Hàn Quốc sẵn sàng bàn chuyện dỡ bỏ trừng phạt với Triều Tiên
Hàn Quốc sẵn sàng thảo luận về yêu cầu của Triều Tiên liên quan đến việc chấm dứt trừng phạt nhằm vào Triều Tiên do vụ chìm tàu hải quân Hàn Quốc hồi năm 2010, theo Reuters ngày 26.8.
Tàu Cheonan của Hải quân Hàn Quốc bị chìm hồi tháng 3.2010 – Ảnh: AFP
Ngày 26.8, chỉ một ngày sau khi Triều Tiên và Hàn Quốc kết thúc đàm phán tại Bàn Môn Điếm và đạt được thỏa thuận nhằm hạ nhiệt căng thẳng giữa hai miền, Hàn Quốc đã lên tiếng mở đường cho việc giải quyết một số vấn đề căng thẳng khác trước đó của hai bên thông qua đối thoại.
Điều này phù hợp với điểm đầu tiên trong 6 điểm thỏa thuận vừa đạt được, theo đó hai bên sẽ tiến hành một cuộc đối thoại liên chính phủ tại Seoul hoặc Bình Nhưỡng trong thời gian sớm nhất nhằm cải thiện quan hệ liên Triều, cũng như tiếp tục đối thoại và đàm phán về các vấn đề khác trong tương lai.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 26.8, người phát ngôn Bộ Thống nhất Hàn Quốc Jeong Joon-hee cho biết: “Khi các cuộc đàm phán diễn ra, chúng tôi cho rằng vấn đề ngày 24.5 sẽ được phía Triều Tiên nhắc lại và tôi nghĩ vấn đề đó có thể được giải quyết thông qua đối thoại”.
Vấn đề mà ông Jeong Joon-hee đề cập ở trên là việc vào ngày 24.5.2010, Hàn Quốc đã đưa ra các biện pháp trừng phạt nhằm vào Triều Tiên trong các lĩnh vực du lịch, thương mại và viện trợ, sau khi Seoul cáo buộc Bình Nhưỡng gây ra vụ tấn công bằng ngư lôi làm chìm tàu Cheonan của Hải quân Hàn Quốc khiến 46 người thiệt mạng hồi tháng 3.2010.
Phía Triều Tiên phủ nhận mọi sự liên quan đối với sự kiện chìm tàu hải quân Hàn Quốc, đồng thời yêu cầu Hàn Quốc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt trước khi có bất cứ cuộc đàm phán nào giữa hai bên. Trong khi đó, Hàn Quốc đòi Triều Tiên xin lỗi và coi đó là điều kiện tiên quyết để dỡ bỏ trừng phạt.
Ngọc Mai
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Thỏa thuận lịch sử tháo ngòi căng thẳng Hàn-Triều
Nhiều chuyên gia phân tích đã chỉ ra những điểm tích cực trong thỏa thuận lịch sử 6 điểm nhằm tháo ngòi căng thẳng Hàn-Triều.
Nhiều chuyên gia phân tích đã chỉ ra những điểm tích cực trong thỏa thuận lịch sử 6 điểm nhằm tháo ngòi căng thẳng Hàn-Triều.
Sau cuộc đàm phán được coi là dài nhất trong quan hệ liên Triều, Hàn Quốc và Triều Tiên đã đi đến một thỏa thuận lịch sử vào sáng sớm 25/8 để hạ nhiệt căng thẳng, vốn có thể bùng phát lên thành một cuộc xung đột vũ trang rộng lớn ở bán đảo Triều Tiên.
Lính Hàn Quốc hỏi anh tài xế trước khi vượt qua cầu Thống Nhất dẫn vào DMZ.
Trong cuộc thương thảo gần như diễn ra liên tục ở làng đình chiến Bàn Môn Điếm, phía Triều Tiên lấy làm tiếc về việc hai binh sĩ Hàn Quốc bị thương trong vụ nổ mìn ở Khu phi quân sự (DMZ) xảy ra mấy ngày trước. Đổi lại, Hàn Quốc cũng đồng ý ngừng chiến dịch tuyên truyền bằng loa phóng thanh tại khu vực biên giới, bắt đầu từ 0h00 ngày 25/8.
Tuy nhiên, điều đáng lưu ý đó là trong quá khứ, Triều Tiên và Hàn Quốc àn-Triều chưa giải hòa với nhau lần nào sau các cuộc đàm phán kéo dài bàn về các vấn đề nhạy cảm. Quả thực, cuộc đàm phán kéo dài ba ngày qua (tức cuộc đàm phán tháo ngòi căng thẳng Hàn-Triều ở Bàn Môn Điếm) đã đem lại những tín hiệu tích cực để cải thiện tình hình trên bán đảo Triều Tiên. Cụ thể, vào tháng 9 tới, quan chức hai nước sẽ gặp nhau ở Bình Nhưỡng hoặc Seoul để bàn về đoàn tụ các gia đình ly tán trong Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Hai bên cũng đồng ý rút lực lượng mới được điều động dọc ở khu DMZ trong những ngày gần đây.
Cố vấn An ninh Quốc gia Hàn Quốc Kim Kwan-jin thông báo kết quả cuộc đàm phán vào lúc 2 giờ sáng ngày 25/8 (giờ địa phương) sau khi trở về từ Bàn Môn Điếm.
Lời xin lỗi bất ngờ từ phía Triều Tiên
Nhiều nhà phân tích cho biết, khía cạnh quan trọng nhất trong thỏa thuận lịch sử Hàn-Triều đạt được vào sáng sớm ngày 25/8 chính là việc Bình Nhưỡng lên tiếng xin lỗi về việc hai binh sĩ Hàn Quốc bị thương ở Khu phi quân sự trong thời gian gần đây. Những chuyên gia phân tích nhận thấy, việc Triều Tiên lên tiếng xin lỗi lần này là một hành động hiếm thấy.
Dân Hàn Quốc theo dõi trận đấu pháo ở biên giới Hàn-Triều trong bản tin truyền hình.
Trong khi đó, lực lượng quân đội Hàn Quốc và Mỹ đang tham gia các cuộc diễn tập quân sự cách DMZ chừng 20 dặm theo hướng nam. Phát biểu trước đó cùng ngày 25/8, Tư lệnh Sư đoàn Bộ binh số 2 Mỹ, Thiếu tướng Ted Martin cho biết, Thỏa thuận đình chiến ký kết năm 1953 hiện khá mong manh sau khi quân đội Hàn Quốc và Triều Tiên đấu pháo ở khu vực biên giới hồi tuần trước.
"Đó là một khu vực rất không ổn định. Căng thẳng đang dâng cao. Hy vọng chúng tôi có thể duy trì thỏa thuận đình chiến đó", Thiếu tướng Martin phát biểu.
Triều Tiên triển khai nửa triệu binh sĩ dọc biên giới với Hàn Quốc
Cuộc đấu pháo giữa hai nước đã làm gia tăng căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên. Trong lúc này, Bình Nhưỡng lệnh điều động thêm hàng ngàn binh sĩ tới biên giới dọc DMZ. Theo ước tính, một nửa trong số 1,1 triệu binh sĩ Triều Tiên đồn trú trong phạm vi 50 dặm ở khu biên giới.
Đại diện cấp cao Bình Nhưỡng và Seoul đàm phán ở làng đình chiến Bàn Môn Điếm.
Động thái trên đã buộc cả hai phía Hàn Quốc và Triều Tiên ngồi vào bàn đàm phán, bắt đầu từ hôm 22/8 ở làng đình chiến Bàn Môn Điếm, sau đó kéo dài trong 10 giờ và được nối lại vào trưa 23/8 cho tới tận 1h00 ngày 25/8 (theo giờ địa phương).
Thời gian kéo dài của cuộc đàm phán hạ nhiệt căng thẳng giữa Hàn Quốc và Triều Tiên này đã kéo theo nhiều đồn đoán có cả tích cực và tiêu cực. Ở phương diện tích cực, nhiều chuyên gia cho rằng, cuộc đàm phán đó sẽ giúp hai bên giải quyết nhiều vấn đề, chứ không còn chỉ riêng những bế tắc quân sự lúc bấy giờ.
Các chuyên gia phân tích cảm thấy rằng, đây là cơ hội để cả hai bên trao đổi quan điểm một cách hữu ích. Song, những người bi quan lại cho rằng, có thể hai bên còn nhiều bất hòa nên phải kéo dài thời gian đàm phán. Và việc này cũng đồng nghĩa rằng, một cuộc xung đột vũ trang có thể nổ ra ở bán đảo Triều Tiên.
Ở thời điểm đó, vấn đề bấy giờ chính là mối đe dọa Triều Tiên sẽ bắn phá vào những loa phóng thanh của Hàn Quốc vốn hay phát những bản tin có nội dung chống lại chính quyền Triều Tiên.
Hệ thống loa phát thanh tuyên truyền của Hàn Quốc ở biên giới với Triều Tiên.
Căng thẳng liên Triều bắt đầu nổi lên vào hôm 21/8 sau khi binh sĩ Triều Tiên và Hàn Quốc liên tục nã những quả đạn pháo sang nhau. Sau khi lãnh đạo Kim Jong-un ban bố tình trạng bán chiến tranh và lệnh cho quân đội sẵn sàng chiến đấu, hàng trăm binh lính Triều Tiên đổ dồn về dọc DMZ.
Nhiều năm nay, Bình Nhưỡng thường hay đe dọa sẽ tiến hành các cuộc tấn công, trong đó có cả dọa biến Seoul trở thành thành biển lửa. Tuy nhiên, hành động lần này đã khiến không ít người cảm thấy có chút khó để chấp nhận một sự thật rằng, mọi chuyện giờ có thể đã khác.
Thanh Nga (theo CSM)
Theo_Kiến Thức
Làng Panmunjom - nơi liên Triều xoa dịu căng thẳng Panmunjom, ngôi làng ở giới tuyến phân cách hai miền Triều Tiên, là nơi đóng vai trò cầu nối để quan chức hai nước họp bàn giảm căng thẳng, đồng thời là điểm đến duy nhất trên thế giới du khách phải cam kết tự chịu trách nhiệm nếu bị kẻ địch tấn công. Panmunjom, hay còn có cách gọi là Bàn Môn...