Hàn Quốc tháo gỡ hơn 1.000 biểu ngữ chống Nhật ở Seoul
Cả ngàn biểu ngữ bài Nhật được treo ở trung tâm Seoul, Hàn Quốc bị buộc phải tháo gỡ vì bị cho là phản cảm, gây hiểu nhầm và tạo ấn tượng xấu trong cộng đồng quốc tế.
Một biểu ngữ tẩy chay Nhật Bản được treo ở khu trung tâm ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AFP
Các công nhân thành phố treo các biểu ngữ trên các cột đèn ở Jung-gu, bao gồm khu mua sắm nổi tiếng Myeong-dong và địa điểm du lịch như Deoksugung và Chợ Namdaemun. Biểu ngữ kêu gọi người dân Hàn Quốc tẩy chay Nhật Bản trong bối cảnh hai nước đang có căng thẳng.
“Hãy nói không và tẩy chay Nhật Bản, chúng ta không đi du lịch, không mua hàng hóa của Nhật”, biểu ngữ viết, theo AFP. Tuy nhiên, nhiều người dân Hàn Quốc không đồng ý với cách bài Nhật “thiếu văn minh” này.
Một bản kiến nghị được đăng trên trang web của Phủ tổng thống Hàn Quốc có tiêu đề “Hãy gỡ bỏ các biểu ngữ chống Nhật ở trung tâm Seoul,” thu được gần 20.000 chữ ký tính đến hôm nay 7.8.
“Chúng tôi ủng hộ phong trào tẩy chay nhằm gây thiệt hại cho các công ty của Nhật Bản, khiến nước này phải tự suy nghĩ về những biện pháp trừng phạt thương mại và cuối cùng là bình thường hóa quan hệ “, bản kiến nghị viết, theo The Korea Times.
“Tuy nhiên, việc đặt các biểu ngữ chống Nhật ở trung tâm Seoul sẽ xúc phạm khách du lịch Nhật Bản và có thể làm xấu đi mối quan hệ giữa hai nước. Nó có thể khiến nhiều người Nhật Bản ủng hộ các biện pháp trừng phạt của chính phủ nước này”, bản kiến nghị viết tiếp.
Người Hàn Quốc tẩy chay mọi thứ từ Nhật Bản
Ngoài ra, bản kiến nghị còn lo ngại biểu ngữ có thể khiến nhiều người nghĩ có sự “chỉ đạo của chính quyền”, thay vì phản ứng tự nguyện của người dân, và điều này có thể tạo hình ảnh xấu trong mắt cồng động quốc tế.
Chính quyền Jung-gu đã yêu cầu tháo gỡ. Người đứng đầu quận, ông Seo Yang-ho đã xin lỗi trong một bài đăng trên trang Facebook, nói rằng đồng tình với những lo ngại khi ông cũng cho rằng mọi sự tẩy chay nên dựa trên cơ sở tự nguyện của công dân.
Theo thanhnien
Mỹ - Hàn bắt đầu đàm phán chia sẻ chi phí quốc phòng
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/8 cho biết các cuộc đàm phán nhằm buộc Seoul tăng phần đóng góp để duy trì hoạt động của Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) đã bắt đầu.
Binh sĩ thuộc Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) làm nhiệm vụ tại căn cứ quân sự Yongsan, Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một dòng trạng thái trên Twitter, ông Trump viết: "Hàn Quốc là một quốc gia giàu có, giờ đã thấy nghĩa vụ đóng góp cho sự bảo vệ quân sự mà Mỹ cung cấp. Quan hệ giữa hai nước là một quan hệ tốt".
Ông Trump cho biết Hàn Quốc đã nhất trí trả thêm cho Mỹ để được bảo vệ trước mối đe dọa Triều Tiên. Từ Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Mỹ đã được Seoul thanh toán rất ít, nhưng năm ngoái, theo đề nghị của ông, Seoul đã trả 990 triệu USD.
Bình luận trên của ông Trump được đưa ra trước thềm chuyến thăm Seoul của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper vào ngày 9/8 tới để thảo luận về các vấn đề còn tồn đọng giữa hai bên, trong đó có đề nghị của Washington về việc Seoul phải tăng tiền đóng góp để 28.500 binh sĩ Mỹ tiếp tục đồn trú trên Bán đảo Triều Tiên.
Từ năm 1991, Seoul đã cùng chia sẻ một phần chi phí theo Thỏa thuận Các biện pháp đặc biệt (SMA), để chi cho việc tuyển dụng người Hàn Quốc làm việc cho USFK, xây dựng các cơ sở quân sự để duy trì sự sẵn sàng của liên minh, cũng như các dự án cải thiện phòng thủ hỗn hợp và nhiều hình thức hỗ trợ khác.
Theo SMA lần thứ 10, ký tháng 2/2019 sau nhiều tháng thương thảo khó khăn, Seoul đã nhất trí trả 1.040 tỷ won (879 triệu USD), tăng 8,2% so với mức 960 tỷ won của năm trước. Thỏa thuận được gia hạn 1 năm/lần này sẽ hết hiệu lực vào ngày 31/12 tới. Dự kiến, hai bên sẽ thảo luận mức chia sẻ chi phí cụ thể tại các cuộc đàm phán SMA lần thứ 11 để tìm một cách thức chia sẻ chi phí "hợp lý và công bằng" cho năm tới.
Theo Bích Liên (TTXVN)
Mỹ tuyên bố vẫn để ngỏ cánh cửa đối thoại với Triều Tiên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper ngày 6/8 tuyên bố nước này sẽ không phản ứng thái quá đối với các vụ phóng tên lửa liên tiếp của Triều Tiên trong những tuần gần đây và sẽ vẫn để ngỏ cánh cửa đối thoại với Bình Nhưỡng. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu với các phóng viên...