Hàn Quốc: Tăng cường kỹ năng sơ cứu người bị nạn cho thanh thiếu niên
Thảm kịch giẫm đạp tại khu phố Itaewon ở Seoul, Hàn Quốc, mới đây đã cho thấy tầm quan trọng của việc Hồi sinh tim phổi (CPR) và kỹ năng sơ cứu người bị nạn trong giới trẻ.
Nhân viên cứu hộ chuyển nạn nhân tại hiện trường vụ giẫm đạp ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 30/10/2022. Ảnh: THX/TTXVN
CPR là thủ tục cấp cứu khẩn cấp liên quan đến ép ngực và thở cấp cứu, được thực hiện khi tim của một người ngừng đập. Thực hiện CPR ngay lập tức có thể tăng cơ hội sống sót cho nạn nhân sau khi ngừng tim.
Phóng viên TTXVN tại Seoul dẫn thông báo ngày 3/11 của Bộ Bình đẳng giới và Gia đình Hàn Quốc cho biết cơ quan này sẽ mở rộng giáo dục CPR cho thanh thiếu niên và công nhân tại các trung tâm thanh thiếu niên trên toàn quốc. Theo đó, trong 3 ngày qua, Bộ này đã phân phát tài liệu giáo dục về hô hấp nhân tạo cho các trung tâm thanh thiếu niên, đồng thời đưa ra khóa đào tạo bắt buộc đối với những người muốn có việc làm tại các cơ sở này.
Trước đó, ngày 1/11, Bộ Giáo dục Hàn Quốc thông báo sẽ tăng cường đào tạo về hô hấp nhân tạo tại các trường học trên toàn quốc. Theo chương trình giáo dục hiện hành, học sinh ở các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông được đào tạo về hô hấp nhân tạo và các kỹ năng sơ cứu khác chỉ kéo dài trong 2 giờ mỗi năm. Bên cạnh đó, do thiếu nguồn lực (như bộ dụng cụ hô hấp nhân tạo) nên không phải trường nào cũng có thể đào tạo thực hành kỹ năng này cho học sinh. Bộ này cho biết sẽ mở rộng hợp tác với các cơ quan liên quan để cung cấp giáo dục cần thiết, đồng thời sửa đổi các chương trình giáo dục an toàn để bao gồm các biện pháp an toàn ở những nơi đông người.
Trong khi đó, các bác sĩ sở tại chỉ ra rằng các luật liên quan cũng cần được sửa đổi để khuyến khích công chúng tích cực thực hiện hô hấp nhân tạo trong các tình huống khẩn cấp, bởi mọi người có thể do dự vì sợ rằng họ có thể phải đối mặt với các trách nhiệm pháp lý trong trường hợp có bất kỳ kết quả tiêu cực nào. Theo luật y tế Hàn Quốc hiện hành, nếu một người bình thường hoặc một nhân viên y tế thực hiện hô hấp nhân tạo và gây tổn hại về thể chất cho bệnh nhân thì người đó được miễn trách nhiệm pháp lý. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân tử vong thì người thực hiện hô hấp nhân tạo có thể phải đối mặt với hình phạt hình sự nhưng được “giảm nhẹ”.
Video đang HOT
Đầu tháng 6 vừa qua, nghị sĩ Shin Hyun-young của đảng Dân chủ Hàn Quốc (DP), đồng thời là một bác sĩ đã đưa ra đề xuất sửa đổi luật y tế với tên gọi “Good Samaritan Law” nhằm khuyến khích người dân hỗ trợ những người gặp nguy hiểm bằng cách hạn chế trách nhiệm đối với những người giúp đỡ. Bà Shin đề xuất dự luật này sau khi tham gia cứu một người đàn ông bị ngừng tim bằng hô hấp nhân tạo trên chuyến tàu KTX vào tháng 5. Dự luật được đề xuất sẽ không bắt buộc mọi người phải chịu trách nhiệm về sự sơ suất khi cung cấp sự hỗ trợ như vậy.
Tính đến 11h ngày 3/11 (giờ địa phương), số thương vong trong thảm họa giẫm đạp ở Itaewon (quận Yongsan, Seoul) là 156 người thiệt mạng và 187 người bị thương, trong đó có 33 người bị thương nặng.
Tại sao thảm họa Itaewon gây tử vong cho phụ nữ nhiều hơn nam giới?
Tính đến thứ Hai, tổng số 98 phụ nữ được xác nhận đã thiệt mạng trong vụ giẫm đạp chết người tại Itaewon.
Trong khi đó, số nam giới thiệt mạng là 56.
Các đường phố ở Itaewon-dong, trung tâm Seoul, sau vụ thảm kịch giẫm đạp cướp đi sinh mạng của 154 người. (Ảnh: Yonhap)
Trong số 154 trường hợp tử vong vì đám đông Halloween vào cuối tuần trước ở Itaewon, gần 2/3 là phụ nữ. Tính đến thứ Hai, tổng số 98 phụ nữ được xác nhận đã thiệt mạng trong vụ giẫm đạp chết người, so với 56 nam giới.
Khoảng cách giới tính đáng kể khiến nhiều người tự hỏi tại sao vụ tai nạn lại gây tử vong cho phụ nữ nhiều hơn nam giới?
Tỷ lệ giới tính của đám đông tại thời điểm xảy ra vụ đè chết người vẫn chưa rõ ràng, nhưng một số chuyên gia y tế cho biết những người có khung hình cơ thể nhỏ hơn và thể lực kém hơn dễ bị thương hơn trong tình huống đám đông quá đông.
Vì hô hấp đòi hỏi sự chuyển động liên tục của các cơ hô hấp và cơ hoành, những người thể chất yếu hơn có thể trở thành nạn nhân khi mọi người bị mắc kẹt chiến đấu vì sự sống còn của chính họ.
Park Jae-Sung, giáo sư phòng chống hỏa hoạn và thảm họa tại Trường đại học Soongsil Cyber cho biết: 'Sức mạnh để chống lại áp lực của phụ nữ nói chung yếu hơn nam giới, cùng với khả năng được hồi sức, vì vậy đó có thể là lý do tại sao có nhiều nạn nhân nữ hơn'.
Theo Dịch vụ Viện Y tế Quốc gia, đàn ông Hàn Quốc trung bình cao 170,6 cm và nặng 72,7 kg, trong khi phụ nữ Hàn Quốc trung bình cao 157,1 cm và nặng 57,8 kg.
Kim Won-young, giáo sư y học cấp cứu tại Trung tâm Y tế Asan, nói rằng mọi người khoanh tay theo bản năng để tạo chỗ thở khi vùng ngực của họ bị áp lực - điều khó làm hơn đối với những người yếu hơn trong một đám đông.
G. Keith Still, giáo sư khoa học đám đông tại Đại học Suffolk ở miền nam nước Anh, nói với New York Times rằng nhìn chung phụ nữ có khung hình nhỏ hơn nam giới nhưng lại có nhiều khối cơ thể hơn ở phần ngực trên. Ông nói: 'Nếu có áp lực tác động ở đó, sẽ có nhiều khối lượng đẩy vào bên trong hơn, gây bất lợi cho phụ nữ'.
Giáo sư G. Keith Still cũng nói rằng những người đàn ông có nhiều sức mạnh phần trên cơ thể hơn sẽ là yếu tố giúp họ tìm cách thoát khỏi tình huống tốt hơn theo đúng nghĩa đen'.
Các nhân chứng và lời khai của những người sống sót sau thảm kịch giẫm đạp tại Itaewon cho thấy một số nam giới đã có thể thoát khỏi hiện trường vào các cửa hàng liền kề, trong khi phụ nữ không thể làm vậy.
Hong Ki-jeong, giáo sư y học cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul, người tham gia các hoạt động cứu hộ, cho biết hầu hết các trường hợp tử vong dường như là do ngạt tim gây ra. Nói một cách đơn giản, con người bị ngạt thở đến chết, bị đè chặt đến mức không thở được.
Ông nói với truyền thông địa phương: 'Khi các nhân viên cứu hộ đến giải cứu, hầu hết nạn nhân không phản ứng với hô hấp nhân tạo, đã bị ngạt thở dẫn đến tử vong. Nhiều người chắc đã bị tổn thương não do ngạt thở, vì vậy các biện pháp cấp cứu chỉ có tác dụng hạn chế'.
Giờ vàng để tim ngừng đập là trong vòng năm phút đầu tiên, sau đó sẽ xảy ra tổn thương não. Sau 10 phút, tổn thương sẽ trở thành vĩnh viễn. Trong trường hợp xảy ra thảm họa Itaewon, thời gian quan trọng như vậy đã trôi qua đối với hầu hết các nạn nhân vì phải mất vài phút để kéo họ ra khỏi đống thi thể.
Thủ tướng Hàn xin lỗi vì nói đùa trong họp báo thảm kịch Itaewon Thủ tướng Hàn Quốc Han Duk Soo ngày 2/11 đã xin lỗi về một lời nói đùa mà ông đưa ra trong cuộc họp báo về thảm kịch tại Itaewon một ngày trước đó. Thủ tướng Han Duk Soo phát biểu trong cuộc họp báo với giới truyền thông nước ngoài tại Seoul, hôm 1/11. Ảnh: Yonhap. "Bất kể hoàn cảnh thế nào,...