử có thể mang lại lợi ích kinh tế to lớn, thuận lợi cho các thủ tục tài chính, chăm sóc sức khỏe, thuế, giao thông vận tải và các lĩnh vực khác, cũng như bắt kịp nhanh chóng với xu thế của người dân Hàn Quốc”. Tuy nhiên, nhà kinh tế cũng chỉ ra cần phải có nhiều đánh giá rủi ro hơn về mặt công nghệ để đảm bảo rằng nguy cơ không lớn hơn lợi ích.
Video đang HOT
Ngân hàng Thế giới (WB) gọi công nghệ ID kỹ thuật số là yêu tố “thay đổi cuộc chơi”. Công ty tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey & Co nhận thấy tiềm năng của công nghệ này trong việc tăng tổng sản lượng quốc nội của một quốc gia lên tới 13% và cắt giảm hàng nghìn tỷ đô la chi phí đối với hoạt động kinh doanh.
Theo McKinsey, việc sử dụng ID kỹ thuật số sẽ tiết kiệm thời gian trong công việc hành chính, giảm thiểu gian lận, thúc đẩy tín dụng tiêu dùng, tạo thuận lợi cho thương mại và mở ra thị trường mới.
Suh Bo Ram, Tổng Giám đốc văn phòng chính phủ kỹ thuật số của Hàn Quốc phụ trách dẫn đầu kế hoạch, cho biết: “Mọi dịch vụ chưa thể chuyển đổi trực tuyến hoàn toàn giờ đây sẽ có thể làm được như vậy”. Theo ông, Hàn Quốc có thể thu về 60.000 tỷ won, tương đương 3% GDP, cho nền kinh tế trong 10 năm tới nếu ứng dụng công nghệ mới.
Người Hàn Quốc hiện vẫn dùng thẻ đăng ký cư trú – tương tự như thẻ an sinh xã hội của Mỹ – để định danh. Theo kế hoạch của chính phủ Hàn Quốc, một ứng dụng sẽ tích hợp thông tin từ các thẻ vào một thiết bị di động. Dự kiến, Hàn Quốc ra mắt ID kỹ thuật số vào năm 2024 và mất 2 năm để 45 triệu dân triển khai đồng bộ.
Theo quy định, chính phủ sẽ không có quyền truy cập vào thông tin được lưu trữ trên điện thoại cá nhân, bao gồm chi tiết thông tin về ID kỹ thuật số của ai được sử dụng, cách chúng được sử dụng và ở đâu, bởi vì hệ thống sẽ hoàn toàn được bảo mật bằng công nghệ blockchain tiên tiến.
Hàn Quốc không phải là quốc gia đầu tiên triển khai ứng dụng ID kỹ thuật số. Một số quốc gia khác cũng đã nhận ra được lợi ích của công nghệ này.
Tại Estonia, hầu hết 1,3 triệu người đã được tích hợp ID kỹ thuật số để bỏ phiếu, thanh toán hóa đơn và ký tài liệu. Chính phủ nước này cho phép người dân sử dụng điện thoại để xác minh nếu có gắn thẻ SIM đặc biệt. Tại Đức, chính phủ cũng triển khai một chương trình tương tự.
Hàn Quốc áp dụng 'giấy thông hành vaccine'
Giới chức y tế Hàn Quốc cho biết bắt đầu từ ngày 3/1 tới sẽ áp dụng "giấy thông hành vaccine" tại nhiều điểm công cộng trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn tình trạng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tăng nhanh gần đây.
Đáng chú ý là giấy thông hành này sẽ chỉ có hiệu lực bắt đầu từ thời điểm đủ 6 tháng sau khi tiêm các mũi cơ bản hoặc tiêm mũi tăng cường.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho học sinh tại Gwangju, Hàn Quốc, ngày 28/12/2021. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Theo quy định mới, những người đã hoàn thành tiêm chủng vào ngày 6/7/2021 trở về trước sẽ được phép sử dụng giấy thông hành này để đến các điểm công cộng như nhà hàng, quán cà phê, nhà hát, trường luyện thi hoặc các cơ sở đa năng trong phòng kín. Những người chưa tiêm phòng sẽ cần trình kết quả xét nghiệm âm tính với virus trong vòng 48 giờ trước khi vào các địa điểm trên.
Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch áp dụng một hệ thống giấy thông hành cho giới trẻ từ tháng 3 sau một giai đoạn tạm hoãn thực hiện 1 tháng. Quy định cũng bao gồm việc phạt hoặc thậm chí truy tố người vi phạm, bắt đầu từ ngày 10/1.
Động thái trên được đưa ra trong bối cảnh Hàn Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm tăng và sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron. Ngày 2/1, nước này ghi nhận 3.833 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 639.083 ca.
*Ngày 1/1, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro tuyên bố nước này đã hoàn thành tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho 90% dân số, bất chấp các lệnh bao vây cấm vận do Mỹ đơn phương áp đặt.
Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, ông Maduro cáo buộc Mỹ đã áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt, phong tỏa kinh tế chống lại Venezuela, trong đó có việc ngăn cản các công ty phân phối sinh phẩm cho quốc gia Nam Mỹ này. Theo Tổng thống Maduro, Venezuela đang triển khai chương trình tiêm chủng cho tất cả công dân từ 2 tuổi trở lên nhằm sớm đạt được miễn dịch mạnh và tiến tới trạng thái bình thường mới. Ông Maduro đánh giá công tác phòng chống dịch của Venezuela là "mẫu mực", với tỷ lệ dương tính với virus SARS-CoV-2 là 6 ca trên 100.000 dân. Venezuela đặt mục tiêu tiêm chủng ngừa COVID-19 cho 95% dân số trong năm 2022.
Ông Kim Jong-un nói Triều Tiên đang đối mặt "cuộc đấu tranh sinh tử" Trong bài phát biểu đánh dấu bước vào năm thứ 11 cầm quyền, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nhắc tới tình hình lương thực và đời sống người dân nhiều hơn là vũ khí hạt nhân hay Mỹ. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (Ảnh: Reuters). Trong bài phát biểu tối ngày 31/12/2021 khép lại Hội nghị toàn thể lần...