Hàn Quốc ngăn chặn lừa đảo dùng deepfake trước thềm tổng tuyển cử
Việc công nghệ deepfake – công nghệ sử dụng trí tuệ nhân tạo AI để tạo các video và hình ảnh giả mạo – ngày càng trở nên phổ biến đang khiến nhà chức trách Hàn Quốc đau đầu khi chỉ chưa đầy 50 ngày nữa quốc gia Đông Bắc Á này tiến hành tổng tuyển cử.
Theo hãng tin Yonhap, từ ngày 29/1 cho đến cuối tuần trước, Ủy ban Bầu cử Quốc gia (NEC) đã phát hiện 129 nội dung truyền thông do AI tạo ra với mục đích vận động bầu cử. Điều này đã vi phạm luật bầu cử mới sửa đổi, và người vi phạm có thể bị phạt tới 7 năm tù hoặc 10 triệu won (7.500 USD). NEC đang nỗ lực chủ động ngăn chặn các thông tin giả do deepfake tạo ra nhằm hạn chế lan truyền những thông tin giả và bảo vệ tính toàn vẹn của quá trình bầu cử trước các mối đe dọa mới nổi, trong bối cảnh tình trạng lừa đảo ngày càng nhiều và liên tục biến tướng
Đây không phải là lần đầu tiên Hàn Quốc phải xử lý vấn nạn deepfake. Trong cuộc bầu cử cấp tỉnh năm 2022, Tổng thống Hàn Quốc đương nhiệm Yoon Suk Yeol cũng là nạn nhân trong một video lan truyền trên mạng xã hội do AI tạo ra.
Khi công nghệ AI tiếp tục phát triển, các chuyên gia cảnh báo về mức độ phức tạp và tốc độ sản xuất deepfake ngày càng tăng cao, vượt xa các quy trình xác minh truyền thống. Do đó, các cơ quan chức năng gặp khó khăn trong việc ngăn chặn những tác động độc hại từ công nghệ này.
Giáo sư Kim Myung-joo tại Đại học Phụ nữ Seoul cho biết, tốc độ sản xuất deepfake nhanh hơn nhiều mức độ cập nhật trong quy trình xác minh của NEC. Hơn nữa, sự phát triển liên tục của công nghệ deepfake đặt thêm những rào cản cho việc phát hiện và giảm thiểu các thông tin sai lệch, đòi hỏi một cách tiếp cận nhiều mặt, ưu tiên các cách thức xác minh nghiêm ngặt.
Bangladesh kết thúc tổng tuyển cử, tỷ lệ sơ bộ cử tri đi bỏ phiếu đạt 40%
Vào 16h chiều 7/1 (theo giờ địa phương), các điểm bỏ phiếu ở Bangladesh đã đóng cửa, khép lại cuộc tổng tuyển cử lần thứ 12 tại quốc gia Nam Á.
Cử tri tại một điểm bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử ở Dhaka, Bangladesh, ngày 7/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, hơn 42.000 điểm bỏ phiếu bắt đầu mở cửa từ 8h sáng cùng ngày để các cử tri bỏ phiếu lựa chọn 299 nghị sĩ Quốc hội. Theo Ủy ban Bầu cử quốc gia, công tác kiểm phiếu đã bắt đầu ngay sau khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa.
Theo ủy ban này, có gần 120 triệu cử tri đủ điều kiện đi bỏ phiếu. Bangladesh đã cho phép toàn dân nghỉ lễ trong ngày tổng tuyển cử để tạo điều kiện cho các cử tri đi thực hiện quyền lợi của mình.
Phát biểu tại họp báo ngày 7/1, Chủ tịch Ủy ban bầu cử quốc gia Kazi Habibul Awal cho biết tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu đạt gần 40% tổng số cử tri hợp lệ. Theo quan chức này, tỷ lệ bỏ phiếu sẽ tăng thêm sau khi các điểm bỏ phiếu hoàn tất kiểm phiếu. Tổng tuyển cử diễn ra an toàn, chỉ ghi nhận vài vụ việc bạo lực và bất thường không đáng kể. Kết quả kiểm phiếu sẽ được công bố muộn nhất là vào nửa đêm 7/1.
Tại Bangladesh, một đảng chỉ có thể thành lập chính phủ nếu có ít nhất 151 ghế trong quốc hội. Giới quan sát dự báo sau chiến thắng áp đảo năm 2009, rồi đến thắng lợi nhiệm kỳ 2 và 3 vào các năm 2014 và 2018, đảng Liên đoàn Awami (AL) của Thủ tướng đương nhiệm Sheikh Hasina có khả năng cao giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm nay để có được nhiệm kỳ thứ 4 liên tiếp lãnh đạo đất nước.
Bầu cử Campuchia: Bắt đầu chiến dịch vận động tranh cử kéo dài 3 tuần Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, ngày 1/7, các chính đảng ở Campuchia đã bắt đầu chiến dịch vận động tranh cử, tranh thủ lá phiếu ủng hộ của cử tri cho cuộc bầu cử nghị sĩ Quốc hội khóa VII dự kiến diễn ra vào ngày 23/7 tới đây. Quang cảnh diễu hành vận động tranh cử của CPP trên đường...