Hàn Quốc sẽ vượt Nhật Bản về số lượng lực lượng tàu ngầm?
Hàn Quốc có những tiến bộ đáng kinh ngạc về tàu ngầm, tốc độ phát triển rất nhanh, mục đích là ngăn chặn Nhật Bản và Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ.
Tàu ngầm thông thường AIP lớp 214, Hải quân Hàn Quốc, lượng giãn nước khoảng 1.800 tấn
Tờ “Thanh niên Trung Quốc” ngày 31 tháng 10 đăng bài viết “Lực lượng tàu ngầm Hải quân Hàn Quốc không thể xem thường, số lượng tương lai sẽ vượt Nhật Bản”.
Theo bài báo, thượng tuần tháng 7 năm 2014, tàu ngầm lớp 214 thứ 5 của Hải quân Hàn Quốc lần đầu tiên xuống biển chạy thử. Tàu ngầm này được đặt tên là SS-077 ROKS Yun Bong-gil, nó cùng với các tàu ngầm SS-076 ROKS Kim Jwa-Jin, SS-075 ROKS An Jung-geun, SS-072 ROK Son Won-Il và SS-073 ROKS SJeon Gji đều là tàu ngầm lớp 214 do nhà máy đóng tàu HDW Đức chế tạo.
Việc biên chế những tàu ngầm này đã tích lũy kinh nghiệm phong phú cho Hàn Quốc chế tạo tàu ngầm nội địa tương tự. Có tin cho biết, tàu ngầm kiểu mới nhất nội địa Hàn Quốc sẽ bắt đầu chế tạo vào năm 2018, có kế hoạch tự thiết kế chế tạo 9 tàu ngầm kiểu mới lớp 3.000 tấn trở lên trong thời gian từ năm 2020 – 2030.
Nhưng năm gân đây, tàu ngầm Hàn Quốc kết hợp giữa nhập khẩu, “tiêu hóa” và tự thiết kế chế tạo, tốc độ phát triển đáng kinh ngạc, đã trở thành một trong những quốc gia có tốc độ phát triển công nghệ tàu ngầm động cơ thông thường kiểu mới nhanh nhất khu vực châu Á hiện nay, tàu ngầm thông thường của họ bất kể là số lượng hay chất lượng đều không thua kém gì Nhật Bản – nước có nhiều tham vọng.
Tàu ngầm thông thường AIP lớp 214 thứ tư mang tên SS-076 ROKS Kim Jwa-Jin của Hàn Quốc hạ thủy (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Hàn Quốc phát triển lưc lương tau ngâm quy mô lớn bắt đầu từ thập niên 1990, mặc dù chậm hơn nhiều so với Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tái vũ trang tàu ngầm vào thập niên 1960 và Trung Quốc nhập khẩu tàu ngầm từ Liên Xô, nhưng Hải quân Hàn Quốc đã đưa ra khẩu hiệu “khát vọng, thách thức, sáng tạo”, đồng thời đã có rất nhiều nỗ lực mạnh mẽ trong vấn đề này, đã giành được tiến bộ đáng kinh ngạc.
Năm 1997, tàu ngầm Hải quân Hàn Quốc thành công vượt qua Thái Bình Dương, làm kinh ngạc thế giới. Năm 2011, tàu ngầm SS-061 ROKS Jang Bogo đã lập kỷ lục hoạt động tác chiến an toàn trong 10 năm với 320.000 km mà không hề xảy ra sự cố, chiếc tàu ngầm lớp 209 đầu tiên do Hàn Quốc tự chế tạo đã lập kỷ lục mới hoạt động 20 năm mà không xảy ra sự cố.
Đồng thời, lưc lương tau ngâm Hải quân Hàn Quốc còn tích cực tham gia diễn tập quân sự Vành đai Thái Bình Dương, phô diễn tính năng ưu việt và khả năng hoạt động xuất sắc, đã giành được vị thế quốc tế và vai trò ảnh hưởng với bên ngoài rất cao. Năm 2006 và năm 2011, Hải quân Hàn Quốc còn cung cấp đào tạo sử dụng tàu ngầm cho Hải quân Indonesia. Hiện nay, những biểu hiện của Hải quân Hàn Quốc trên các lĩnh vực như tác chiến, bảo trì, huấn luyện tàu ngầm đã đi đầu thế giới.
Tàu ngầm thông thường AIP lớp 214 thứ tư mang tên SS-076 ROKS Kim Jwa-Jin của Hàn Quốc hạ thủy (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Ngay từ năm 2010, Nhật Bản đã cho biết, trong tương lai sẽ tăng lực lượng tàu ngầm lên trên 20 chiếc. Hiện nay, tàu ngầm tại ngũ của Hàn Quốc đã đạt 12 chiếc. Dựa vào tốc độ mỗi năm 1 chiếc thậm chí chưa đến 1 năm hạ thủy 1 chiếc, và kết hợp tự chế tạo với nhập khẩu, năm 2030, tàu ngầm thông thường tiên tiến của Hàn Quốc sẽ vượt 30 chiếc, vượt Nhật Bản về số lượng.
Xu hướng Hàn Quốc phát triển tàu ngầm nhằm vào Nhật Bản rất rõ rệt, tức là nhằm vào tranh chấp đảo Dokdo giữa Nhật-Hàn. Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cho biêt, bà sẽ không cho phép bất cứ hành động nào có ý đồ làm tổn hại lợi ích quốc gia và chủ quyền biển của Hàn Quốc.
Mỗi chiếc tàu ngầm của Hàn Quốc đều đặt tên theo nhân vật anh hùng trong lịch sử, trong đó một số là anh hùng chống Nhật, chẳng hạn, tàu ngầm SS-075 ROKS An Jung-geun hạ thủy năm 2009 và tàu ngầm SS-077 ROKS Yun Bong-gil hạ thủy năm 2014 đều mang tên anh hùng chống Nhật – những người bị Nhật Bản coi là “phần tử khủng bố”, điều này cho thấy Hàn Quốc quyết tâm không để tái diễn “thực dân Nhật Bản thống trị bán đảo Triều Tiên”.
Tàu ngầm thông thường AIP lớp 214 thứ tư mang tên SS-076 ROKS Kim Jwa-Jin của Hàn Quốc hạ thủy (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Theo báo Trung Quốc, khi chế tạo, sử dụng tàu ngầm, Hàn Quốc cũng đã tính toán đầy đủ tới nhân tố Trung Quốc, rất nhiều người cho rằng Hàn Quốc xây dựng căn cư hai quân ở đảo Jeju là có mục đích đề phòng và ngăn chặn Trung Quốc.
Video đang HOT
“Bên nào phòng bị chu đáo thì gặp nguy không bị loạn”. Đối mặt với Nhật Bản, Hàn Quốc đang gia tăng số lượng tàu ngầm thông thường ngày càng tiên tiến.
Bài báo “quân sư” cho Trung Quốc, cho rằng, trong tình hình Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược sang hướng Đông và Nhật Bản ngày càng hữu khuynh hóa, cùng với việc phát triển lực lượng tác chiến tàu ngầm kiểu “phòng thủ”, Trung Quốc cũng cần chú trọng tăng cường xây dựng lực lượng săn ngầm, không những nâng cao năng lực săn ngầm cho máy bay, tàu chiến, mà còn phải xem xét đầy đủ đến kinh nghiệm săn ngầm của Mỹ và Nhật Bản.
Theo bài báo, Trung Quốc cần dựa vào thềm lục địa, các đảo và các tuyến đường biển, xây dựng hệ thống SOSUS (hệ thống giám sát âm thanh) hoàn thiện, xây dựng mạng lưới dưới biển để bảo vệ hiệu quả hơn “quyền lợi đáy biểu” và “an ninh quốc gia” của Trung Quốc, đảm bảo phòng ngừa tốt những mầm họa.
Tàu ngầm thông thường AIP lớp 214 thứ tư mang tên SS-076 ROKS Kim Jwa-Jin của Hàn Quốc hạ thủy
Theo Giáo Dục
Nhật Bản tổ chức lễ hạ thủy tàu ngầm Thần Long khiến Trung Quốc khiếp sợ
Đây là tàu ngầm lớp Soryu hoàn toàn mới, có kế hoạch bàn giao vào tháng 3 năm 2016, có khả năng lặn mạnh hơn, sẽ theo dõi vùng biển xung quanh.
Ngày 8 tháng 10 năm 2014, tàu ngầm Thần Long lớp Soryu Nhật Bản hạ thủy
Tờ "Sankei Shimbun" Nhật Bản ngày 9 tháng 10 đưa tin, lễ hạ thủy tàu ngầm lớp Soryu hoàn toàn mới (lượng giãn nước 2.950 tấn) của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản được tổ chức ở nhà máy đóng tàu Kobe, công nghiệp nặng Mitsubishi của quận Hyogo, thành phố Kobe vào ngày 8 tháng 10. Tàu ngầm này được đặt tên là "Thần Long" (có tờ báo Trung Quốc gọi là Nhân Long).
Được biết, Thần Long là chiếc thứ 7 của tàu ngầm lớp Soryu kiểu mới sử dụng công nghệ AIP, có số hiệu SS-507, trang bị ống phóng ngư lôi có thể bắn tên lửa đối hạm, tốc độ lặn có thể đạt 20 hải lý/giờ.
Thông qua thử nghiệm khả năng lặn và khả năng dò tìm radar, công nghiệp nặng Mitsubishi dự tính bàn giao cho Bộ Quốc phòng Nhật Bản vào tháng 3 năm 2016.
Chi phí chế tạo tau ngâm nay khoảng 54,5 tỷ yên (khoảng 3,092 tỷ nhân dân tệ), thân dài 84 m, rộng 9,1 m.
Theo bài báo, khoảng 260 nhân viên Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã tham gia lễ hạ thủy ngày 8 tháng 10. Sau khi Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Akira Sato cắt mạng thừng giữ tàu ngầm, đội quân nhạc căn cứ Kure Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đã diễn tấu "Khúc quân hành tàu chiến".
Ngày 8 tháng 10 năm 2014, tàu ngầm Thần Long lớp Soryu Nhật Bản hạ thủy
Quan chức giám sát tuyên truyền Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết: "Khả năng lặn liên tục của tàu ngầm Thần Long mạnh hơn các tàu ngầm trước đây, sẽ phát huy vai trò to lớn trong cảnh giới, theo dõi vùng biển xung quanh của Nhật Bản".
Mạng quân sự sina Trung Quốc cho rằng, đến nay, tàu ngầm lớp Soryu đã chế tạo được 7 chiếc, tốc độ này thật nhanh. Bởi vì, tàu ngầm lớp Oyashio hiện có của Nhật Bản vẫn là loại mới trên phạm vi thế giới. Tần suất đổi mới này là quá nhanh.
Nhật-Australia vẫn đang ở giai đoạn đàm phán giao dịch tàu ngầm
Cũng liên quan đến tàu ngầm lớp Soryu, theo tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc, báo chí Australia ngày 29 tháng 9 dẫn lời Đại sứ Nhật Bản tại Australia Yoshitaka Akimoto cho biết, kế hoạch mua tàu ngầm "tàng hình" lớp Soryu Nhật Bản của Australia đều là vấn đề khó khăn đối với hai nước.
Theo tờ "The Australian", khi phát biểu tại Viện nghiên cứu an ninh quốc gia của Đại học Canberra, ông Yoshitaka Akimoto chỉ ra, Nhật Bản hoan nghênh và ủng hộ sự phát triển chiến lược của Australia ở khu vực và phạm vi rộng hơn.
Ông nói, mặc dù Nhật Bản va Australia còn đang ở trong giai đoạn thương thảo về mua sắm tàu ngầm lớp Soryu hoặc cung cấp hỗ trợ công nghệ tàu ngầm, nhưng vấn đề này rất nhạy cảm đối với hai nước, vì vậy hai nước trong ngắn hạn sẽ không đưa ra bất cứ quyết định nào về vấn đề này.
Ngày 8 tháng 10 năm 2014, tàu ngầm Thần Long lớp Soryu Nhật Bản hạ thủy
Đại sứ Nhật Bản cho biết, ông ý thức được, đối với Australia, điều này liên quan đến tình hình việc làm của phía Australia. Ông nói, hạn chế xuất khẩu trang bị và công nghệ quốc phòng của Nhật Bản rất chặt chẽ, cho dù hiện có nới lỏng.
Ông Yoshitaka Akimoto chỉ ra, tuy Australia-Nhật Bản đồng ý nhanh chóng áp dụng các biện pháp hợp tác tiếp theo về quốc phòng và an ninh, nhưng xuất khẩu tàu ngầm vẫn là vấn đề rất khó khăn.
"Chúng tôi phải tiếp tục triển khai bàn thảo với phía Australia, nhưng chúng tôi hoàn toàn hiểu mối quan tâm nhất định của Australia đối với tàu ngầm và công nghệ nghiên cứu phát triển nó của Nhật Bản".
Chinh phu Australia phổ biến cho rằng, đề xuất mua sắm tàu ngầm Nhật Bản vào 1 năm trước về cơ bản là không thể, nhưng trao đổi chặt chẽ giữa nhà lãnh đạo hai nước đã làm thay đổi tình hình này.
Ông Akimoto nói, trong hoạt động thăm nhau của hai nước 1 năm qua, Thủ tướng Australia Tony Abbott va Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã xây dựng "quan hệ tin cậy" thân mật và tốt đẹp.
Ông nói: "Mặc dù mối quan hệ này rất khó dùng lời nói để hình dung, nhưng hai nhà lãnh đạo Australia-Nhật Bản đều có khả năng thu hút tốt".
Ngày 8 tháng 10 năm 2014, tàu ngầm Thần Long lớp Soryu Nhật Bản hạ thủy (nguồn báo Thời báo Hoàn Cầu, TQ)
Nhật Bản thay động cơ AIP tàu ngầm: Khôn ngoan hay mạo hiểm?
4 tàu ngầm lớp Soryu tiếp theo của Nhật Bản có thể sẽ được lắp đặt pin Lithium-ion thay vì động cơ AIP như 6 tàu ngầm cùng loại trước. Defense News đăng bài viết cho hay: Nhật Bản đã quyết...
Báo Nga: Nhật Bản có thể xuất khẩu tàu ngầm, ảnh hưởng an ninh Đông Á
Nhật Bản phải nhập nhiều hệ thống con của tàu ngầm, chủ yếu đến từ Mỹ, do đó bị Mỹ chi phối hoạt động xuất khẩu, hiện chưa gây ảnh hưởng lớn. Đài tiếng nói nước Nga...
Nhật Bản đã đủ sức đấu "tay bo" với Trung Quốc?
Nhật Bản có đủ khả năng trở thành một cường quốc quân sự hùng mạnh và tương lai không xa, nước này hoàn toàn có thể đấu "tay bo" với Trung Quốc. Tân Hoa xã ngày 8/9 dẫn tin từ Tập đoàn...
(Theo Giáo Dục)
Báo Nga: Nhật Bản có thể xuất khẩu tàu ngầm, ảnh hưởng an ninh Đông Á Nhật Bản phải nhập nhiều hệ thống con của tàu ngầm, chủ yếu đến từ Mỹ, do đó bị Mỹ chi phối hoạt động xuất khẩu, hiện chưa gây ảnh hưởng lớn. Đài tiếng nói nước Nga ngày 10 tháng 9 đăng bài bình luận cho rằng, Nhật Bản có thể bước vào hàng ngũ các nước xuất khẩu tàu ngầm thông thường....