Hàn Quốc nói Triều Tiên sắp đưa thêm quân đến Nga
Quân đội Hàn Quốc cho rằng CHDCND Triều Tiên sắp điều thêm quân đến Nga và đồng thời đang chuẩn bị phóng vệ tinh do thám hoặc tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) ngày 24.1 công bố báo cáo đán.h giá cho rằng Triều Tiên đang đẩy nhanh việc chuẩn bị để triển khai thêm lực lượng đến Nga. Theo Yonhap, phía Hàn Quốc nói Triều Tiên đã tham gia xung đột chống Ukraine được khoảng 4 tháng và chịu thương vong nhiều, có trường hợp binh sĩ bị bắt.
Điểm xung đột: NATO hứa trả tiề.n để Mỹ chuyển vũ khí cho Ukraine; Nga khó tạo đột phá?
Hàn Quốc và Mỹ cáo buộc Triều Tiên đã triển khai khoảng 11.000 binh sĩ đến hỗ trợ Nga chống Ukraine. Cơ quan tình báo Hàn Quốc ước tính ít nhất 300 binh sĩ Triều Tiên thiệ.t mạn.g và 2.700 người bị thương.
Nga và Triều Tiên đến nay không xác nhận hay phủ nhận việc binh sĩ của Bình Nhưỡng đến Nga tham chiến. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gần đây thông báo lực lượng Ukraine đã bắt sống 2 binh sĩ Triều Tiên tại tỉnh Kursk của Nga. Ukraine đưa quân tấ.n côn.g tỉnh này vào tháng 8.2024.
Một đơn vị xe tăng của Triều Tiên. ẢNH: REUTERS
Cũng trong báo cáo ngày 24.1, JCS dự báo Triều Tiên đang chuẩn bị cho việc phóng các hệ thống tiên tiến như tên lửa đạn đạo liên lục địa hoặc vệ tinh do thám. Tuy nhiên, chưa thấy dấu hiệu những vụ phóng này sắp được thực hiện.
Trong năm 2025, Triều Tiên đã thực hiện hai vụ phóng tên lửa, gồm một tên lửa bội siêu thanh chỉ vài ngày trước lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Trả lời phỏng vấn Fox News ngày 23.1, ông Trump nói có kế hoạch tái liên lạc với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Trong khi đó, JCS đán.h giá rằng Triều Tiên có thể phóng tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tên lửa hành trình hoặc thả bóng bay chứa rác bất kỳ lúc nào.
Triều Tiên chưa bình luận về những đán.h giá trên.
Ông Trump có thể đối thoại với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể tìm cách đối thoại với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sau khi nhậm chức.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Khu phi quân sự (DMZ) vào năm 2019 (Ảnh: Reuters).
Trong cuộc họp kín với các nhà lập pháp hôm 13/1, Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) Hàn Quốc nhận định Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể muốn lặp lại chính sách ngoại giao thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
"Ông Trump có thể tìm cách đối thoại với ông Kim, vì ông Trump coi các hội nghị thượng đỉnh trước đây với ông Kim là những thành tựu lớn trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình", các nhà lập pháp dẫn báo cáo của NIS cho biết.
Cơ quan tình báo Hàn Quốc đã chỉ ra cơ hội để ông Trump tiếp xúc với ông Kim, trích dẫn việc tổng thống đắc cử Mỹ đề cử cựu đại sứ tại Đức Richard Grenell làm đặc phái viên tổng thống cho các nhiệm vụ đặc biệt và lựa chọn Alex Wong, một cựu quan chức phụ trách chính sách về Triều Tiên, làm cố vấn chủ chốt của Nhà Trắng.
"Nếu Mỹ tin rằng khó có thể mong đợi Triều Tiên phi hạt nhân hóa hoàn toàn trong thời gian ngắn, thì một thỏa thuận nhỏ - các cuộc đàm phán quy mô nhỏ để đóng băng các chương trình hạt nhân của Triều Tiên hoặc giải trừ vũ khí hạt nhân - có thể khả thi", NIS nhận định.
Hãng tin Reuters dẫn 2 nguồn tin vào tháng 11/2024 cho biết "một số" thành viên trong nhóm của Tổng thống đắc cử Donald Trump cho rằng "cách tiếp cận trực tiếp" của ông Trump có khả năng cao nhất phá vỡ tình trạng bế tắc trong mối quan hệ với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, ông Trump đã có 3 cuộc gặp với ông Kim, lần đầu tiên là tại Singapore vào năm 2018, sau đó là tại Việt Nam và làng đình chiến Panmunjom trên biên giới liên Triều vào năm 2019. Tuy nhiên, không có kết quả cụ thể nào đạt được từ các cuộc đàm phán về việc phi hạt nhân hóa Triều Tiên.
Chính quyền tiếp theo của Tổng thống Joe Biden đã không tham gia các cuộc đàm phán trực tiếp với Triều Tiên, trong khi Bình Nhưỡng tiếp tục mở rộng kho vũ khí của nước này.
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống lần thứ hai, ông Trump đã ám chỉ về chính sách theo đuổi hướng tiếp cận trực tiếp với ông Kim, đề cập đến mối quan hệ cá nhân của hai nhà lãnh đạo.
Tuy nhiên, sau khi ông Trump tái đắc cử, nhà lãnh đạo Triều Tiên vẫn chưa đề cập đến chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Một số ý kiến bày tỏ sự hoài nghi về triển vọng nối lại hội nghị thượng đỉnh giữa ông Trump và ông Kim, viện dẫn các lý do như chương trình hạt nhân và tên lửa tiên tiến của Bình Nhưỡng, mối quan hệ chặt chẽ của Triều Tiên với Nga và những lo ngại an ninh cấp bách hơn đối với Mỹ, chẳng hạn cuộc xung đột ở Ukraine.
Phản ứng của Triều Tiên giữa "bão chính trị" ở Hàn Quốc Triều Tiên cho rằng Hàn Quốc là đang bị tê liệt về mặt chính trị và rối loạn về mặt xã hội trong bối cảnh tổng thống bị luận tội. Cảnh sát đứng gác khi những người biểu tình ủng hộ Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tập trung bên ngoài dinh thự tổng thống ở Seoul vào ngày 2/1 (Ảnh: Reuters). "Tại...