Hàn Quốc rút ngắn thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự
Các đảng đối lập ở Hàn Quốc lo ngại việc cắt giảm thời hạn nghĩa vụ quân sự sẽ làm suy yếu khả năng phòng thủ của đất nước.
Lực lượng quân sự Hàn Quốc tuần tra đảo Yeonpyeong năm 2013. Ảnh: AFP.
Nội các Hàn Quốc hôm nay đã chấp thuận đề xuất rút ngắn thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc đối với nam giới Hàn Quốc, theo Yonhap.
Theo đó, bắt đầu từ tháng 10, thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự của nam giới Hàn Quốc sẽ giảm dần trong vài năm tới, từ 21 tháng xuống 18 tháng đối với lục quân, 23 tháng xuống 20 tháng đối với hải quân và 24 tháng xuống còn 22 tháng đối với không quân.
Đề xuất này là một phần trong các biện pháp cải tổ có tên gọi Cải cách Quốc phòng 2.0 được Bộ Quốc phòng Hàn Quốc công bố hồi tháng 5. Giảm thời gian nghĩa vụ quân sự cũng là một trong những cam kết của Tổng thống Moon Jae-in khi tranh cử.
Video đang HOT
Nếu việc giảm thời gian nghĩa vụ được thực hiện đầy đủ, số binh sĩ Hàn Quốc sẽ giảm xuống còn nửa triệu so với con số 625.000 hiện nay. Các đảng đối lập lên tiếng lo ngại rằng điều này có thể làm suy yếu khả năng phòng thủ của đất nước.
Tại Hàn Quốc, chính phủ có thể cắt giảm thời gian nghĩa vụ quân sự tới 6 tháng mà không sửa đổi luật.
Luật pháp Hàn Quốc quy định nam giới phải đi nghĩa vụ quân sự trước sinh nhật lần thứ 28, ngoại trừ những nhà vô địch Asiad hoặc đoạt huy chương đồng trở lên tại Olympic. Quy định này được đưa ra từ những năm 1970 nhằm nỗ lực đưa Hàn Quốc trở thành một cường quốc thể thao và nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế.
Sau khi đội tuyển bóng đá và bóng chày Hàn Quốc đoạt huy chương vàng tại Asiad 2018 giúp các vận động viên nhận được quyền miễn trừ nghĩa vụ quân sự, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đang xem xét khả năng bãi bỏ ưu đãi này. Trong những năm gần đây, nhiều người Hàn Quốc đã kêu gọi bãi bỏ quy định miễn trừ và đặt câu hỏi về tính công bằng của nó trong bối cảnh công chúng đang khao khát chấm dứt đặc quyền và sự thiên vị trong mọi tầng lớp xã hội.
Nguôn VnE
Mỹ xác định 7 phương án quân sự với Triều Tiên
Báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ đã xác định 7 phương án quân sự mà Washington có thể triển khai để đối phó với mối đe dọa từ chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Đồ họa các lực lượng quân sự Mỹ xung quanh Triều Tiên (Đồ họa: BBC)
Trong báo cáo gửi các nghị sĩ Mỹ ngày 27/10, Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) đã đưa ra 7 phương án quân sự mà Washington có thể triển khai để đối phó với Triều Tiên. Các phương án này bao gồm từ tăng cường răn đe và kiềm chế Bình Nhưỡng cho tới thay đổi chế độ tại Triều Tiên và rút hoàn toàn lực lượng quân sự Mỹ ra khỏi lãnh thổ Hàn Quốc.
Theo Yonhap, các phương án khác bao gồm việc duy trì nguyên trạng bối cảnh quân sự hiện nay, ngăn Triều Tiên sở hữu các hệ thống vũ khí có thể đe dọa tới an ninh của Mỹ bằng cách bắn hạ tất cả các tên lửa trong các vụ thử nghiệm của Triều Tiên, tìm cách giảm thiểu số tên lửa đạn đạo tầm xa của Bình Nhưỡng cũng như các cơ sở hạt nhân của nước này.
Báo cáo của CRS cũng đưa ra cảnh báo về hệ quả của một cuộc xung đột quân sự trên bán đảo Triều Tiên. Theo đó, CRS ước tính sẽ có khoảng từ 30.000 - 300.000 người thiệt mạng trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến trong trường hợp Triều Tiên chỉ sử dụng vũ khí quân sự thông thường và chưa triển khai vũ khí hạt nhân.
Báo cáo cho biết xét đến mật độ dân cư trên bán đảo Triều Tiên, cuộc xung đột này có thể "ảnh hưởng tới 25 triệu người dân sống trên lãnh thổ Triều Tiên và Hàn Quốc, trong đó có ít nhất 100.000 công dân Mỹ". Ngoài ra, cuộc xung đột này cũng sẽ nhanh chóng lan rộng và lôi kéo sự tham gia của các lực lượng quân sự Trung Quốc, Nhật Bản và Nga.
Theo CRS, xung đột quân sự trên bán đảo Triều Tiên cũng đặt ra một số thách thức như việc sơ tán công dân Mỹ ra khỏi khu vực này, cũng như việc tái thiết nền kinh tế của Triều Tiên và Hàn Quốc thời hậu chiến. Ước tính số tiền rót vào một cuộc chiến tranh sử dụng vũ khí thông thường có thể chiếm tới 70% tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc (1,4 nghìn tỷ USD năm 2016).
Đồ họa các lực lượng quân sự trên bán đảo Triều Tiên (Đồ họa: BBC)
Thành Đạt
Theo Yonhap
Thủ lĩnh tối cao IS vẫn sống nhăn, chỉ đạo quân tử thủ? Thủ lĩnh tối cao của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) được cho là vẫn còn sống và đang lãnh đạo chiến binh thánh chiến cố thủ tại phòng tuyến cuối cùng. Thủ lĩnh tối cao Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) Abu Bakr al-Baghdadi. Theo Daily Star, cách đây vài tháng, có thông tin thủ lĩnh tối cao IS Abu...