Hàn Quốc sắp bỏ phiếu để luận tội Tổng thống Park Geun-hye
Giới lập pháp Hàn Quốc hôm 24/11 cho hay, trong tuần tới, họ sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu để thông qua việc luận tội Tổng thống Park Geun-hye, người đang bị dính vào vụ bê bối chấn động liên quan tới việc để lộ thông tin mật quốc gia cho người bạn thân.
Người dân Seoul biểu tình kêu gọi bà Park Geun-hye từ chức. (Nguồn: AP).
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều các chính trị gia trong đảng cầm quyền của bà Park ủng hộ chiến dịch mà phe đối lập dẫn đầu nhằm kêu gọi Tổng thống từ chức do có liên quan tới vụ bê bối của người bạn thân của bà, Choi Soon-sil – người đã lợi dụng mối quan hệ thân thiết với bà Park để thu lợi ích cá nhân và tầm ảnh hưởng.
“Chúng tôi sẽ tổ chức bỏ phiếu về việc luận tội sớm nhất trong ngày 2/12 tới, và chậm nhất là ngày 9/12″ – ông Woo Sang-ho, lãnh đạo đảng đối lập Dân chủ ở Hàn Quốc, nói với tờ Yonhap.
Một nhà lập pháp kỳ cựu của đảng cầm quyền Saenuri cũng thừa nhận rằng việc luận tội sẽ được đem ra bỏ phiếu trước Quốc hội vào ngày 9/12 tới.
Trước đó, các đảng đối lập ở Hàn Quốc vẫn do dự trong việc thúc đẩy quá trình luận tội Tổng thống, vốn cần phải có 2/3 số thành viên Quốc hội ủng hộ mới được thông qua, dù họ đang nắm giữ đại đa số trong tổng số 300 ghế Quốc hội nước này. Tuy nhiên, các đảng này đã được thúc đẩy khi cựu lãnh đạo đảng cầm quyền Kim Moo-sung lên tiếng hôm 23/11, nói rằng bà Park cần phải bị luận tội vì đã vi phạm Hiến pháp.
Hiện có hơn 30 nhà lập pháp thuộc đảng cầm quyền của bà Park đã ủng hộ việc luận tội bà. Nếu cuộc bỏ phiếu này thành công, thì đây sẽ là lần đầu tiên trong 12 năm qua Quốc hội Hàn Quốc khởi động quá trình luận tội một vị Tổng thống đang đương chức.
Tổng thống Park Geun-hye từng nhiều lần đưa ra lời xin lỗi trước công chúng và cam kết sẽ hợp tác với các công tố viên trong vụ điều tra liên quan tới bà, cũng như ủng hộ việc thành lập một cuộc điều tra đặc biệt với sự kiểm soát của một công tố viên độc lập được Quốc hội chỉ định.
Đồng phạm
Video đang HOT
Trước đó, giới công tố Hàn Quốc đã đưa ra kết luận điều tra sơ bộ, trong đó nói rằng bà Park đã thông đồng với bà Choi.
Họ nói rằng bà Park có khả năng sẽ bị coi là một nghi phạm trong vụ điều tra này, đồng thời thúc đẩy việc thẩm vấn bà trực tiếp – một động thái có thể khiến bà trở thành vị Tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Hàn Quốc bị giới công tố thẩm vấn.
Trong khi đó, luật sư của bà Park đã bác bỏ các luận điểm trên của giới công tố, gọi các chứng cứ trên là “giả tạo và phỏng đoán”, tuyên bố rằng bà Park sẽ không bao giờ tham gia vào bất kỳ cuộc thẩm vấn nào của giới công tố viên.
Ngay cả khi cuộc bỏ phiếu về luận tội Tổng thống có nhận được 2/3 sự ủng hộ tại Quốc hội, vẫn không có gì đảm bảo rằng Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc sẽ phê chuẩn nghị quyết trên, thậm chí ngay cả khi mà vụ bê bối chính trị này tiếp tục ảnh hưởng sâu rộng tới quốc gia này.
Giới công tố Hàn Quốc hôm 24/11 cũng tổ chức một số cuộc khám xét đối với Bộ Tài chính và các trụ sở của 2 tập đoàn lớn và quyền lực nhất ở nước này.
Hai tập đoàn SK và Lotte đã bị cáo buộc đã đóng góp các khoản tiền quyên góp khổng lồ đối với hai tổ chức phi lợi nhuận mà bà Choi thành lập, để đổi lấy các giấy phép miễn thuế của nhà nước. Vụ khám xét diễn ra chỉ một ngày sau khi các công tố viên tới kiểm tra các trụ sở làm việc của Tập đoàn Samsung liên quan tới các các cáo buộc họ đã đưa tiền hối lộ cho bà Choi để được nhà nước phê chuẩn một vụ sáp nhập gây tranh cãi ở Hàn Quốc hồi năm ngoái.
Bà Park hiện đang đối mặt với nhiều cáo buộc cho rằng chính phủ của bà đã đưa ra các chính sách có lợi cho các tập đoàn lớn từng đóng góp tiền cho các tổ chức của bà Choi.
Một số lãnh đạo của các công ty hàng đầu Hàn Quốc, trong đó gồm lãnh đạo của Samsung và Hyundai, đã bị giới công tố thẩm vấn. Điều này đã hé lộ những mối quan hệ đen tối giữa chính phủ nước này và các tập đoàn tài chính trong suốt nhiều thập kỷ qua.
Hiện nay, bà Park cũng đối mặt với làn sóng biểu tình dữ dội của người dân đòi bà từ chức. Hồi đầu tháng, người dân Seoul đã tổ chức một cuộc biểu tình phản đối chính phủ của bà Park, được xem là lớn nhất từ trước đến nay.
Theo Linh Chi
Đại đoàn kết
Đảng đối lập Hàn Quốc đòi lập chính phủ lâm thời
Khủng hoảng chính trị ở Hàn Quốc ngày càng có dấu hiệu trở nên trầm trọng hơn sau khi các đảng đối lập ở nước này hôm 9/11 đã bác bỏ đề xuất chia sẻ quyền lực để vượt qua tình trạng hiện nay của Tổng thống Park Geun-hye, đồng thời kêu gọi thành lập một chính phủ lâm thời.
Tổng thống Park Geun-hye trong bài phát biểu xin lỗi người dân Hàn Quốc tại Nhà Xanh hôm 4/11. (Nguồn: AFP).
Trước đó, trong một động thái nhằm nhượng bộ các đảng đối lập trong ngày 8/11, Tổng thống Park đã phải chấp nhận rút lại đề xuất vị trí Thủ tướng trong Nội các của bà và chấp nhận để cho Quốc hội - nơi phe đối lập đang giành quyền kiểm soát - chỉ định một vị Thủ tướng mới.
Tuy nhiên, các đảng đối lập nói rằng đề xuất mà bà Park đưa ra quá "mập mờ", thúc giục bà phải đảm bảo rằng vị Thủ tướng mới cần phải được trao quyền quyết định hoàn toàn trong việc lựa chọn ra các vị Bộ trưởng trong Nội các, hay xử lý các vấn đề nội bộ của nhà nước và hoạt động mà không chịu sự can thiệp nào.
"Đề xuất này thậm chí còn không xứng đáng để được cân nhắc" - 3 đảng phái đối lập ở Hàn Quốc nói trong một thông cáo báo chí chung đưa ra hôm 9/11.
Bà Park hiện đang chịu sức ép phải từ chức ghê gớm từ cộng đồng người dân trong nước sau khi vụ bê bối liên quan tới người bạn thân của bà, Choi-Soon-sil, bị phơi bày trước ánh sáng. Bà Choi được cho là đã lợi dụng mối quan hệ với bà Park để thu lợi bất chính cho bản thân và nhúng tay vào các vấn đề nhà nước trong khi không có vị trí chính thức trong chính phủ.
Các cáo buộc mà giới công tố viên Hàn Quốc mới đây đưa ra còn cho rằng bà Choi đã lợi dụng quan hệ với người quyền lực nhất đất nước để đe dọa các thể chế tài chính lớn như tập đoàn Samsung, để họ chi các khoản quyên góp khổng lồ cho 2 quỹ phi lợi nhuận mà chính tay bà thành lập nên, sau đó bỏ túi một phần trong số tiền này.
Ngoài ra, một cáo buộc khác cho rằng bà Choi cũng can thiệp vào các công việc nội bộ của nhà nước, trong đó gồm việc đề cử các vị trí quan chức cấp cao, thông qua tầm ảnh hưởng đối với bà Park.
Hàng loạt các báo cáo có nội dụng ghê gớm liên quan tới ảnh hưởng không lành mạnh mà bà Choi reo rắc đối với bà Park, cùng nhiều lời đồn thổi cho rằng bà Park bị bà Choi điều khiển như con rối do tham gia một giáo phái bí ẩn, đã khiến cho tỷ lệ ủng hộ bà Park giảm xuống mức thấp kỷ lục trong những ngày qua và dấy lên làn sóng biểu tình rầm rộ trên đường phố đòi bà từ chức.
Trong một động thái nhằm phục hồi lòng tin của công chúng, bà Park hồi tuần trước đã sa thải hàng loạt các cố vấn và các thành viên kỳ cựu trong nội các của mình, và sau đó đề cử một ứng viên dân chủ đối lập giữ chức vụ Thủ tướng, thay vì lựa chọn một thành viên trong đảng bảo thủ Saenuri của bà.
Tuy nhiên, các đảng đối lập đã tuyên bố sẽ ngăn chặn đề xuất của bà ngay từ trứng nước bởi họ không hề được tham vấn về điều này trước đó.
Park Jie Won, Chủ tịch của đảng đối lập lớn thứ hai ở Hàn Quốc, đảng Vì Nhân dân, nói rằng Tổng thống Park đang cố gắng áp dụng chiến thuật chia để trị, gieo các mầm mống chia rẽ cho các đối thủ của bà và để cho họ tự đấu đá lẫn nhau để tranh giành vị trí tân Thủ tướng của Hàn Quốc.
"Chúng tôi đã từng rơi vào cái bẫy của Tổng thống rồi" - ông Park nói trước báo giới hôm 9/11 - "Đây cũng chỉ là một chiến thuật câu giờ mà thôi".
Trong khi đó, phía Nhà Xanh khẳng định rằng Tổng thống Park Geun-hye hoàn toàn thành thật khi đưa ra đề xuất chia sẻ quyền lực với các đảng đối lập, đồng thời kêu gọi tổ chức một cuộc họp với sự tham gia của những người đứng đầu của cả đảng cầm quyền và các đảng đối lập để thảo luận chi tiết về việc này.
Diễn biến mới nhất của vụ bê bối chấn động Hàn Quốc trong nhiều tuần qua là các công tố viên đang điều tra cáo buộc rằng Samsung có thể đã cung cấp 3,1 triệu USD cho một công ty đồng sở hữu của bà Choi và con gái, để tài trợ khóa đào tạo cưỡi ngựa của cô con gái đang sinh sống ở Đức.
Các công tố viên Hàn Quốc đã tới trụ sở của Công ty Samsung Electronics hôm 8/11 để tìm kiếm các bằng chứng liên quan tới việc tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc này đã trao các quà tặng trái pháp luật cho bà Choi Soon-sil, trong vụ bê bối liên quan tới việc bà Choi lợi dụng mối quan hệ với tổng thống Hàn Quốc để ép các công ty ủng hộ cho 2 quỹ phi lợi nhuận do bà lập ra.
Người phát ngôn của Samsung đã từ chối bình luận về vấn đề này.
Trước đó, tờ Yonhap News đưa tin từ một nguồn giấu tên cho hay, một số nhân viên Samsung Electronics đã bị bắt và công ty này bị nghi ngờ đã chuyển số tiền 3,5 tỷ won (3 triệu USD) cho một công ty thuộc sở hữu của bà Choi Soon-sil. Số tiền này sau đó được dùng để đưa con gái của bà Choi tới Đức.
Theo Linh Chi
Đại đoàn kết
Vì sao người dân xứ sở Kim chi nổi giận? Bất chấp việc Tổng thống Park Geun Hye đã nhìn nhận sai lầm, cải tổ nội các, thậm chí đồng ý trả lời thẩm vấn của tư pháp liên quan tới vụ bê bối mang tên "Choigate", nhưng người dân Hàn Quốc nói chung, các đảng phái đối lập và ngay cả trong nội bộ đảng Saenuri nói riêng vẫn không tỏ dấu...