Hàn Quốc phát sốt với khả năng Ban Ki-moon tranh cử tổng thống
Việc người huyện Eumseong, tỉnh Bắc Chungcheong, Hàn Quốc thích ông Ban Ki-moon hiển nhiên như nói người Hàn Quốc thích món Kimchi.
Tượng Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon ở lối vào huyện Eumseong. Ảnh:Washington Post
Tuy nhiên, Washington Post cho rằng diễn tả chưa vậy còn chưa phản ánh hết sự nồng nhiệt trong tình cảm của người dân nơi đây.
Ngay khi tới khu vực yên ắng phía nam Seoul này bằng tàu hỏa, du khách sẽ được thấy một biểu ngữ lớn mang dòng chữ: “Eumseong là quê nhà của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon”.
Với những ai tới đây bằng ôtô, họ có 2 lựa chọn khi đến nơi. Rẽ phải tại nơi có bức tượng của ông Ban cùng với chiếc cặp sách có chữ Liên Hợp Quốc. Lái xe tới phố Ban Ki-moon và đi ngang qua Ban Ki-moon Plaza để vào khu trung tâm, nơi có một bảng quảng cáo khổng lồ với hình ảnh ông Ban đang cười. Tại đây còn có một biểu ngữ thông báo lễ khai mạc giải võ thuật Tae-kwon-do có tên Ban Ki-moon Cup.
Nếu không rẽ phải mà tiếp tục đi thẳng, du khách sẽ tới nơi ông Ban Ki-moon đã chào đời, với một ngôi nhà được dựng lại giống ngôi nhà đầu tiên của ông Ban. Một phòng trong nhà có tấm bảng ghi: “Căn phòng nơi ông Ban Ki-moon ra đời”. Ngoài ra, còn có một bảo tàng kể lại chuyện đời của ông Ban.
Cơn “sốt” Ban Ki-moon có lẽ còn đang đem lại cho địa phương này những lợi ích lớn hơn, khi ngày càng có nhiều tin đồn rằng nhà ngoại giao này sẽ chạy đua vào ghế tổng thống Hàn Quốc.
Để mở khả năng tranh cử
Nhiệm kỳ tổng thư ký LHQ của ông Ban sẽ kết thúc vào tháng 12, trong khi kỳ bầu cử tổng thống Hàn Quốc sẽ diễn ra sau đó một năm. Tình hình chính trị tại Hàn Quốc lại đang gặp nhiều xáo trộn, khi hiện chưa có người nào được coi là người kế nhiệm bảo thủ sáng giá của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, còn phe đối lập đang bận rộn đấu đá nội bộ.
Video đang HOT
Ông Ban gặp bà Park tại hầu hết các cuộc gặp đa phương mà hai người cùng tham dự, và sau một cuộc gặp lâu tại New York trong năm nay, nhiều nhà quan sát tại Hàn Quốc suy đoán rằng hai người đang bàn thảo về việc ông Ban tranh cử tổng thống.
Ông Ban, 72 tuổi, càng khiến tin đồn bùng lên khi trong chuyến về Hàn Quốc 6 ngày hồi tháng 5, ông phát biểu rằng ông sẽ quyết định làm gì sau khi nhiệm kỳ của mình tại Liên Hợp Quốc kết thúc.
“Khi tôi trở về vào ngày 1/1 năm tới, tôi sẽ chỉ là một công dân Hàn Quốc bình thường. Đó sẽ là lúc tôi cân nhắc và quyết định mình cần phải làm gì với tư cách công dân Hàn Quốc”, ông Ban nói, hoàn toàn đối lập với sự im lặng trước đây mỗi khi được hỏi về đề tài này.
Các nhà phân tích chính trị tại Seoul cho rằng nếu ông Ban có ý định chạy đua vào ghế tổng thống, ông gần như chắc chắn sẽ chiến thắng, bởi uy tín và danh tiếng của ông.
Những người quen biết với ông Ban cho biết tổng thư ký LHQ sẽ ra quyết định không phải vì tham vọng cá nhân, mà là do cảm thấy ông có trách nhiệm phải làm vậy.
“Ông ấy đang suy nghĩ về chuyện đó rất nghiêm túc”, Kim Sook, cựu đại sứ Hàn Quốc tại Liên Hợp Quốc cho tới năm 2013, và hiện vẫn thân thiết với ông Ban, cho biết. “Ông ấy có ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ sâu sắc đối với người dân và đất nước mình. Nhiều người đang đề nghị ông ấy cống hiến cho đất nước”.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon. Ảnh: medafricatimes
Dù vậy, ông Ban chủ yếu hoạt động về mặt ngoại giao chứ không phải chính trị, và cũng không có cá tính sôi nổi. Ông được bầu chọn vào vị trí cao nhất tại Liên Hợp Quốc (LHQ) một phần không nhỏ là do ông đã nói và làm những việc ít bị phản đối, và những đánh giá về nhiệm kỳ của ông tại cơ quan quyền lực nhất thế giới này không mấy chói lọi.
‘Người hùng’
Nhưng tại Eumseong, ông Ban là một người hùng.
“Ông ấy thật tuyệt vời. Ông ấy từng là ngoại trưởng và sau đó làm những việc lớn lao tại Liên Hợp Quốc”, Yang Man-hee, phó giám đốc nhà ga tại huyện Eumseong, nói. “Người dân tại Eumseong rất tự hào về ông ấy”.
Kể từ sau bài phát biểu hồi tháng 5, số người tới thăm nơi chôn rau cắt rốn và bảo tàng của ông Ban đã tăng gấp đôi, lên khoảng 500 người mỗi ngày cuối tuần, Woo Chun-ja, người quản lý bảo tàng, cho biết.
Du khách có thể chụp ảnh trên chiếc ghế ông Ban từng ngồi trong chuyến về quê gần nhất, đọc về cuộc thi hùng biện tiếng Anh mang tên Ban Ki-moon và cuộc thi marathon Ban Ki-moon, hoặc thậm chí để lại lời nhắn trên một bức tường chi chít giấy dán có dòng chữ: “Tôi yêu ông, Ban Ki-moon”.
“Nhiều người muốn ông ấy ra tranh cử”, Woo nói. “Không có nhiều thứ để nhìn ngắm tại Eumseong, nhưng tôi nghĩ nhiều người muốn thấy nơi nhà lãnh đạo của thế giới được sinh ra”.
Khu tổ hợp này được xây dựng để khuyến khích những người trẻ tuổi noi gương ông Ban, Lee Pil-yong, thị trưởng của Eumseong, cho biết. Tấm danh thiếp của ông Lee còn in hàng chữ “quê nhà của ông Ban Ki-moon”. Văn phòng của ông Lee cũng treo một bức ảnh hai người chụp cùng nhau. “Chúng tôi muốn giúp lũ trẻ có những ước mơ lớn”.
Khi được hỏi về khía cạnh sùng bái cá nhân, ông Lee cho rằng việc này hoàn toàn khác với Triều Tiên. “Khi chúng tôi xây dựng nơi này, không hề có bàn luận nào liên quan đến việc ông ấy sẽ trở thành tổng thống. Không hề có ý định chính trị nào ở đây”.
Một cố vấn cho ông Ban nói rằng tổng thư ký LHQ “không cảm thấy thoải mái” về việc tôn vinh như vậy, nhưng ông không thể nói gì vì đây là quyết định của chính quyền địa phương.
Park Kyung-ha, du khách từ Ulsan, thành phố miền nam Hàn Quốc, đến Eumseong cùng gia đình đặt ra câu hỏi liệu ông Ban có nên nghỉ hưu. “Tôi lo lắng về sức khỏe của ông ấy vì tuổi tác ông đã cao, nhưng tôi tin ông ấy sẽ là một tổng thống tuyệt vời”, bà nói.
Hoàng Nguyên
Theo VNE
Tổng thống Philippines gọi chỉ trích từ Liên Hợp Quốc là 'ngu ngốc'
Tổng thống Philippines gọi sự chỉ trích từ Liên Hợp Quốc về chiến dịch trấn áp tội phạm của ông là "ngu ngốc", cảnh báo cơ quan này không nên can thiệp vấn đề nội bộ Philippines.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: Reuters.
"Tại sao Liên Hợp Quốc lại dễ dàng can thiệp vào vấn đề ở Philippines như vậy? Chỉ có 1.000 người (thiệt mạng)", AFP dẫn lời Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phát biểu ngày 17/8 tại một sự kiện kỷ niệm của cảnh sát quốc gia ở thành phố Quezon.
Ông Duterte, thắng cử hồi tháng 5 chủ yếu nhờ cam kết tiêu diệt hàng chục nghìn tội phạm, tuyên bố tiếp tục chiến dịch trấn áp ma túy bất chấp chỉ trích, kể cả từ Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon.
Ông Ban tháng 6 lên án chiến dịch trên, gọi đây là hành động "trái pháp luật, xâm phạm các quyền cơ bản và sự tự do". Văn phòng chống ma túy Liên Hợp Quốc trong tháng 8 cũng "quan ngại sâu sắc" về việc tiêu diệt những kẻ buôn bán và sử dụng ma túy ở Philippines.
Liên Hợp Quốc đưa ra "một tuyên bố rất ngu ngốc", ông Duterte nói, cảnh báo Liên Hợp Quốc không can thiệp vào nội bộ Philippines. "Vấn đề ở đây là gì? Ông đưa yếu tố chính trị vào. Mới có 1.000 người chết và ông đặt nước chúng tôi vào tình trạng nguy hiểm, đe dọa".
Tổng thống Philippines đề nghị các cơ quan giám sát nhân quyền quốc tế "không điều tra với suy nghĩ coi chúng tôi là tội phạm", đồng thời cảnh báo họ sẽ không được đối xử tốt tại Philippines.
Duterte, chính thức nhậm chức ngày 30/6, triển khai cuộc chiến chống tội phạm và đã có 1.054 người thiệt mạng từ sau cuộc bầu cử tháng 5, theo đài ABS-CBN. Khi tranh cử, ông cam kết trấn áp tệ nạn ma túy cùng các loại tội phạm khác đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người. Tổng thống Philippines ra lệnh cảnh sát không cần do dự khi diệt tội phạm, thậm chí kêu gọi người dân cùng tham gia.
Như Tâm
Theo VNE
Ông Ban Ki-moon muốn tổng thư ký LHQ tiếp theo là nữ Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon nói rằng ông muốn người kế nhiệm ông sẽ là nữ Tổng thư ký đầu tiên của Liên Hiệp Quốc. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon bày tỏ rằng ông mong muốn người sẽ nối tiếp ông giữ cương vị Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc là một người phụ nữ. Nếu vậy...