Hàn Quốc sẽ bán tiêm kích FA-50 cho Philippines
Hàn Quốc sẽ sớm xuất khẩu máy bay chiến đấu do nước này sản xuất cho Philippines sau khi lãnh đạo hai nước đã đồng ý tăng cường hợp tác về mặt quốc phòng.
Một chiếc FA-50 do Hàn Quốc sản xuất – Ảnh: KAI
Theo tờ Philippine Daily Inquirer ngày 19.10, Tổng thống Benigno Aquino III của Philippines cho biết nước này đã gần hoàn tất một thỏa thuận với Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Hàn Quốc (KAI) để mua phi đội tiêm kích FA-50 trị giá 18,9 tỉ peso (khoảng 439 triệu USD).
Đây là một động thái cho thấy Manila đang củng cố sức mạnh trên không và bảo vệ lãnh thổ của mình trong các tranh chấp tại biển Đông.
Tổng thống Aquino cho biết đã thảo luận việc mua sắm 12 chiếc FA-50 của Tập đoàn KAI khi gặp người đồng cấp Hàn Quốc Park Geun-hye tại Seoul.
Trang web KAI mô tả FA-50 có khả năng chở 4,5 tấn vũ khí, chẳng hạn như tên lửa không đối không, không đối đất, súng máy và máy bay ném bom dẫn đường chính xác…
Video đang HOT
Máy bay này cũng được trang bị một hệ thống nhìn xuyên đêm.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin nhấn mạnh hai bên sẽ ký hợp đồng mua bán số máy bay trên trong năm nay.
Theo TNO
Tổng thống Philippines đổ lỗi cho người tiền nhiệm
Tổng thống Benigno Aquino III hôm 15.10 đổ lỗi cho người tiền nhiệm Gloria Macapagal-Arroyo đã khiến niềm tin của dân chúng vào ông bị giảm sút.
Tổng thống Aquino cho rằng chính người tiền nhiệm Gloria Macapagal-Arroyo (trái) khiến ông bị giảm sút tín nhiệm trong công chúng - Ảnh: AFP, DPA
Báo Philippine Daily Inquirer ngày 16.10 trích lời ông Aquino nói: "Dĩ nhiên, nếu bạn ở vị trí của tôi, bạn sẽ phải hỏi điều gì được phát hiện trong giai đoạn 2007-2009? Ai là người làm chủ Phủ Malacanang khi đó? Rõ ràng, không phải chúng tôi".
Mặc dù không nói thẳng tên, nhưng ai cũng biết ngồi trong Phủ Malacanang khi đó là bà Gloria Macapagal-Arroyo.
Philippine Daily Inquirer cho biết ông Aquino nói như vậy trong cuộc phỏng vấn bất ngờ ở trại Aguinaldo, Tổng hành dinh của quân đội Philippines, ở quận Quezon phía đông bắc thủ đô Manila, sau khi một khảo sát cho hay chỉ số tín nhiệm của công chúng đối với ông giảm sút mạnh trong 3 tháng qua vì vụ bê bối ăn chặn công quỹ.
Vụ ăn chặn Quỹ hỗ trợ ưu tiên phát triển (PDAF) dành cho các nghị sĩ thực hiện các dự án địa phương diễn ra trong gần 10 năm dưới sự sắp đặt của nữ doanh nhân Janet Lim-Napoles bị báo Philippine Daily Inquirer phanh phui hồi tháng 7 vừa rồi, gây ra đợt biểu tình khắp toàn quốc, đe dọa niềm tin của công chúng vào quyết tâm chống tham nhũng của chính quyền Aquino.
Khảo sát với 1.200 người trên toàn quốc trong các ngày 20-23.9 của Trạm quan trắc Thời tiết xã hội (SWS) - tổ chức chuyên đánh giá thái độ của người dân đối các cơ quan công quyền ở Philippines - cho biết điểm hài lòng của người dân đối với chính quyền Aquino giảm 15% so với hồi tháng 6, từ mức "rất tốt" xuống "tốt".
Sự giảm sút được ghi nhận ở tất cả các địa phương, trong mọi thành phần kinh tế xã hội và giới tính, SWS cho biết.
Theo Cục Điều tra quốc gia, trong vòng gần 10 năm, đường dây của bà Napoles bòn rút 228 triệu USD từ quỹ PDAF, mà "cao điểm" là trong các năm 2007-2009 dưới thời Tổng thống Arroyo.
"Dường như chúng tôi bị kéo vào vụ bê bối này chỉ bởi vì chúng tôi là một phần của chính quyền", ông Aquino thanh minh.
Tổng thống Aquino cũng ra sức trấn an dân chúng rằng ông đang nỗ lực cải cách và chống tham nhũng: "Hiện tại, mọi người có thể thấy những việc chúng tôi đang làm nhằm ngăn chặn sự tái diễn hành động đáng xấu hổ kéo dài từ năm 2007 đến 2010".
Ông Aquino - nhậm chức năm 2010 với sự tin tưởng và kỳ vọng rất cao của công chúng - cũng nói rằng ông tin: "Công chúng sẽ nhận ra điều này bởi nhân dân ta luôn công bằng trong việc đánh giá".
Trong khi đó, nhiều nghị sĩ khuyến cáo lòng tin của người dân vào ông Aquino sẽ còn giảm sút nếu ông không bãi bỏ ngay PDAF và trừng trị thích đáng những kẻ dính líu trong vụ này.
Thục Minh
Theo TNO
Cháy xưởng may ở Bangladesh, 9 người chết Ít nhất 9 người đã thiệt mạng trong một vụ cháy xưởng may ở gần thủ đô Dhaka của Bangladesh vào tối 8.10, BBC dẫn nguồn từ giới chức nước này. Lính cứu hỏa tại xưởng may bị cháy ở Dhaka hồi tháng 11.2012 - Ảnh: AFP Các phương tiện truyền thông địa phương đưa tin khoảng 50 người đã bị thương trong...