Hàn Quốc sắp đưa 80 khối đá ngăn Trung Quốc đánh cá trái phép
Hàn Quốc quyết định đưa các khối đá nhân tạo đến gần biên giới với Triều Tiên trên biển Hoàng Hải nhằm ngăn chặn các tàu cá của Trung Quốc.
Hàn Quốc từng điều tàu hải quân đến vây bắt các tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép. Ảnh: AFP
Theo kế hoạch đã được nội các thông qua, mỗi khối đá nặng 30 tấn, sẽ được đặt gần Đường giới hạn phía bắc (NLL), Yonhap hôm qua dẫn tin từ Bộ Tài chính Hàn Quốc cho biết.
Tổng vốn đầu tư cho công trình này là 8 tỷ won, tương đương 7 triệu USD. Ban đầu, chính phủ sẽ đưa ra 16 khối đá. Ngư dân Hàn Quốc và các cơ quan liên quan, bao gồm cả Bộ Quốc phòng, sẽ thảo luận về các khu vực cụ thể. Việc làm này nhằm ngăn các hoạt động đánh bắt của ngư dân Trung Quốc gần biên giới trên biển đầy căng thẳng giữa Hàn Quốc và Triều Tiên.
Video đang HOT
Các ngư dân Trung Quốc được cho là lợi dụng căng thẳng liên Triều, khi lực lượng tuần duyên Hàn Quốc không kiên quyết ngăn chặn tàu Trung Quốc gần NLL vì có thể gây ra đụng độ bất ngờ với Triều Tiên.
Lượng cua các ngư dân Hàn Quốc đánh bắt vào mùa cao điểm năm nay giảm khoảng 70% so với năm trước, số liệu của chính phủ cho biết. Các ngư dân địa phương trong tháng 6 đã bắt hai tàu Trung Quốc đánh bắt cua ở phía nam NLL và giao cho chính quyền Hàn Quốc.
Khánh Lynh
Theo VNE
Trung Quốc bị tố lợi dụng tàu cá để yêu sách chủ quyền ở Biển Đông
Chuẩn đô đốc Indonesia tuyên bố việc Trung Quốc cho tàu cá đánh bắt ở vùng biển nước khác là cách để củng cố yêu sách chủ quyền phi lý trên Biển Đông.
Tàu cá Trung Quốc (bên phải) bị hải quân Indonesia bắn cảnh cáo và bắt giữ vì xâm nhập và đánh cá trái phép. Ảnh: Straits Times.
Chuẩn đô đốc A. Taufiq R., tư lệnh Hạm đội Tây Indonesia, cho rằng việc tàu cá Trung Quốc xâm nhập vùng biển nước này ở gần quần đảo Natuna chỉ là cái cớ, mục đích chính là thực hiện yêu sách chủ quyền phi lý ở Biển Đông, theo Straits Times.
"Khi bạn tuyên bố chủ quyền ở đâu, thì bạn phải hiện diện tại đó. Trung Quốc dùng tàu cá để làm điều này", tuyên bố của ông Taufiq ám chỉ "đường lưỡi bò" do Trung Quốc tự vẽ ra, bao phủ phần lớn diện tích Biển Đông.
Căng thẳng giữa Jakarta và Bắc Kinh lên cao sau khi hải quân Indonesia nổ súng cảnh cáo và bắt giữ tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép ở ngoài khơi quần đảo Natuna hôm 17/6. Indonesia cho biết đã bắn cảnh cáo 12 tàu cá Trung Quốc, nhưng chỉ bắt duy nhất tàu Yueyandong Yu 19038 vì lúc đó tàu này đang thả lưới đánh cá. Ông Taufiq cũng phủ nhận cáo buộc của Bắc Kinh nói hải quân Indonesia bắn bị thương một ngư dân Trung Quốc. "Bảy ngư dân trên tàu đều khỏe mạnh, không ai bị xây xát gì. Họ bị bắn cảnh cáo vì đã bỏ chạy".
Yueyandong Yu là tàu cá thứ ba của Trung Quốc bị Indonesia bắt vì đánh cá trái phép từ tháng 3. Bộ trưởng Các vấn đề Hàng hải và Ngư nghiệp Indonesia Susi Pudjiastuti cho biết hai nước không có bất kỳ thỏa thuận hàng hải nào về hợp tác trong một lãnh thổ đặc biệt và vì thế các tàu cá Trung Quốc sẽ được đối xử như bất kỳ tàu cá nào đánh bắt trái phép trong vùng biển Indonesia.
"Xin nhắc lại tôi không quan tâm đó là nước nào hay đó là tàu gì, chủ tàu là ai. Nếu các bạn đánh bắt trộm cá của chúng tôi, có nghĩa là các bạn đã ăn trộm, và tôi muốn khẳng định rằng chúng tôi, với lực lượng chuyên trách của mình, không bỏ qua điều này. Chúng tôi sẽ không cân nhắc quan hệ giữa hai nước trong việc này. Những gì chúng tôi thấy là hành vi vi phạm nghiêm trọng", bà nói.
Văn Việt
Theo VNE
Indonesia bác giải thích của Trung Quốc sau vụ bắn tàu cá Indonesia bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc về một "ngư trường truyền thống" gần quần đảo Natuna, nơi tàu hai nước vừa có vụ chạm mặt căng thẳng. Một tàu đánh cá trái phép bị Indonesia đánh chìm. Ảnh: AFP Căng thẳng giữa Jakarta và Bắc Kinh lên cao sau khi hải quân Indonesia nã súng cảnh cáo vào các tàu cá...