Hàn Quốc sẽ loại bỏ câu hỏi ’sát thủ’ khỏi đề thi đại học
Bộ Giáo dục Hàn Quốc ngày 20/6 thông báo sẽ bỏ câu hỏi khó nhất được ví như “sát thủ” khỏi đề thi tuyển sinh đại học ở nước này.
Mỗi năm, có khoảng nửa triệu học sinh ở Hàn Quốc tham dự kỳ thi kéo dài 9 tiếng, hay còn gọi là “ suneung”. Kỳ thi này nổi tiếng cạnh tranh gay gắt với quan niệm cho rằng nó sẽ đóng vai trò quan trọng để quyết định đầu vào trường đại học, nghề nghiệp và thậm chí cả hôn nhân sau này của một người. Do đó, các phụ huynh đã dồn sức cho con em đi học lò luyện thi nhằm giành được tối đa điểm số.
Việc đưa vào đề thi những “câu hỏi sát thủ” – tức là câu hỏi không thể giải được nếu chỉ học đúng chương trình giảng dạy tại các trường công lập – nhằm giúp phân loại những học sinh xuất sắc.
Thế nhưng, nó đã gây ra một cuộc chạy đua học thêm khi phụ huynh và học sinh đổ xô đến các trung tâm luyện thi tư nhân đắt tiền được gọi là “hagwon”.
“Tôi sẽ làm tất cả những gì có thể trong khả năng của mình với tư cách là bộ trưởng giáo dục để loại bỏ các câu hỏi bên ngoài hệ thống giáo dục công để kỳ thi trở nên công bằng”, Bộ trưởng Giáo dục Lee Ju-ho tuyên bố.
Đáng chú ý, những nỗ lực cải cách hệ thống giáo dục trước đây đã thất bại, trong đó có cả đề xuất loại bỏ câu hỏi nằm ngoài chương trình công lập khỏi kỳ thi thử năm 2023.
Video đang HOT
Tầm quan trọng của bài thi này đã được chứng minh thông qua các biện pháp đặc biệt mà giới chức trách triển khai để bảo đảm kỳ thi diễn ra suôn sẻ, bao gồm cả lệnh tạm dừng cất cánh và hạ cánh tại các sân bay trong thời gian làm bài thi nghe môn tiếng Anh.
Nỗi áp lực to lớn đè nặng lên học sinh trong hệ thống giáo dục cạnh tranh khốc liệt của Hàn Quốc được cho là nguyên nhân khiến tỷ lệ trầm cảm và tự tử ở thanh thiếu niên thuộc hàng cao nhất thế giới.
Ông Lee nói rằng các quan chức nên tự kiểm điểm vì trước đó đã không giải quyết vấn đề trên, và trong khi chính phủ khoanh tay đứng nhìn thì doanh thu của các trường luyện thi đang bùng nổ.
Theo thống kê của Hàn Quốc, các hộ gia đình Hàn Quốc đã chi hơn 20 tỷ USD cho giáo dục tư nhân ở cấp bậc tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông vào năm 2022. Con số này tương đương mức chi trung bình là 320 USD/học sinh mỗi tháng.
Hàn Quốc: Rúng động đường dây tẩm chất cấm vào đồ uống cho học sinh, tống tiền phụ huynh
Đầu tiên, nhóm tội phạm bỏ chất cấm vào nước uống và tặng miễn phí cho học sinh bên ngoài các trường luyện thi.
Đồ uống miễn phí được giới thiệu như một loại đồ uống tăng cường trí não để tập trung và ghi nhớ. Anh: Cảnh sát Gangnam
Sau đó, đường dây này tống tiền gia đình của các học sinh trung học - những người không hay biết gì về thành phần của nước uống và vô tình nạp chất cấm vào cơ thể.
Thủ đoạn hành động này vừa bị phơi bày ra ánh sáng tại Hàn Quốc vào tuần trước, khi 7 học sinh uống nước miễn phí có triệu chứng lạm dụng ma túy và cho kết quả dương tính khi xét nghiệm chất cấm.
Tờ Korea Herald đưa tin rằng bốn nghi phạm mặc trang phục như nhân viên bán hàng đã phân phát đồ uống có tẩm ma túy vào ngày 3/4 trên đường phố Daechi-dong - một quận được biết đến là "thánh địa" luyện thi ở Gangnam - nơi có hàng ngàn cơ sở học thêm.
Với lời quảng cáo giúp tăng cường trí nhớ và sức tập trung, các nhà chức trách sau đó đã phát hiện loại đồ uống này bị pha methamphetamine và thuốc lắc.
Korea Herald cho hay một phụ huynh được cho là cũng đã uống loại nước này, trong khi một số người khác chỉ nhấp vài ngụm rồi bỏ đi vì chúng có mùi vị thực sự lạ.
Theo cơ quan điều tra, những người phát đồ uống đã hỏi các học sinh về thông tin liên lạc của phụ huynh. Sau đó, đường dây ma túy này đã liên lạc và tống tiền các cha mẹ khoản tiền 100 triệu won với lời đe dọa báo cáo con cái của họ với cảnh sát về tội sử dụng ma túy.
Bốn nghi phạm phát đồ uống tại quận Daechi-dong khai rằng họ không biết đồ uống này tẩm ma túy, mà họ chỉ là nhân viên bán thời gian tìm công việc làm trên mạng.
Hai người bị tình nghi dàn dựng vụ lừa đảo mang họ Gil và Kim, đã bị giam giữ ngày 7/4 và ra hầu tòa ngày 10/4.
Hai nghi phạm khác ở Trung Quốc gồm một công dân Hàn Quốc họ Lee khoảng 20 tuổi và một công dân Trung Quốc họ Park, khoảng 30 tuổi - đang bị cảnh sát truy tìm.
Đây không phải là lần đầu tiên các học sinh ở khu phố giàu có này trở thành đối tượng của các nhóm tội phạm ma. Theo báo cáo, năm 2022, giữa các bậc phụ huynh đã xuất hiện tin đồn rằng những đối tượng xấu đã phát tờ rơi và kẹo tẩm ma túy cho học sinh gần cổng trường nên đã yêu cầu con cái không nhận đồ ăn hoặc quà tặng từ người lạ.
Theo các diễn đàn trực tuyến, những vụ tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ, nhắm mục tiêu vào các học sinh ở Gangnam với tư cách là "khách mua ma túy trong tương lai".
Hàn Quốc đang phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn để kiểm soát tội phạm liên quan đến ma túy trong giới trẻ, khi ma túy trở nên ngày càng phổ biến. Theo dữ liệu thu được từ Văn phòng Công tố viên Tối cao, số thanh thiếu niên phạm tội ma túy vào năm 2022 là 481, tăng gần gấp 8 lần so với năm 2013.
"Bây giờ không phải là lúc để làm sáng tỏ ai đã sử dụng ma túy, mà là vạch ra một kế hoạch chi tiết dài hạn về cách ngăn chặn dòng ma túy tràn vào đất nước, vì chính phủ đang nỗ lực ngăn chặn nạn buôn bán ma túy", ông Jeon Kyoung-soo, người đứng đầu Viện Tội phạm Ma túy Hàn Quốc, nói với The Korea Herald.
"Vì một số học sinh đã uống nước tẩm chất cấm, chúng tôi phải ngăn chặn các em này trở thành những người sử dụng ma túy trong tương lai thông qua các chương trình giáo dục phù hợp. Đây là cách chúng ta phải chiến đấu chống lại cuộc khủng hoảng ma túy đang gia tăng", quan chức trên nhấn mạnh.
Hàn Quốc xem xét tiếp tục hạ cấp dịch COVID-19 Ngày 3/3, Ủy ban phòng chống tai nạn và quản lý an toàn trung ương Hàn Quốc cho biết cơ quan hữu quan sẽ bắt đầu thảo luận về việc hạ mức cảnh báo nguy cơ dịch COVID-19, điều chỉnh cấp độ bệnh truyền nhiễm đối với dịch bệnh này, dỡ bỏ quy định bắt buộc cách ly 7 ngày khi mắc COVID-19...