Hàn Quốc rút tàu chiến chống cướp biển khỏi Eo biển Hormuz
Một nguồn tin ngoại giao cho biết Hàn Quốc đã rút đơn vị hải quân chống cướp biển khỏi Eo biển Hormuz. Động thái này được cho là nhằm gửi một tín hiệu thân thiện tới Iran trước các cuộc đàm phán về vụ tàu chở dầu của nước này bị bắt giữ trước đó.
Tàu khu trục Choi Young của Hải quân Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap
Hãng thông tấn Yonhap ngày 18/1 đưa tin Seoul đã rút Cheonghae, đơn vị hải quân chống cướp biển của Hàn Quốc, khỏi Eo biển Hormuz. Động thái này diễn ra trước khi phái đoàn Hàn Quốc, do Thứ trưởng Ngoại giao thứ nhất Choi Jong-kun dẫn đầu, đến Tehran vào ngày 10/1 để đàm phán với các quan chức cấp cao Iran về vụ bắt giữ và các vấn đề khác.
“Để tạo bầu không khí tốt đẹp cho các cuộc đàm phán, Cheonghae mà Iran đã phản ứng một cách nhạy cảm, đã được điều động khỏi Eo biển Hormuz. Đây là quyết định nhằm gửi một tín hiệu thân thiện tới Iran trước cuộc đàm phán”, nguồn tin cho biết.
Tuy nhiên, một quan chức Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã từ chối xác nhận sự việc nói trên.
Video đang HOT
“Chúng tôi không thể xác nhận bất kỳ điều gì về hoạt động của Cheonghae”, một quan chức giấu tên cho biết.
Trước đó, Lực lược Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã bắt giữ tàu chở dầu gắn cờ Hàn Quốc MT Hankuk Chemi vì cáo buộc gây ô nhiễm hàng hải vào hôm 4/1. Theo Iran, con tàu này chở theo 7.200 tấn “hóa chất gốc dầu”, đã xuất phát từ Saudi Arabia di chuyển theo hướng đến Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Tàu bị IRGC chặn lại và nắm quyền kiểm soát vào khoảng 10h00 sáng 4/1 theo giờ địa phương. Theo The Drive, toàn bộ thủy thủ đoàn, tổng cộng 20 người, bao gồm 5 công dân Hàn Quốc và số còn lại là người nước ngoài, đều bị bắt giữ.
Sau vụ bắt giữ, Hàn Quốc đã điều tàu khu trục Choi Young của đơn vị hải quân này đến vùng biển gần Eo biển Hormuz.
Vụ việc diễn ra trong bối cảnh căng thẳng kéo dài giữa Seoul và Tehran liên quan đến việc Hàn Quốc đóng băng các khoản tiền của Iran theo lệnh trừng phạt của Mỹ đối với quốc gia Hồi giáo này.
Hàn Quốc bắt đầu nhập khẩu dầu của Iran từ năm 2010, số tiền mua dầu được thanh toán vào 2 tài khoản của Iran ở Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc (IBK) và Ngân hàng Woori. Tuy nhiên, 2 tài khoản này đã bị Mỹ đóng băng sau khi tái áp đặt trừng phạt.
Mỹ tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran vào năm 2018 sau khi Tổng thống Donald Trump rút nước này khỏi Thỏa thuận hạt nhân quốc tế JCPOA ký năm 2015.
Đây không phải lần đầu tiên Iran bắt giữ một tàu chở dầu treo cờ nước ngoài. Tháng 7/2019, IRGC cũng đã bắt giữ tàu chở dầu Stena Impero treo cờ Anh với cáo buộc vi phạm luật hàng hải. Cùng ngày, Vệ binh Cách mạng Iran bắt giữ nhanh tàu chở dầu Mesdar treo cờ Liberia, thuộc sở hữu của một công ty Anh. Giới chức Tehran tuyên bố họ chỉ chặn con tàu lại để thông báo với thuỷ thủ đoàn về các quy định hàng hải và môi trường.
Hàn Quốc hối thúc Iran sớm trả tự do cho tàu MT Hankuk Chemi cùng thủy thủ đoàn
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 11/1, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết Thứ trưởng Ngoại giao nước này, ông Choi Jong-kun, đã nhắc lại lời kêu gọi Iran thả tàu chở dầu của Hàn Quốc và thủy thủ đoàn, đồng thời đưa ra bằng chứng phản bác tuyên bố của Tehran rằng con tàu này đã gây ô nhiễm biển.
Ông Choi Jong-kun đã đưa ra lời kêu gọi trên trong cuộc hội đàm ngày 10/1 với Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araghchi ở Tehran.
Tàu chở dầu MT Hankuk Chemi của Hàn Quốc bị Iran bắt giữ tại vùng Vịnh, ngày 4/1/2021. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Phát biểu với báo giới, một quan chức Bộ Ngoại giao Hàn Quốc giấu tên nêu rõ: "Trong cuộc hội đàm với Thứ trưởng Araghchi, Thứ trưởng Choi Jong-kun trước tiên đã mạnh mẽ yêu cầu Iran nhanh chóng thả các công dân và con tàu".
Chính phủ Hàn Quốc hiện đang xúc tiến các biện pháp ngoại giao để con tàu cùng 20 thành viên thủy thủ đoàn sớm được trả tự do. Tuy nhiên, phía Iran nhấn mạnh đến "quy trình xét xử", làm dấy lên lo ngại rằng vụ bắt giữ có thể kéo dài.
Theo kế hoạch, Thứ trưởng Choi Jong-kun sẽ đến chào xã giao Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif và gặp gỡ các quan chức cấp cao Iran khác.
Theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, Seoul cũng đã chia sẻ thông tin về tình trạng của hai người Việt Nam trong thủy thủ đoàn với Chính phủ Việt Nam. Các quan chức Seoul đã xác nhận rằng các thủy thủ an toàn và tình trạng sức khỏe tốt.
Trước đó, ngày 4/1, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã bắt giữ tàu MT Hankuk Chemi của Hàn Quốc với cáo buộc gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, đơn vị khai thác tàu MT Hankuk Chemi đã bác bỏ cáo buộc của phía Iran. Tàu này đang trên hải trình từ Saudi Arabia tới Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cùng thủy thủ đoàn gồm 20 người là công dân của nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Hiện con tàu này đang neo đậu tại một cảng ở Bandar Abbas - thành phố ven biển miền Nam Iran. Iran cho biết vụ bắt giữ sẽ được giải quyết theo tiến trình tư pháp của nước này.
Phái đoàn Hàn Quốc tới Iran giải quyết vụ tàu chở dầu bị bắt giữ Ngày 7/1, một phái đoàn Chính phủ Hàn Quốc đã lên đường đến Iran để đàm phán về việc sớm thả tàu chở dầu MT Hankuk Chemi của Hàn Quốc cùng thủy thủ đoàn, vốn bị phía Iran bắt giữ khi đi qua Eo biển Hormuz vào đầu tuần này. Các xuồng cao tốc của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo...