Hàn Quốc nỗ lực tìm giải pháp cho xung đột lịch sử với Nhật Bản
Theo hãng tin Yonhap, ngày 17/1, tân Đại sứ Hàn Quốc tại Nhật Bản, ông Kang Chang-il đã nhấn mạnh cam kết tìm kiếm các giải pháp chính trị để giải quyết một loạt xung đột lịch sử giữa hai nước và thúc đẩy quan hệ song phương “hướng tới tương lai”.
Bức tượng “phụ nữ mua vui” trước Đại sứ quán Nhật Bản tại Seoul. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Ông Kang đưa ra cam kết trên trong cuộc gặp trực tuyến với báo giới trước khi chính thức nhậm chức trong tuần này, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Seoul và Tokyo về phán quyết gần đây của Tòa án Tối cao Hàn Quốc yêu cầu Chính phủ Nhật Bản bồi thường cho các nạn nhân từng là nô lệ tình dục thời chiến.
Ông Kang nhấn mạnh: “Đối với các cuộc xung đột lịch sử, chúng ta cần tập trung thảo luận và tìm kiếm các giải pháp chính trị. Trong khi làm điều đó, chúng ta nên thúc đẩy kế hoạch thiết lập mối quan hệ hướng tới tương lai để tạo ra một tương lai cùng nhau tồn tại và thịnh vượng”.
Video đang HOT
Quan chức Hàn Quốc cũng lưu ý rằng quan hệ song phương đang ở mức “tồi tệ nhất” kể từ khi Seoul và Tokyo bình thường hóa quan hệ theo một hiệp ước hồi năm 1965.
Phát hiện chủng cúm gia cầm H5N8 tại Hong Kong
Nhà chức trách Hong Kong đã tăng cường cảnh giác sau khi phát hiện chủng cúm gia cầm H5N8 lần đầu tiên.
Hôm 14/1, Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Bảo tồn cho biết đã nhận được thông báo từ nhóm nghiên cứu thuộc Trường Y tế Công cộng của Đại học Hong Kong về hai mẫu phân chim từ khu bảo tồn thiên nhiên Mai Po dương tính với chủng cúm H5N8. Là vùng ngập nước lớn nhất còn lại ở phía tây bắc Hong Kong, Mai Po đóng vai trò quan trọng duy trì đặc tính và là nơi trú ẩn của hàng chục nghìn loài chim di cư.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) Hong Kong, đơn vị quản lý khu bảo tồn, cho biết, họ đã tăng cường làm sạch và khử trùng các cơ sở du lịch bao gồm nơi sống của chim và lối đi bộ. Họ cũng đặt một thảm có chất khử trùng ở lối vào.
Trong vòng 3 km từ khu bảo tồn không có trang trại gia cầm nào. Tuy nhiên, giới chức cảnh báo người chăn nuôi gia cầm, chủ các cửa hàng bán chim và người nuôi gia cầm làm thú cưng cần có biện pháp đề phòng căn bệnh. Cục Vệ sinh Môi trường và Thực phẩm cho biết sẽ quản lý chặt chẽ đối với các cửa hàng bán gia cầm sống.
Các loại chim ở Mai Po ùng ngập nước lớn nhất còn lại ở phía tây bắc Hong Kong
Giáo sư Leo Poon Lit-man, thuộc nhóm nghiên cứu, cho biết, đây là lần đầu tiên chủng cúm H5N8 được phát hiện tại Hong Kong. Poon nói: "Có thể virus được đưa vào Hong Kong do các loài chim mắc bệnh di cư từ nơi khác tới bởi loại virus này đã phổ biến ở các nước khác".
H5N8 đã bùng phát ở Trung Quốc đại lục và một số quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức và Pháp, khiến hàng triệu con gà bị tiêu hủy.
Theo các chuyên gia, chưa có bằng chứng cúm gia cầm H5N8 lây nhiễm sang người. Tuy nhiên, Poon cho biết: "Dù khả năng lây nhiễm sang người thấp, không thể loại trừ trường hợp những người có hệ miễn dịch kém".
Từ những kinh nghiệm trước, khi virus cúm gia cầm, như H5N1 và H7N9 lây nhiễm sang người gây tử vong, nhà khoa học khuyến cáo cần nâng cao cảnh giác trước phát hiện lần này.
Quay cuồng vì COVID-19, châu Á còn gồng mình chống cúm gà H5N8 Người chăn nuôi ở châu Á đang chống chọi với đợt bùng phát dịch cúm gia cầm tồi tệ nhất nhiều năm. Virus H5N8 đang hủy diệt gà, vịt ở khắp các trang trại từ Nhật Bản đến Ấn Độ. Châu Á lao đao Hãng Reuters đưa tin kể từ tháng 11/2020, hơn 20 triệu con gà đã bị tiêu hủy ở Hàn...