Hàn Quốc thảo luận về chiến lược ’sống chung với COVID-19′ trong dài hạn
Nhằm tiến tới dỡ bỏ các hạn chế và mở cửa lại nền kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra cũng như mở cửa lại nền kinh tế trong bối cảnh tỷ lệ bao phủ vaccine gia tăng, nhóm chuyên gia do chính phủ Hàn Quốc thành lập đã có cuộc họp đầu tiên ngày 13/10 để thảo luận về chiến lược làm thế nào sống chung với COVID-19 trong dài hạn.
Thủ tướng Hàn Quốc Kim Boo-kyum (trái, phía trước) phát biểu tại cuộc họp của nhóm chuyên gia do Chính phủ thành lập để thảo luận về chiến lược sống chung với COVID-19, tại Seoul ngày 13/10/2021. Ảnh: Yonhap/ TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Hàn Quốc Kim Boo-kyum nhấn mạnh chính phủ sẽ xác định COVID-19 là căn bệnh truyền nhiễm được kiểm soát chứ không phải căn bệnh lạ đáng lo ngại, từ đó dần khôi phục cuộc sống của người dân.
Trước đó, vào tuần trước, Bộ Y tế Hàn Quốc cho biết, theo chiến lược sống chung với COVID-19, Hàn Quốc dự định nới lỏng những hạn chế đối với những công dân được chứng nhận đã hoàn thành việc tiêm chủng, đồng thời khuyến khích các bệnh nhân không triệu chứng và có triệu chứng nhẹ dưới 70 tuổi phục hồi tại nhà. Chính phủ cũng sẽ tập trung vào số ca nhập viện và tử vong thay vì số ca nhiễm mới hằng ngày, theo đó sẽ xem xét không công bố các số ca nhiễm theo ngày.
Video đang HOT
Hàn Quốc chưa bao giờ áp đặt lệnh phong tỏa hoàn toàn nhưng đã áp đặt các biện pháp giãn cách xã hội chặt chẽ nhất kể từ tháng 7/2021. Các biện pháp được chính phủ nước này áp dụng bao gồm giới hạn thời gian hoạt động đối với nhà hàng, quán cafe, điểm xông hơi và phòng tập thể dục trong không gian kín cũng như giới hạn các cuộc tu tập trên hai người sau 18h tối trong và quanh thủ đô Seoul.
Kế hoạch về việc sống chung với COVID-19 được chính phủ Hàn Quốc đưa ra ngay sau khi chiến dịch tiêm chủng trong nước được tăng tốc. Tính tới thời điểm hiện tại, khoảng 78,1% người dân Hàn Quốc đã được tiêm 1 mũi vaccine phòng COVID-19 trong khi 60,7% đã tiêm đủ 2 mũi.
Vào tháng 9/2021, Hàn Quốc đã công bố kế hoạch sống chung với COVID và xúc tiến giai đoạn trở lại trạng thái bình thường bắt đầu từ tháng 11/2021 khi đạt được mục tiêu 70% người dân được tiêm chủng đầy đủ.
Theo dữ liệu chính thức của Bộ Y tế Hàn Quốc, tính tới ngày 12/10, Hàn Quốc ghi nhận tổng cộng 335.742 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 2.605 ca tử vong.
Hàn Quốc thành lập nhóm công tác về trạng thái 'bình thường mới'
Chính phủ Hàn Quốc ngày 10/10 cho biết trong tuần tới sẽ thành lập nhóm công tác triển khai việc chuyển về trạng thái "bình thường mới" sống chung với COVID-19, trong đó đẩy mạnh tiến độ tiêm vaccine.
Giới chức y tế cho biết nhóm công tác do Thủ tướng Kim Boo-kyum đứng đầu và sẽ tổ chức có cuộc họp đầu tiên trong tuần tới.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Hanam, Hàn Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Theo kế hoạch, các chuyên gia thuộc khu vực tư nhân sẽ tham gia cuộc họp cùng giới chức chính phủ, thảo luận cách thức thực hiện những chuyển đổi về mặt kinh tế, giáo dục, an ninh, các biện pháp kiểm soát và kiểm dịch đối với virus SARS-CoV-2. Dựa trên các cuộc thảo luận, chính phủ dự kiến sẽ lập ra lộ trình dần đưa cuộc sống của người dân trở lại bình thường.
Chính phủ Hàn Quốc đã cân nhắc dần chuyển sang giai đoạn "sống chung với COVID-19" từ ngày 9/11, theo đó COVID-19 sẽ được coi như một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp giống như cúm mùa, và các quy định giãn cách xã hội sẽ được nới lỏng.
Trước đó, chính phủ tuyên bố cần tiêm chủng đầy đủ cho 70% trong dân số 51 triệu người để trở lại cuộc sống bình thường.
Kể từ khi bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 hồi tháng 2, tính đến ngày 10/10, Hàn Quốc có 39,92 triệu người, tương đương 77,7% dân số, đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine. Số người được tiêm đủ liều vaccine là 30,43 triệu người, tương đương 59,3% dân số.
Một số bang của Đức dỡ bỏ các biện pháp hạn chế Ngày 1/10, một số bang của Đức đã thông báo dỡ bỏ toàn bộ các biện pháp hạn chế chống dịch COVID-19, theo đó các sự kiện tổ chức tại sân vận động và các câu lạc bộ được phép hoạt động trở mà không cần đeo khẩu trang hay thực hiện giãn cách xã hội. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế...