Hàn Quốc: Người nhà nạn nhân phà chìm đụng độ cảnh sát
Trong tâm trạng giận dữ, thân nhân của hàng trăm người mất tích bên trong chiếc phà Hàn Quốc chìm đã đụng độ với cảnh sát sáng nay (20/4) khi các thợ lặn của lực lượng bảo vệ bờ biển nước này tìm thấy thêm 10 thi thể nữa.
Theo tin từ hãng Reuters, con số tử vong chính thức từ vụ chìm phà đến nay đã lên tới 46 người.
Chiến dịch cứu hộ giờ đã biến thành cuộc tìm kiếm khó khăn trong con phà chìm để tìm kiếm 256 người còn lại mà hầu hết là học sinh nhỏ tuổi. Số người này vẫn chưa thấy đâu kể từ khi phà bị lật hôm 16/4.
Khoảng 100 người đã tập trung trên đảo Jindo ở tây nam Hàn Quốc, trung tâm của chiến dịch cứu hộ. Họ định vượt qua một cây cầu tới đất liền để tiến hành một cuộc biểu tình phản đối đến tận Seoul. Cảnh sát xếp thành 2 hàng đã ngăn không cho họ tiếp cận cây cầu và những người giận dữ đã xô đẩy cảnh sát.
“Đưa cho tôi thi thể con tôi”, một người mẹ tên là Bae Sun-ok nói trong nước mắt khi bị hai cảnh sát chặn ở cây cầu.
Cho đến đêm ngày 19/4, thợ lặn thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển đã nỗ lực hết sức để tiến vào các khu hành khách của con phà.
Phương tiện này đã chìm ngoài khơi khi đang hành trình từ cảng Incheon tới đảo nghỉ mát Jeju. Trong số 476 hành khách và thành viên tổ lái có 339 người là giáo viên và học sinh của một trường trung học ở Ansan, bên ngoài Seoul. Vụ tai nạn là thảm họa trên biển tồi tệ nhất của Hàn Quốc trong 21 năm qua nếu tính về số người mất mạng.
Trong tâm trạng tuyệt vọng, hàng trăm người cũng tập trung ở một sân thể thao ở Jindo, tây nam Hàn Quốc suốt 4 ngày qua để ngóng chờ tin tức người thân. Hiệu phó của trường trung học, người có mặt trên con phà và may mắn thoát chết, đã treo cổ tự vẫn bên ngoài sân thể thao này.
Video đang HOT
Tin tức trước đó cho rằng con phà có thể đã quay mạnh rồi lật nghiêng trước khi chìm. Các nhà điều tra hiện đang tìm hiểu cách thức phà chìm, thành tích an toàn của công ty vận hành và hành động của tổ lái.
Ba thành viên tổ lái trong đó có thuyền trưởng 69 tuổi – đã bị bắt hôm 19/4 vì các tội liên quan đến lơ là trách nhiệm. Các nhân chứng cho biết, thuyền trưởng Lee Joon-seok và các thành viên tổ lái khác đã rời con tàu trước nhiều hành khách khác và lệnh sơ tán đã không được đưa ra.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Máu tiếp tục đổ ở đông Ukraina, hội đàm Geneva
Bộ trưởng Nội vụ Ukraina cho biết đã có 3 người thiệt mạng, 13 người bị thương và 63 người bị bắt giữ vì đụng độ đẫm máu ở căn cứ thành phố cảng Mariupol sớm nay (17/4).
Viết trên trang facebook cá nhân, ông Arsen Avakov nói rằng ba người xấu số thuộc phe li khai thân Nga.
Mariupol nằm là cực nam của khu vực Donetsk, nơi phe li khai đã chiếm giữ nhiều tòa nhà quan chức trong những ngày qua.
Theo Bộ trưởng Avakov, khoảng 300 người li khai đã tấn công một đơn vị quân đội ở Mariupol gần Biển Azov rồi quẳng bom xăng về phía cơ sở này. Binh lính Ukraina đã bắn trả và hạ gục 3 người.
Căng thẳng leo thang ở đông Ukraina khi Nga quyết định sáp nhập bán đảo Crưm tiếp sau một cuộc trưng cầu dân ý ở khu vực ủng hộ việc này. Bất ổn lan tới vùng Donetsk, một vùng nói tiếng Nga khác của Ukraina.
Hôm 15/4, các nhà chức trách tạm quyền ở Kiev đã tiến hành một chiến dịch mà họ gọi là "chống khủng bố" nhằm giải tán những người thân Nga ra khỏi các tòa nhà chính quyền ở miền đông.
Tuy nhiên, ở một số nơi, binh lính Ukraina đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của những người phản đối Kiev.
Play
Theo tin từ BBC, các trực thăng tấn công của Ukraina đã lượn khắp bầu trời khu vực Kramatorsk nhưng cuối cùng quân đội đã phải đầu hàng.
Mỹ cảnh báo Nga
Tổng thống Barack Obama cảnh báo Nga không ủng hộ những hành động tiếp diễn của các nhóm thân Nga có vũ trang ở miền đông Ukraina thêm nữa.
Thông tin cho biết, Nhà Trắng hiện cũng đang xem xét một gói viện trợ phi sát thương cho quân đội Ukraina, có thể bao gồm quần áo và dược phẩm.
Ở Geneva, các ngoại trưởng của Mỹ, EU, Ukraina và Nga đã bắt đầu đối thoại về khủng hoảng. Mỹ và EU đòi chấm dứt sự chiếm đóng ở miền đông Ukraina và yêu cầu khoảng 40.000 quân Nga triển khai gần biên giới với Ukraina phải rút lui.
Khi Ngoại trưởng John Kerry đang có mặt ở Geneva, một quan chức Mỹ còn tuyên bố rằng Nga phải "chớp lấy cơ hội này để xuống thang" nếu không muốn đối mặt với các lệnh cấm vận gay gắt hơn nữa.
Trong khi đó, người đứng đầu Bộ Ngoại giao ở Kiev, Andriy Deshchytsya, kêu gọi Moscow "không hậu thuẫn cho các hoạt động khủng bố ở đông Ukraina".
Trong một diễn biến cho thấy bất hòa giữa Nga và phương Tây vẫn rất gay gắt, Bộ Ngoại giao ở Moscow cáo buộc Washington "luôn thiếu thiện chí hoặc không thể nhìn thấy sự thực như nó vốn có trong thực tế, và trong nỗ lực áp đặt lên phần còn lại của thế giới một nhận thức méo mó về những gì đang xảy ra ở đông nam Ukraina".
Phía Nga đã đề xuất một hiến pháp mới cho Ukraina, trong đó trao thêm quyền lực cho các khu vực miền đông nước này.
Theo giới quan sát, cuộc hội đàm ở Geneva khó đạt được kết quả tích cực.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Giám đốc CIA bí mật tới Ukraine bằng tên giả? Giám đốc Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) John Brennan đã bí mật tới thủ đô Kiev của Ukraine hôm 12/4 với một cái tên giả. Giám đốc CIA John Brennan được cho là đã đến Kiev đạo diễn chiến dịch trấn áp người biểu tình thân Nga ở miền Đông Ukraine. Hãng thông tấn Interfax của Nga dẫn nguồn tin...