Hàn Quốc những ngày đáng nhớ!
Chúng tôi – 9 nhà báo đến từ các tờ báo: VTV 24, VTV4, Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh, Hànộimới, Sài Gòn giải phóng, Hoa học trò… đã có 10 ngày ở Hàn Quốc cùng nhau trải nghiệm văn hóa xứ Hàn qua ẩm thực,qua trang phục Hanbook; tham dự những buổi thuyết giảng về truyền thông từ các nhà báo, giáo sư; thăm Đài truyền hình KBS, trung tâm CJ E&M và trung tâm văn hóa sáng tạo tổng hợp “The creative center for convergence culture”…để thấy rõ một Hàn Quốc phát triển mạnh về kinh tế nhưng cũng khiến thế giới phải nể về sự bùng nổ của công nghiệp giải trí nhưng luôn biết gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống.
Dạy làm bánh tại Viện văn hóa ẩm thực
ĐẤT NƯỚC CỦA CÔNG NGHỆ
Lâu nay chúng ta ấn tượng với xứ kim chi bởi những chiếc điện thoại, ti vi, máy tính bảng mang thương hiệu Samsung, LG… 10 ngày lưu lại trên đất nước Hàn Quốc giúp chúng tôi hiểu thêm vì sao cùng với sự trỗi dậy về kinh tế, xứ sở này còn có nền công nghiệp giải trí khổng lồ rất phát triển. Bảo tàng công nghệ Samsung đặt tại Suwon là nơi trưng bày 150 ý tưởng sáng tạo của cả Samsung và các cá nhân, công ty không có mối quan hệ với công ty Hàn Quốc. Với diện tích 10.950m2 bao gồm 5 tầng, taị đây chúng ta có thể chứng kiến sự lớn mạnh của Tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới qua từng giai đoạn.
Fan hâm mộ đứng chờ bên trong CJ E&M
Đài truyền hình KBS khiến chúng tôi thực sự choáng ngợp bởi quy mô và cách làm chương trình hiện đại của các bạn. Đài có tư cách pháp nhân đặc thù nhận 100% đầu tư từ chính phủ. KBS có trụ sở chính nằm ở Yeoeui-do Seoul có 19 trường quay và trung bình mỗi ngày có khoảng 10 trường quay hoạt động. Ngay trong khuôn viên của Đài chúng tôi gặp những fan hâm mộ xếp hàng dài. Đó là những học sinh cấp 2, cấp 3 và cả những người nước ngoài như Nhật Bản, Trung Quốc hoặc khách du lịch Châu u đến để xem quay phim trực tiếp. Không khí thật náo nhiệt.
Cùng với phim ảnh, một trong những chương trình ăn khách của đài KBS là “Bí mật sinh lão bệnh tử” kênh chuyên về sức khỏe. Được phát sóng từ năm 2003 với thời lượng 55phút mỗi tuần, đây là chương trình duy nhất không nhận tài trợ để đảm bảo tính khách quan. Ông Lee Je Heon, giám đốc chương trình “Bí mật sinh lão bệnh tử” cho biết: đề tài luôn được xây dựng gần gũi và thiết thực với người dân như: các bệnh liên quan đến người cao tuổi như xương khớp, tim mạch, huyết áp; các bệnh theo mùa, theo lứa tuổi; hoặc tập luyện thể thao, bơi, leo núi thì phải ăn thế nào, uống ra sao để duy trì tốt thể lực. Theo thống kê khoảng 8 đến 11% số dân Hàn Quốc là khán giả của chương trình “Bí mật sinh lão bệnh tử” và nhiều bác sỹ cũng lấy số liệu từ đây để làm các đề tài nghiên cứu khoa học. ” Bí mật sinh lão bệnh tử” được xem là chương trình có sức sống lâu nhất, đến tháng 10 tới sẽ kỷ niệm số phát sóng thứ 600.
Về giải trí không thể không nhắc tới Công ty Giải trí truyền thông CJ E&M – một trong mười công ty lón về công nghiệp giải trí của Hàn Quốc. Hôm chúng tôi tới đã rất ngạc nhiên giữa trưa nắng cả trăm bạn trẻ xếp hàng trật tự trước trụ sở của CJ E&M. Các bạn Hàn cho biết đó là fan hâm mộ các ca sỹ. Hàng tuần vào những ngày nhất định CJ E&M có lịch gặp gỡ các ca sỹ với fan hâm mộ. Các bạn trẻ không quản nắng mưa đứng đợi hàng giờ để được vào giao lưu hoặc xem các thần tượng của mình quay các video ca nhạc. Không khí ở các trường quay mới sống động và náo nhiệt làm sao.
Tại CJ E&M còn có khu vực sáng tạo dành riêng cho các bạn trẻ. Ở đó có những phòng với đầy đủ thư viện, wifi miễn phí cùng bàn ghế để các bạn trẻ có thể đến đó thỏa sức phát triển các ý tưởng của riêng mình.
Video đang HOT
CJ E&M cũng là Công ty đã hợp tác cùng Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam (VFC) làm nên bộ phim Tuổi thanh xuân được các khán giả Việt Nam và Hàn Quốc chào đón nồng nhiệt. Hiện phần 2 của bộ phim này cũng đang được khởi quay tại Việt Nam.
Bên trong bảo tàng công nghệ Samsung
BẢO TỒN VĂN HÓA
Sounl có những trung tâm mua sắm lớn như Dongdaemun, Namdaemun, Myeongdong… với hàng nghìn cửa hàng quần áo thời trang của các thương hiệu nổi tiếng luôn thu hút đông người mua. Đâu đâu cũng thấy sale và ảnh của diễn viên Song Joong Ki trong phim Hậu duệ mặt trời đang gây sốt ở Hàn và Việt Nam. Ở những trung tâm mua sắm này có những con phố đi bộ bán những món ăn đường phố mang đặc trưng của xứ Hàn như bánh gạo cay Tteokbokki, bạch tuộc nướng, cơm trộn, mì lạnh v.v… với giá rất dễ chịu. Hoặc cũng có những con phố đi bộ đêm về là nơi biểu diễn của các ban nhạc đường phố đến từ nhiều nước tạo nên những dấu ấn rất riêng.
Bên cạnh một Sounl phát triển, cũng cần phải nói đến cách người Hàn bảo tồn những giá trị truyền thống như trang phục Hanbok. Tại Trung tâm văn hóa Goyang chúng tôi được giới thiệu ý nghĩa của trang phục này. Hanbok được may trên chất liệu vải lụa, satin và vải thô. 5 màu sắc được ưa chuộng trong thiết kế trang phục Hanbok là xanh da trời, đen, vàng, đỏ và xanh dựa theo triết lý âm dương và ngũ hành của phương Đông, được nhuộm màu tự nhiên. Đi kèm với Hanbok có nhiều phụ kiện như: mũ, kẹp tóc, vương miện…Giờ thì trang phục này chỉ còn được măc trong những dịp đặc biệt và trong ngày cưới. Được biết, cả đất nước Hàn Quốc có khoảng vài chục trung tâm như thế để vừa dạy lớp trẻ về ý nghĩa của trang phục dân tộc, vừa là nơi để khách du lịch trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc.
Để lưu giữ và giới thiệu với thế giới về ẩm thực, Hàn Quốc cũng đã thành lập Viện văn hóa ẩm thực. Đây là nơi mà khách có thể tới thưởng thức và đăng ký học làm những món ăn đặc trưng của Hàn như: kim chi, gà tần sâm, bánh dasik. Bà Joan Min, giám đốc marketing cho biết: với chi phí từ 33.000 đến 55.000 won và trong khoảng thời gian từ 60-90 phút bạn sẽ được các nghệ nhân nấu ăn có tiếng của Hàn chỉ bảo để bạn làm thuần thục một món ăn mà bạn yêu thích. Bà Joan Min cho biết thêm: Viện còn là nơi giới thiệu món ăn của các nước.
Hướng dẫn làm bánh dasik tại Viện văn hóa ẩm thực
MỘT HÀN QUỐC THÂN THIỆN
Một đất nước sạch, cảnh quan đẹp, quy hoạch đồng bộ, giao thông đi lại thuận tiện, không có hiện tượng “chặt chém” thực sự là địa chỉ để khách du lịch đổ về đây ngày một đông. Chúng tôi đã có 1 đêm suýt không về được nhà vì tàu điện đã đóng cửa, xe buýt không còn, tacxi gọi cực khó vào lúc nửa đêm. Các bạn trẻ Hàn Quốc đã giúp chúng tôi gọi xe. Một lần nữa đang tìm đường dưới ga tàu điện, một chị người Hàn, rồi tiếp đến một anh khác đã lại hỏi, chỉ đường, thậm chí còn dẫn chúng tôi tới tận tàu mà chúng tôi cần đi.
Nếu năm 2010, Hàn Quốc thu hút khoảng 8,5 triệu lượt khách du lịch, thì đến năm 2015 con số này là 13 triệu. Khách du lịch là người Việt Nam cũng tăng từ 90 ngàn người (2010) lên 163 ngàn người (2015). Và hiện giờ với giá tuor cho 5 ngày 4 đêm từ Việt Nam đến xứ sở kim chi cũng chỉ hơn 11 triệu đồng/người. Điều này cho thấy người Hàn làm du lịch đồng bộ và du lịch được quảng bá qua phim ảnh, ẩm thực thật hiệu quả. Mai Trang
Theo_Hà Nội Mới
Nhà báo Lê Bình nói thật Ký sự Syria
Ký sự từ Syria, nhà báo Lê Bình đã lên tiếng phản hồi.
Trưa 26/7, nhà báo Lê Bình, Giám đốc Trung tâm Tin tức VTV24, đồng thời là người xuất hiện nhiều nhất trong "Ký sự Syria: Góc nhìn từ phía trong cuộc chiến" đã lên tiếng về mọi chỉ trích cũng như nghi vấn mà chương trình nhận được.
Trong số các nội dung chỉ trích, trang phục của các phóng viên là nhận được nhiều phản ứng hơn cả. Nhà báo Lê Bình thừa nhận trang phục của ê kíp trong ký sự trên là không chuyên nghiệp bởi mục tiêu là đi phỏng vấn chứ không phải là đi vào vùng chiến sự.
"Trước chuyến đi Homs, chúng tôi có hỏi anh dẫn đường về ăn mặc như thế nào thì anh nói: "Homs an toàn, không có vấn đề gì hết, bọn em có thể ăn mặc thoải mái, không sao cả"... Về chuyện ăn mặc của tôi ở Homs thì lúc đó nói thật là tôi không còn quần áo sạch nên phải mặc đi, mặc lại", nhà báo Lê Bình chia sẻ.
Thời trang nhà báo Lê Bình tự nhận là không chuyên nghiệp khi sang chiến trường Syria. Ảnh cắt từ clip
Nhà báo Lê Bình nói thêm: "Bọn mình có mượn áo chống đạn của Bộ Công an nhưng lãnh sự Việt Nam tại Li-băng trả lời là không được mang vào. Nếu như mà mang vào thì tốt quá, mặc áo chống đạn rất tốt. Đó là những cái VTV24 có thiếu chuyên nghiệp, hậu cần chuẩn bị chưa tốt. Bên CNN họ chuẩn bị tốt hơn".
Nói về những cảm xúc của phóng viên quá nhiều trong đoạn ký sự hơn là những cảm xúc thật sự của người trong cuộc, BTV Phương My lý giải: "Mình không học báo nên làm truyền hình có nhiều bỡ ngỡ, khi đi làm, chị Bình bảo có lẽ nên làm theo kiểu ký sự. Bởi vì, nó là những cái bọn mình đi không thể lường được sẽ xảy ra chuyện gì. Bọn mình chỉ nghĩ đi, nhìn thấy cái gì thì kể và đó là cảm xúc".
Nhà báo Lê Bình cắt nghĩa: "Ở truyền hình có dạng ký sự, đó là theo chân của đoàn làm truyền hình, dưới góc nhìn của tác giả. Một số tập ký sự của BBC, CNN họ cũng làm như vậy..."
Đặc biệt, khi bị "tố" dàn dựng cảnh thực địa đối mặt với phiến quân, Nhà báo Lê Bình nói: "Lúc vào đấy, ai cũng sợ, run tay, run chân quên cả quay phim. Mỗi người chạy một hướng. Quay vội được cái gì hay cái đó, rồi về ghép dựng....Nói thật lúc đó bảo là có chết cũng phải có hình để thông báo mình đã sang tận đấy, chết vì lý do gì, chứ không chết một cách lãng xẹt...
Khi ở dưới hầm, các bạn cho rằng chúng tôi dàn dựng? Nếu vậy các bạn đánh giá chúng tôi quá cao. Chúng tôi chỉ là 4 phóng viên ở Việt Nam chân ướt chân ráo sang Syria, chúng tôi liệu có thể điều khiển được cả Bộ quốc phòng Syria để họ bày binh bố trận quay phim không?"
Giám đốc Trung tâm Tin tức VTV24 nhận định, đánh giá là quyền của khán giả còn cả ê kíp đã làm hết sức và những câu chuyện mang về đã gây xúc động cho nhiều người, bằng chứng là trên kênh Youtube thì lượng like cao gấp nhiều lần dislike.
Nhắc lại một lần nữa về mục tiêu của chuyến đi, nhà báo Lê Bình nói: "Chúng tôi chỉ muốn kể những câu chuyện đã thấy, chúng tôi không có ý định cắt nghĩa về cuộc chiến tranh này. Không ai hiểu được cuộc chiến này, ngay cả các nhà chiến lược quân sự".
Theo nhà báo Lê Bình, việc ê kíp quay trở lại lần 2 sau ký sự "Hành trình giữa sự sống và cái chết" vì cuộc phỏng vấn với Tổng thống Syria. Đây là cuộc phỏng vấn đặc biệt và ấn tượng nhất trong cuộc đời làm báo của mình.
"Lãnh sự quán Việt Nam đặt tại Li-băng thông báo cho chúng tôi rằng đã thu xếp được cuộc phỏng vấn với Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Chúng tôi cũng muốn đi vào tiếp cận xem cuộc chiến thế nào, lý do tại sao người ta lại rời bỏ để đi? Cuộc sống thực sự đang diễn ra ở Syria kinh khủng đến mức nào? Chính vì câu hỏi ấy, chính vì lý do khiến những người Syria phải tìm cách ra đi, chúng tôi đã tìm cách đến đó", Nhà báo Lê Bình nói.
VTV24 đã "suýt" có được cuộc phỏng vấn lịch sử với Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Không tiết lộ về phần 2 của ký sự này nhưng nhà báo Lê Bình cho hay đã từ bỏ cuộc phỏng vấn mà chị đã cất công 1 năm trời đặt lịch với Tổng thống Syria và 3 lần thoát chết.
Cô nói: "Sau khi đối mặt với cái chết, chúng tôi đã quyết định từ bỏ cuộc phỏng vấn. Lúc ấy, tôi nghĩ rằng, để có được một cuộc phỏng vấn, 4 chúng tôi hoặc một trong 4 chúng tôi phải chết ở đây, liệu có đáng không? Và chúng tôi quyết định trở về.
Kết luận về những khen chê xung quanh "đứa con đẻ", nhà báo Lê Bình nhắn nhủ: "Chúng tôi thấy những góp ý có thể tốt cho nghề nghiệp, cho những sản phẩm sau thì tiếp thu còn những cái như chửi bới thì chúng tôi bỏ ngoài tai".
Kim Hoa
Theo_Báo Đất Việt
Giam lỏng, chém khách dã man vì không chịu mua hàng Khi khách không mua hàng, nhiều chủ hàng đã có cách hành xử thiếu văn hóa như giam, chửi mắng, đuổi khách, hất đồ ăn vào người, thậm chí là đánh khách. Sự việc khách sạn Thái Bình Dương, TX Cửa Lò, Nghệ An "giam" xe vì cho rằng đoàn khách không dùng bữa như hợp đồng khiến dư luận bức xúc. Ông...