Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc: Thức tỉnh lý trí
Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc dự định có cuộc gặp thượng đỉnh tay ba vào mùa thu này ở Hàn Quốc, lần đầu tiên kể từ hơn 3 năm qua.
Tàu hải giám Trung Quốc (giữa) “chạm trán” với 2 tàu tuần duyên Nhật gần Senkaku/Điếu Ngư năm 2012 – Ảnh: AFP
Tuy chưa bên nào chính thức xác nhận nhưng cũng không ai phủ nhận. Dường như tất cả đều khá thuận lợi để mối quan hệ tay ba lẫn các cặp quan hệ song phương tại Đông Bắc Á chuyển sang hướng êm thắm hơn.
Tranh chấp chủ quyền và bất đồng trong nhận thức về quá khứ lịch sử cũng như về sự can dự của Mỹ khiến quan hệ giữa ba nước rất trắc trở trong thời gian qua. Bắc Kinh rất lo ngại việc Seoul và Tokyo là đồng minh chiến lược đóng vai trò quan trọng trong điều chỉnh chiến lược của Washington sang châu Á – Thái Bình Dương.
Video đang HOT
Trung Quốc lại đẩy mạnh tranh chấp chủ quyền với Nhật ở biển Hoa Đông và với một số nước khác ở Biển Đông. Giữa Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có tranh chấp về một nhóm đảo nhỏ. Vướng mắc mang tính nguyên tắc cơ bản nữa là Bắc Kinh và Seoul không bằng lòng với nhận thức, trách nhiệm của Tokyo về những gì quân đội Nhật đã gây ra trong thời chiếm đóng Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.
Tuy nhiên, đã có nhiều dấu hiệu hòa giải tích cực giữa Nhật với Trung Quốc và Hàn Quốc, còn bản thân 2 nước này đang xích lại gần nhau hơn. Hôm qua 21.6, Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se đã bắt đầu chuyến thăm đầu tiên đến Nhật Bản kể từ năm 2013.
Rõ ràng, bên nào cũng có nhu cầu phục hồi khuôn khổ hợp tác tay ba để xử lý những vấn đề chung của khu vực và dùng quan hệ tay ba thúc đẩy quan hệ song phương. Sau cơn hờn giận là sự thức tỉnh của lý trí.
La Phù
Theo Thanhnien
Nga không cho phép thỏa hiệp "sau lưng" Triều Tiên về vấn đề hạt nhân
Tra lơi phỏng vấn hãng tin RIA Novosti ngày 28/5 khi tham gia Đối thoại không chính thức về Hợp tác Đông Bắc Á lân thư 25 tại Tokyo (Nhật Bản), Đại sứ lưu động cua Nga phụ trách vấn đề Triều Tiên Grigory Logvinov tuyên bô Moskva sẽ không chấp nhận mọi hành động thông đồng "sau lưng" Triêu Tiên vê vấn đề hạt nhân.
Đại sứ lưu động cua Nga phụ trách vấn đề Triều Tiên Grigory Logvinov. (Nguồn: TTXVN)
Ông Logvinov nhấn manh: "Chúng tôi muốn tiếp tục đối thoại với tất cả các bên ma không đoi hoi chân lý tuyêt đôi, chung tôi sẵn sàng lắng nghe y kiên cua các đối tác và, tất nhiên, cua Triều Tiên vi nươc nay la một phần không thể thiếu trong quá trình đàm phán."
Theo ông Logvinov, nhưng nô lưc cua Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc gia tăng áp lực lên Triều Tiên buôc nươc nay ngừng chương trình hạt nhân sẽ không mang lại kết quả tích cực.
Ông Logvinov nhân đinh: "Cân phai lưu tâm đên nhưng lo ngai của tất cả các bên. Đăc biêt không chi trên lơi noi ma thông qua cac hành động cụ thể nhăm lam dịu căng thăng quân sự và chính trị."
Đại sứ lưu động Logvinov lưu ý rằng theo quan điêm cua Nga, đai diên cua Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) nên tham gia đam phan sáu bên vê vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, nhưng không phải như một bên tham gia đàm phán ma vơi tư cach cơ chê cấp dịch vụ chuyên môn.
Ông Logvinov nhấn mạnh: "Trong bất kỳ trường hợp nào, vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên nên được giải quyết trên cơ sơ các quy tắc cua Hiệp ước không phổ biến vũ khí hat nhân (NPT) và quy đinh cua IAEA"./.
Theo Vietnam
Khi Việt Nam là chìa khóa giải quyết tranh chấp Biển Đông Ở thời điểm hiện tại, không nghi ngờ gì về việc châu Á Thái Bình Dương sẽ trở thành tâm điểm của thế giới ít nhất là trong nhiều năm sắp tới. Đây là khu vực tiềm tàng nhiều xung đột ở quy mô lớn hơn gấp nhiều lần so với khu vực nóng nhất thế giới trong 15 năm qua là Trung...