Hàn Quốc ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện bản quyền bài hát “Baby Shark”
Một tòa án ở Seoul đã ra phán quyết trong vụ kiện vi phạm bản quyền ca khúc “ Baby Shark”, giữa nguyên đơn Johnny Only (Mỹ) và bị đơn là công ty SmartStudy ( Hàn Quốc).
Năm 2015, công ty SmartStudy của Hàn Quốc, chủ sở hữu của Pinkfong, đã phát hành một phiên bản mới của ca khúc “Baby Shark”. Video “Baby Shark Dance” được đăng lên Youtube vào năm 2016, trở thành video trẻ em phổ biến nhất thế giới với hơn 9 tỷ lượt xem.
Tháng 3/2019, phía Johnny Only đã đệ đơn kiện lên tòa án ở Seoul, cho rằng bài hát của phía Hàn Quốc vi phạm bản quyền. Năm 2011, Johnny Only đã tạo ra một phiên bản “Baby Shark” với một số thay đổi, trên nền bài hát thiếu nhi nổi tiếng được truyền miệng. Nhà soạn nhạc người Mỹ cho rằng công ty SmartStudy đã sao chép bài hát “Baby Shark” của ông.
Tuy nhiên, SmartStudy đã bác bỏ cáo buộc đạo nhạc, cho rằng bài hát của họ là sự tái hiện của một bài hát thiếu nhi ở Bắc Mỹ vốn không có bản quyền hợp lệ. Tháng trước, phía Johnny Only đã bày tỏ ý định rút đơn kiện, nhưng SmartStudy không đồng ý.
Video “Baby Shark Dance” của Pinkfong.
Ngày 23/7, Tòa án ở Hàn Quốc đã bác bỏ đơn kiện của Johnny Only, cho rằng những bài hát trẻ em được truyền miệng thì không có bản quyền, và phiên bản của Johnny Only cũng không có thêm các sáng tạo mới.
Tòa án cho biết: “Ủy ban Bản quyền Hàn Quốc đã xem xét lại vụ việc và cho biết, rất khó thừa nhận rằng bài hát của nguyên đơn đã thêm một yếu tố sáng tạo mới vào bài hát truyền thống. Ngay cả khi bài hát của nguyên đơn được công nhận về tính sáng tạo như một tác phẩm mới, rất khó để công nhận bị đơn vi phạm bản quyền của nguyên đơn”.
Bài hát nổi tiếng “Baby Shark” đã không ít lần dính vào các tranh chấp. Năm 2019, một đảng đối lập ở Hàn Quốc sử dụng “Baby Shark” làm bài hát vận động bầu cử. SmartStudy khi đó dọa đâm đơn kiện, đồng thời lên tiếng khẳng định những người sáng tạo nội dung của họ đã tạo ra “Baby Shark” bằng cách thêm nhịp điệu lạc quan và giai điệu mới mẻ./.
"Khai quật" bản gốc Baby Shark 9 tỷ view: Ban đầu chỉ là 1 ca khúc "nhảm nhí" quay cho vui, 10 năm lẹt đẹt mãi mới được 185 nghìn view
Thật bất ngờ khi ca khúc này lại lọt vào tầm mắt của Pinkfong, được làm mới và Baby Shark đã có được thành công cứu cả công ty.
Baby Shark không phải là một cái tên xa lạ với bất kỳ ai, đặc biệt được biết là ca khúc "dỗ trẻ ăn" quốc dân của mọi nhà. Với con số gần 9 tỷ lượt xem, đây cũng là video đạt nhiều lượt xem nhất lịch sử trên YouTube, mức độ phổ biến khủng khiếp đã cứu cả công ty Pinkfong trước bờ vực phá sản. Thế nhưng, có thể bạn sẽ chưa bao giờ nghe về nguồn gốc của ca khúc này.
Phiên bản Baby Shark Dance được làm lại bởi Pinkfong đã đạt gần 9 tỷ lượt xem trên YouTube
Pinkfong là một công ty chuyên làm video giáo dục giải trí cho trẻ em Hàn Quốc. Công ty này không biết tình cờ thế nào đã tìm được một clip có tựa đề là Baby Shark Song trên YouTube. Bài hát do một YouTuber không mấy nổi bật tên Johnny Only quay cảnh cả gia đình anh cùng nhảy múa với giai điệu khá vui tai cùng lời ca lặp lại "Baby Shark doo doo doo doo" .
Phiên bản gốc của Baby Shark Song - Johnny Only
Với con số lượt xem đạt được sau 10 năm đăng tải là 185 nghìn, clip này quả thật là không hề phổ biến một chút nào. Và clip Baby Shark Song của Johnny Only thực ra cũng lấy cảm hứng từ động tác múa mô phỏng hàm cá mập đang táp bằng tay tên "Bebe Requin" nổi lên từ khoảng năm 2009. Nhìn qua thì chẳng có gì đặc sắc cả.
Sau 10 năm, clip của Johnny Only chỉ đạt 185 nghìn lượt xem
Thế mà 5 năm sau đó, Pinkfong đã quyết định làm mới Baby Shark theo phong cách phù hợp với trẻ em với những âm điệu vui tươi, nhộn nhịp. Công ty này cũng không hề kỳ vọng nó sẽ vụt lên thành công hay mang về lợi ích đặc biệt nào cho công ty. Baby Shark chỉ được phát hành bình thường trên kênh YouTube của Pinkfong như bao video khác. Nhưng phép màu đã xảy ra khi Baby Shark phiên bản hoạt hình nổi lên như một hiện tượng khi đạt 147 triệu lượt view chỉ trong vòng 6 tháng kể từ khi đăng tải vào cuối năm 2015.
Baby Shark phiên bản hoạt hình được Pinkfong đăng tải đã đạt 147 triệu lượt xem sau 6 tháng
Công ty này không khỏi bất ngờ và cho rằng ở clip Baby Shark có điểm đặc biệt thu hút, có tiềm năng sẽ lan rộng hơn thế. Chính vì vậy, công ty nhanh chóng đẩy mạnh content mới cho Baby Shark . Vào tháng 6/2016, Baby Shark Dance chính thức được đăng tải trên YouTube.
Đúng như mong đợi, phiên bản có trẻ em nhảy nhanh chóng trở thành một hiện tượng ở Hàn Quốc và lan rộng ra khắp châu Á. Một phần thành công cũng đến từ trào lưu #BabySharkChallenge, càng thêm hot nhờ sự "lăng xê" của các idol Kpop.
Baby Shark phiên bản có trẻ em nhảy nhanh chóng trở thành một hiện tượng ở Hàn Quốc và lan rộng ra khắp châu Á
Loạt idol Kpop thi nhau cover vũ đạo Baby Shark giúp tăng mức độ phủ sóng của ca khúc
Nhiều phiên bản khác nhau của Baby Shark cũng đã được tung ra. Đến MC quốc dân Yoo Jae Suk cũng đã biểu diễn Baby Shark phiên bản nhạc trot
Cùng 1 ý tưởng, nhưng cách tiếp cận của Pinkfong đã thành công. Đúng là một phép màu đã xảy ra, thành quả cho những tâm huyết, sự cần mẫn của một công ty đứng trên bờ vực thẳm. Baby Shark hiện tại vẫn là một trong những video hàng đầu mà bao nhiêu thế hệ trẻ em vẫn thích nghe mỗi ngày.
Nhiều công ty Trung Quốc vi phạm bản quyền nhạc Hàn Quốc Khán giả Hàn Quốc phát hiện một số hãng nhạc Trung Quốc đã có hành vi vi phạm bản quyền các ca khúc của nghệ sĩ Kpop. Mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Hàn Quốc về vấn đề văn hóa, lịch sử đã có từ lâu, bắt đầu từ việc tranh luận xem kim chi và gà hầm sâm là của nước nào,...