Hàn Quốc nói sẵn sàng đối thoại với Nhật Bản về tranh cãi trong lịch sử
Tổng thống Moon Jae-in của Hàn Quốc tuyên bố sẵn sàng đối thoại về những tranh cãi trong lịch sử với Nhật Bản, bày tỏ mong muốn gắn kết giữa hai miền Bắc và Nam Triều Tiên.
Tổng thống Moon Jae-in phát biểu tại lễ kỷ niêm 75 năm ngày giải phóng bán đảo Triều Tiên khỏi ách thuộc địa của Nhật Bản . Ảnh REUTERS
Nhân buổi lễ kỷ niệm 75 năm Nhật Bản đầu hàng trong Thế chiến thứ hai, đánh dấu sự giải phóng của bán đảo Triều Tiên khỏi ách thuộc địa của Nhật Bản (1910-1945), Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hôm 15.8 cho biết chính phủ Hàn Quốc luôn sẵn sàng đối thoại với Nhật Bản về những tranh cãi trong lịch sử đang dần chia rẽ hai nước này.
Tại Tokyo, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng cam kết sẽ không bao giờ lặp lại thảm kịch chiến tranh như vậy nữa, theo Reuters ngày 15.8.
Hiện hai nước đang tranh cãi về phán quyết năm 2018 của Tòa án Tối cao Hàn Quốc yêu cầu Tập đoàn Thép Nippon của Nhật Bản phải bồi thường 100 triệu won/người (84.000 USD) cho 4 người Hàn Quốc bị cưỡng bức lao động trong Thế chiến thứ 2.
Nhật Bản cho rằng phán quyết này vi phạm luật quốc tế vì tất cả các yêu cầu bồi thường phát sinh từ giai đoạn thuộc địa hóa của Nhật đã được giải quyết theo hiệp ước ngoại giao năm 1965 giữa 2 nước.
Ông Moon nói: “Cơ hội đàm phán vẫn còn rộng mở. Chúng tôi đang thảo luận với chính phủ Nhật Bản về một giải pháp hòa bình được sự đồng thuận của các nạn nhân”.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in gặp Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo tại hội nghị G20 ở Osaka, Nhật Bản tháng 6.2019 . Ảnh REUTERS
Hồi năm 2019, Nhật Bản đã đáp trả phán quyết trên với tuyên bố sẽ ngừng ưu đãi đối với các lô hàng vật liệu công nghệ cao quan trọng xuất khẩu sang Hàn Quốc và được sử dụng bởi các tập đoàn Hàn Quốc như Samsung Electronics. Trong lúc đó, Hàn Quốc tiến hành khiếu nại lên Tổ chức Thương mại thế giới do các cuộc đàm phán với Nhật Bản để giải quyết vấn đề hạn chế xuất khẩu nói trên bị đình trệ.
Ngoài ra, tại buổi lễ ngày 15.8, khi nhắc đến tình hình bán đảo Triều Tiên, ông Moon nói: “Nếu hợp tác giữa hai miền Bắc và Nam Triều Tiên càng bền vững, thì an ninh của hai miền sẽ càng được đảm bảo. Đây sẽ là bước đệm cho sự thịnh vượng trong hợp tác với cộng đồng quốc tế”.
7 quốc gia chưa từng trở thành thuộc địa của phương Tây trong lịch sử
Thời kỳ thuộc địa bắt đầu vào thế kỷ thứ 15 và giai đoạn cao trào vào cuối Thế chiến 2, một phần ba dân số thế giới sống dưới sự cai trị của các thế lực phương Tây.
Video đang HOT
Nhật Bản vươn mình mạnh mẽ, trở thành nước đế quốc vào thế kỷ 19.
Theo SCMP, các quốc gia phương Tây bao gồm Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp và Hà Lan đạt bước tiến vượt bậc trong khoa học công nghệ và vươn tầm ảnh hưởng khắp toàn cầu.
Trong suốt hàng trăm năm của giai đoạn thuộc địa, chỉ một số ít quốc gia trên thế giới là có thể nằm ngoài tầm kiểm soát của các nước phương Tây. Dưới đây là các quốc gia như vậy.
Ethiopia
Ethiopia chịu ảnh hưởng rõ rệt của người Italia.
Trong giai đoạn năm 1880-1900, 90% diện tích lục địa châu Phi rơi vào tay người châu Âu. Các học giả đánh giá Ethiopia là quốc gia nằm ngoài xu hướng này vì sự phản kháng không ngừng của người dân. Giai đoạn năm 1936-1941, phát xít Italia do Benito Mussolini chỉ huy từng kéo quân vào Ethiopia nhưng không để lại bất cứ dấu ấn gì và cũng không xây dựng bất cứ cơ sở hạ tầng nào.
Nhiều binh sĩ quyết định ở lại Ethiopia, giúp mở rộng truyền bá ẩm thực Italia như pizza và mỳ ý.
Nhật Bản
Nhật Bản trong lịch sử chưa từng bị người phương Tây biến thành thuộc địa. Quốc gia Đông Á khéo léo kết hợp giữa quân sự, giao thương, ngoại giao và một phần dựa vào khoảng cách để giới hạn sự hiện diện của người phương Tây ở Nhật.
Người Nhật chịu ảnh hưởng lớn của nền khoa học kỹ thuật phương Tây.
Giai đoạn thế kỷ 19, nước Nhật rơi vào cuộc nội chiến giữa phe Thiên hoàng do Anh hậu thuẫn và phe Mạc phủ Tokugawa do Pháp hậu thuẫn. Cuộc chiến kết thúc với chiến thắng thuộc về phe Thiên hoàng, mở ra giai đoạn hình thành đế quốc Nhật Bản.
Bán đảo Triều Tiên
Khi bán đảo Triều Tiên còn chưa bị phân chia hai miền nam Bắc, Nhật Bản đã thôn tính hoàn toàn vùng đất này bằng Hiệp ước sáp nhập Nhật Bản - Triều Tiên năm 1910. Hiệp ước duy trì hiệu lực cho đến kết thúc Thế chiến 2.
Các cường quốc châu Âu khác cũng từng để mắt đến bán đảo Triều Tiên. Năm 1845, đô đốc hải quân hoàng gia Anh Edward Belcher neo thuyền trên đảo Geomundo (Hàn Quốc ngày nay) và thiết lập căn cứ ở đây.
Người Anh kiểm soát đảo Geomundo trong gần 2 năm, chủ yếu là nhằm ngăn Nga làm điều tương tự, nhưng không mở rộng thêm ảnh hưởng ở bán đảo Triều Tiên.
Thái Lan
Thái Lan từng được gọi là vương quốc Xiêm.
Thái Lan trong lịch sử duy trì lập trường trung lập giữa hai cán cân quyền lực trong khu vực là Pháp (kiểm soát Đông Dương) và Anh (kiểm soát Myanmar). Nhờ năng lực ngoại giao, cũng như tiếp thu các nền văn hóa phương Tây, vua Thái Lan Chulalongkorn (Rama V) chèo lái đất nước khỏi cảnh đổ máu.
Năm 1932, vương quốc Xiêm đổi tên thành Thái Lan, nghĩa là vùng đất của tự do, để đánh dấu giai đoạn hòa bình và ổn định trong lịch sử .
Nepal
Ở thời kỳ cực thịnh, đế quốc Anh kiểm soát tới 1/5 dân số thế giới. Nhưng vẫn có một mảnh đất nhỏ không chịu thần phục. Đó là Nepal.
Vua Nepal ngồi bên cạnh các sỹ quan Anh năm 1862.
Sau cuộc chiến Anh-Nepal, công ty Đông Ấn đại diện cho đế quốc Anh, kiểm soát 30% lãnh thổ Nepal. Nhưng Nepal đến cuối cùng chưa bao giờ bị kiểm soát hoàn toàn.
Địa hình vùng núi phức tạp giúp người Nepal giữ vững chủ quyền lãnh thổ, làm nản chí những kẻ xâm lược phương Tây.
Tonga
Tonga là một quốc gia nhỏ bé nằm ở Nam Thái Bình Dương. Đế quốc Anh từng đưa hải quân đến hòn đảo, tuyên bố vùng đất này là lãnh thổ bảo hộ của Anh.
Tonga trên danh nghĩa vẫn thuộc quyền bảo hộ của Anh cho đến khi chính thức độc lập vào năm 1970. Các học giả sau này đánh giá Tonga chưa bao giờ là thuộc địa Anh, dù về danh nghĩa đã phải đánh đổi chủ quyền.
Thuyền trưởng James Cook, nhà thám hiểm người Anh, là người đầu tiên phát hiện Tonga vào năm 1773. Ngày nay, trên đảo có một tấm biển đánh dấu nơi vua Tonga từng gặp người Anh năm 1777.
Iran
Iran từng nhượng đất để đổi lấy độc lập.
Một số quốc gia sẵn sàng đánh đổi một phần nhỏ lãnh thổ để bảo toàn quyền tự chủ. Iran đã nhiều lần nhượng đất cho Nga và Anh, thậm chí trao cả quyền khai thác dầu khí, thuốc lá để đổi lấy độc lập.
Ngày 21.3.1935, quốc vương Reza Shah Pahlavi ra nghị quyết yêu cầu các phái đoàn nước ngoài phải sử dụng thuật ngữ Iran trong các văn bản ngoại giao, đánh dấu sự hình thành của nhà nước Iran ngày nay. Từ trước năm 1935, Iran thường được gọi là Ba Tư (Persia).
Chiến đấu cơ Mỹ, Nhật cùng phô diễn sức mạnh 31 máy bay quân sự Mỹ và Nhật nối đuôi nhau trong diễn tập "Voi đi bộ" tại căn cứ Misawa nhằm phô diễn khả năng sẵn sàng chiến đấu. Cuộc diễn tập được tổ chức tại căn cứ không quân Misawa, đông bắc Nhật Bản, hôm 23/6. Đây là lần đầu tiên lực lượng Mỹ và Nhật cùng tham gia một cuộc...