Hàn Quốc sẽ mở lại thị trường lao động cho Việt Nam từ 2017
Chính phủ Hàn Quốc ngày 15.5 thông báo sẽ mở lại thị trường đối với lao động Việt Nam bắt đầu vào năm 2017, theo hãng thông tấn Yonhap.
Lao động Việt Nam được kiểm tra sức khỏe trước khi sang Hàn QuốcTTXVN
Vào năm 2012, Seoul đã ngừng cho phép công dân Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc sau khi một số lượng lớn người Việt không chịu về nước dù thị thực làm việc đã hết hạn.
Hàn Quốc vận hành một hệ thống cấp phép theo đó các công ty có thể xin chính phủ cho tuyển dụng lao động nước ngoài. Nhà chức trách có quyền cho phép hoặc bác bỏ đề nghị trên dựa theo tính chất hợp lệ của nhu cầu cũng như các vấn đề khác liên quan đến thị trường lao động địa phương.
“Một bản ghi nhớ về việc tiếp nhận trở lại lao động nhập cư từ Việt Nam sẽ được ký trong các cuộc thảo luận giữa Bộ trưởng Lao động Lee Ki-kweon và người đồng cấp Việt Nam Đào Ngọc Dung tại Hà Nội”, Bộ Lao động Hàn Quốc cho biết. Ông Lee sẽ đến Việt Nam vào ngày 17.5.
Video đang HOT
Động thái trên xảy ra sau khi các doanh nghiệp Hàn Quốc liên tục kêu gọi dỡ bỏ lệnh cấm lao động Việt Nam. Các doanh nghiệp xứ kim chi đánh giá cao lao động Việt Nam về khả năng thích nghi các điều kiện lao động địa phương cũng như tiếp thu nhanh chóng những kỹ năng liên quan đến công việc, khiến họ trở thành nguồn nhân lực có giá trị cao.
Liên quan đến quyết định trên, Bộ Lao động Hàn Quốc cho biết đã đi đến việc dỡ bỏ lệnh cấm sau khi Việt Nam phác thảo một lộ trình từ năm 2016-2018 nhằm kiểm soát tốt hơn những công dân ở lại nước ngoài bất hợp pháp.
Ngoài vấn đề lao động nhập cư, các bộ trưởng Hàn Quốc và Việt Nam sẽ đề cập những vấn đề như an toàn công nghiệp ở Việt Nam, hệ thống thông tin lao động và luật lao động.
Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Bộ trưởng Lee cũng sẽ hội kiến Phó thủ tướng Vũ Đức Đam.
Khoảng 3.300 công ty Hàn Quốc đã thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, và có khoảng 10.000 nhân viên Hàn Quốc làm việc cho các doanh nghiệp này.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Thái Lan muốn giảm phí thị thực cho lao động Việt Nam
Tuần tới, Bộ Lao động Thái Lan sẽ trình chính phủ phê duyệt việc giảm phí thị thực đối với lao động Việt Nam trong bối cảnh nước này đang thiếu hụt lao động.
Lao động nhập cư tại Thái Lan - Ảnh: AFP
Tờ Bangkok Post ngày 7.11 đưa tin, bà ML Boondarik Smithi, một quan chức của Bộ Lao động Thái Lan cho biết đề nghị trên sẽ được trình tại cuộc họp chính phủ vào ngày 10.11 tới, mức phí thị thực đối với lao động Việt Nam sẽ giảm từ 2.000 baht xuống còn 500 baht.
Phát biểu sau cuộc họp của Ủy ban Chính sách về lao động nhập cư và nạn buôn người, bà ML Boondarik nói rằng mức phí mới sẽ ngang bằng mức dành cho lao động từ Myanmar, Lào và Campuchia được làm việc tại Thái Lan theo các biên bản ghi nhớ, nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động ở nước này.
Theo nghị quyết của chính phủ Thái Lan ngày 10.2, những người Việt Nam làm công bất hợp pháp tại các công trường xây dựng, trong ngành ngư nghiệp, phụ giúp việc nhà và nhân viên phục vụ bàn trước khi có nghị quyết trên sẽ được phép tiếp tục làm việc với thị thực 1 năm tạm thời có hiệu lực ở tất cả các địa phương của Thái Lan , dù họ sẽ phải xin giấy phép làm việc.
Theo bà ML Boondarik, tại Thái Lan hiện có hơn 3.000 lao động Việt Nam làm việc bất hợp pháp.
Những người nhập cảnh bất hợp pháp vào Thái Lan sau khi có nghị quyết trên sẽ phải rời khỏi nước này. Hiện tại, chỉ những lao động đủ tư cách theo quy định trong biên bản ghi nhớ về hợp tác lao động giữa Thái Lan và Việt Nam mới được phép vào Thái Lan làm việc.
Tuy nhiên, mức phí mới sẽ không cho phép lao động Việt Nam làm công việc phục vụ bàn tại các nhà hàng.
Một nguồn tin của Bộ Lao động Thái Lan cho hay, lao động Việt Nam muốn xin giấy phép làm việc phải trải qua một cuộc kiểm tra y tế và mua bảo hiểm y tế của Bộ Y tế Thái Lan trong thời gian được ấn định tại giấy phép làm việc. Quy định này cũng được áp dụng với các lao động Myanmar, Lào và Campuchia.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Hé lộ nguồn thu hàng trăm triệu USD của Triều Tiên mỗi năm Trang mạng The Chosun mới đây đã dẫn số liệu ước tính của Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết mỗi năm Triều Tiên thu về từ 200 triệu-300 triệu USD từ số người lao động của nước này ở nước ngoài. Theo bộ này, Triều Tiên có khoảng 50.000-60.000 công nhân hiện đang làm việc ở nước ngoài. Còn theo Trung tâm...