Hàn Quốc sẽ rút công dân khỏi KCN Kaesong
Triều Tiên đã tạm thời đóng cửa khu công nghiệp Kaesong.
Seoul đang rút nốt số lao động Hàn Quốc còn lại tại khu công nghiệp Kaesong, ngay sau khi Bình Nhưỡng bác bỏ đề nghị đàm phán.
Hồi đầu tháng này, Triều Tiên đã tạm thời đóng cửa khu công nghiệp Kaesong, một biểu tượng của hợp tác liên Triều.
Động thái này được đưa ra sau vụ thử hạt nhân lần thứ 3 của Triều Tiên khiến cho căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên leo thang cực độ.
Bộ trưởng Thống nhất Ryoo Kihl-jae nói: “Do các công dân Hàn Quốc còn lại ở khu công nghiệp Kaesong đang gặp phải nhiều khó khăn bởi các hành động phi lý của miền Bắc (Triều Tiên), chính phủ (Hàn Quốc) đã đi đến quyết định không thể tránh khỏi là rút toàn bộ số công dân còn lại này để bảo đảm an toàn cho họ”.
Tuy nhiên, ông Ryoo Kihl-jae không cho biết thời điểm rút số công dân Hàn Quốc nói trên. Hiện thời, có 175 công dân Hàn Quốc còn ở lại khu công nghiệp Kaesong, nơi có nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc sử dụng lao động Triều Tiên.
Video đang HOT
Có tin nói số công dân Hàn Quốc còn lại ở khu công nghiệp Kaesong hiện đang bị hết lương thực thực phẩm và thuốc men do Triều Tiên không cho phép đưa các hàng tiếp tế vào khu công nghiệp này.
Theo 24h
2/3 người dân Hàn Quốc ủng hộ phát triển vũ khí hạt nhân
Một loạt những mối đe dọa hiện hữu từ Triều Tiên đã làm nổ ra những cuộc tranh luận ngày càng tăng trong nội bộ Hàn Quốc rằng cần thiết phải phát triển được vũ khí hạt nhân của riêng mình.
Một cuộc trưng cầu ý kiến gần đây cho thấy, 2/3 công dân Hàn Quốc được hỏi đều ủng hộ ý kiến trên, nhất là sau cuộc thử nghiệm hạt nhân thứ ba của Triều Tiên vào tháng Hai trước.
"Chúng tôi, những công dân Hàn Quốc, đã bị Triều Tiên lừa bịp trong gần 30 năm qua và giờ là lúc người Hàn Quốc cần đối diện với sự thật đó và phải làm điều mà chúng tôi cần làm. Biện pháp ngăn chặn bằng hạt nhân có thể là câu trả lời duy nhất. Chúng tôi phải có sức mạnh hạt nhân", Chung Mong-joon, một nhà lập pháp thuộc đảng cầm quyền Saenuri (Tiền phong mới) và là cựu ứng cử viên tổng thống đảng bảo thủ, nói.
Triều Tiên hôm 18-3 đã tiến hành một cuộc tập trận pháo bắn đạn thật tại khu vực
biên giới biển với Hàn Quốc, phản ứng chống lại cuộc tập trận chung của quân đội Mỹ-Hàn Quốc
Cuộc tranh luận của Hàn Quốc về phát triển vũ khí hạt nhân đã từng rất xôn xao tại nước này, tuy nhiên chưa có động thái chính thức nào rõ ràng từ phía chính phủ về vấn đề này. Những căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên trong những tuần qua đã trở nên ngày càng gay gắt, nó làm người ta hồi tưởng lại cuộc Chiến tranh lạnh trong quá khứ.
Vào đầu tháng này, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-seok, đáp lại lời đe dọa tấn công hạt nhân phủ đầu của Triều Tiên đối với Hàn Quốc, đã khẳng định rằng: "Nếu Triều Tiên tấn công Hàn Quốc bằng vũ khí hạt nhân của họ thì chế độ của Kim Hong Un sẽ không còn tồn tại trên mặt đất này nữa".
Sau khi Triều Tiên tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân vào tháng trước, Hàn Quốc đã tiết lộ một tên lửa hành trình mà họ xác nhận, chính xác đến mức có thể đánh trúng một "cửa sổ bất kỳ của sở chỉ huy quân đội Triều Tiên".
Dàn phóng tên lửa của Triều Tiên trong cuộc tập trận
Một số nhà bình luận báo chí tại Hàn Quốc gần đây đã lên tiếng, yêu cầu nước này lựa chọn giải pháp dùng vũ khí hạt nhân, họ cho rằng Hàn Quốc có đủ khả năng về công nghệ và kinh tế để phát triển vũ khí hạt nhân trong thời gian ngắn. Đa số ý kiến công luận cũng đồng tình với lựa chọn này.
Một cuộc trưng cầu dân ý do viện chính sách tư nhân Asan Institute của Hàn Quốc tiến hành vào tháng Hai vừa qua cho thấy, có đến 66% người dân Hàn Quốc ủng hộ ý tưởng phát triển một chương trình vũ khí hạt nhân, để phòng ngừa nguy cơ tấn công của Triều Tiên. Cuộc trưng cầu cho thấy có chưa đến một nửa người dân Hàn Quốc trong năm 2012 tin rằng Mỹ sẽ giúp Hàn Quốc có một "chiếc ô hạt nhân" trong trường hợp xảy ra tấn công hạt nhân từ phía Triều Tiên, giảm 7% so với năm 2011.
Theo ý tưởng về chiếc ô hạt nhân này thì Mỹ sẽ giúp Hàn Quốc các biện pháp phòng ngự đảm bảo vô hiệu hóa mọi cuộc tấn công hạt nhân.
Gần đây, Hàn Quốc đã không được chú ý nhiều nếu không có sự phản ứng trước những khiêu khích và đe dọa từ phía Triều Tiên. Thái độ của họ đã thay đổi sau cuộc tấn công năm 2010 vào một tàu chiến làm chết hơn 40 thủy thủ. Triều Tiên đã nhận trách nhiệm về cuộc tấn công này. Cùng năm đó, sự căng thẳng đã tăng lên rất nhiều sau vụ đấu pháo trực diện trên đảo Yeopyeong vào các mục tiêu quân, dân sự làm 4 lính Hàn Quốc thiệt mạng và 19 binh sĩ khác bị thương.
Tuy nhiên không phải tất cả người dân Hàn Quốc đều ủng hộ ý tưởng phát triển vũ khí hạt nhân của nước này. "Nếu Hàn Quốc sản xuất vũ khí hạt nhân thì cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân trong khu vực sẽ sớm không còn ý nghĩa", Han Yong-sup, giáo sư tại Đại Học Quốc phòng Quốc gia Hàn Quốc nói. "Nhật Bản và Đài Loan (TQ) sẽ nối gót. Rồi sau đó hậu quả sẽ là hiệu ứng domino hạt nhân của nhiều nước tiếp theo. Để làm dịu bớt những lo lắng trong người dân Hàn Quốc, "Washington cần đưa ra tuyên bố chính thức để người dân tin tưởng hơn vào khả năng ngăn chặn một cuộc chiến tranh hạt nhân như họ nói," Han nói.
Mỹ điều B-52 sang Hàn Quốc diễn tập để trấn an đồng minh
Các chuyên gia nói rằng Trung Quốc, cũng là một đối tác kinh tế lớn của Hàn Quốc, sẽ không đồng tình với ý tưởng Hàn Quốc sở hữu vũ khí hạt nhân, bởi "nó sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ Trung - Mỹ", Yang Zhaohui, giáo sư quan hệ quốc tế Đại học Bắc Kinh nói.
Nhưng cho đến nay, Trung Quốc vẫn không cảm thấy hài lòng với những tham vọng hạt nhân của ông Kim, mặc dù nước này là đồng minh thân cận và là nước hỗ trợ kinh tế nhiều nhất cho Triều Tiên. Gần đây Trung Quốc đã ký thống nhất các biện pháp trừng phạt mạnh tay hơn của Liên Hợp Quốc, đối với Triều Tiên vì các chương trình hạt nhân của nước này. "Trung Quốc đang cảm thấy mất kiên nhẫn với Triều Tiên. Chính phủ Trung Quốc có vẻ như không còn kiểm soát ý kiến công luận về vấn đề Triều Tiên thêm nữa", Yang nói.
Gần đây, những chỉ trích đối với Triều Tiên đã trở nên gay gắt trên trang mạng Sina Weibo của Trung Quốc. Ông Kim Jong Un thậm chí còn được đặt nickname trở thành chủ đề châm biếm phổ biến trong cộng đồng mạng Trung Quốc.
Một bài viết trên tờ Thời báo Hoàn cầu hồi tháng 1-2013 đã cảnh báo Triều Tiên nếu còn tiếp tục thử nghiệm hạt nhân nữa, thì Trung Quốc không ngần ngại cắt giảm hỗ trợ. "Thái độ của Trung Quốc đối với Triều Tiên dường như đang thay đổi, nhưng Trung Quốc muốn duy trì hòa bình và quan hệ tốt đẹp với cả Hàn Quốc và Triều Tiên", Yan nói.
Cuộc chạy đua vũ trang giữa Triều Tiên và Hàn Quốc đang ngày càng nóng hơn bao giờ hết.
Theo ANTD
Lao động thất nghiệp sau thi tuyển tiếng Hàn Một năm sau kỳ thi tuyển tiếng Hàn, gần 12.000 lao động đã qua kỳ thi tuyển đang hằng ngày trông chờ các nhà tuyển dụng phía bạn. Điều đáng nói, hiện nay phía Hàn Quốc đưa ra lý do tạm dừng nhận lao động Việt Nam, song tháng 12/2011 phía bạn vẫn tổ chức thi tuyển. Và để trúng tuyển, hàng chục...