Hàn Quốc muốn Philippines dẫn độ cựu đại sứ
Cảnh sát Hàn Quốc đang thúc đẩy các bước dẫn độ cựu đại sứ Philippines Noe Albano Wong vì cáo buộc quấy rối tình dục một phụ nữ.
Một điều tra viên cấp cao của sở cảnh sát Seoul hôm qua cho biết cựu đại sứ Philippines tại Hàn Quốc Noe Albano Wong, 69 tuổi, bị cáo buộc ôm người phụ ngoài 30 tuổi từ phía sau mà không có sự đồng thuận của cô vào tháng 12 năm ngoái. Cảnh sát Seoul hồi tháng 5 phát Thông báo đỏ tới 190 quốc gia thành viên Interpol (Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế) đối với Wong.
“Động thái này nhằm dẫn độ ông ấy từ Philippines sang Hàn Quốc để ra quyết định truy tố”, điều tra viên cho biết, thêm rằng quyết định dẫn độ hoàn toàn phụ thuộc vào phía Manila.
Đại sứ quán Philippines tại Seoul cho biết họ nhận được khiếu nại về quấy rối tình dục vào tháng 2, khi đại sứ Wong về Manila công tác và đã lập tức chuyển đơn đến Bộ Ngoại giao Philippines, nơi giao nhiệm vụ cho Ủy ban Chuẩn mực và Điều tra (CODI) để xem xét các cáo buộc. Đại sứ quán không nêu tên của đại sứ này.
Cựu đại sứ Noe Albano Wong trong cuộc họp tại đại sứ quán Philippines ở Seoul tháng 9/2019. Ảnh: Korea Times.
Video đang HOT
Cả người khiếu nại và đại sứ Wong đã hợp tác trong quá trình tố tụng do ủy ban điều tra tiến hành. Đại sứ Wong từ chức ngày 16/3, chỉ 7 tháng sau khi được bổ nhiệm tới Seoul.
Đại sứ quán Philippines tại Seoul hiện do đại biện Christian De Jesus phụ trách. Wong, người từng là đại sứ Philippines tại Campuchia, đã tham gia các cuộc đàm phán hiệp định thương mại tự do giữa Hàn Quốc và Philippines, thúc đẩy thu hút du khách Hàn Quốc đến Philippines trong nhiệm kỳ tại Seoul.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết họ tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp trong nước và quốc tế trong việc giải quyết bất kỳ sự cố nào, nhưng từ chối bình luận về sự việc do các quy định về ngoại giao và bảo vệ quyền riêng tư.
Hồi tháng 2, tòa án ở New Zealand đã phát lệnh bắt một nhà ngoại giao Hàn Quốc về tội tấn công tình dục một nhân viên tại đại sứ quán Hàn Quốc ở Wellington ba lần vào cuối năm 2017. Nhà ngoại giao giấu tên bác bỏ các cáo buộc và Hàn Quốc cũng từ chối yêu cầu bắt người của chính quyền New Zealand, dẫn quyền miễn trừ ngoại giao. Bộ Ngoại giao đã kỷ luật ông này bằng cách giảm lương, nhưng sau đó bổ nhiệm ông làm tổng lãnh sự ở một quốc gia khác.
Năm ngoái, một nhà ngoại giao Hàn Quốc từng làm việc tại Campuchia bị miễn nhiệm vì cáo buộc quấy rối tình dục một nữ nhân viên. Thị trưởng Seoul Park Won-soon hồi đầu tháng này đã tự tử sau khi bị một cựu nữ thư ký tố cáo quấy rối tình dục.
Philippines quan ngại vụ tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam
Bộ Ngoại giao Philippines (DFA) lên tiếng "quan ngại sâu sắc" trước thông tin tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam tại Biển Đông, gọi đây là hành động làm tổn hại quan hệ giữa ASEAN và Bắc Kinh.
Bên ngoài tòa nhà của Bộ Ngoại giao Philippines . Ảnh Chụp từ Inquirer
Trong tuyên bố hôm 8.4, DFA nêu rõ: "Trong lúc các cuộc thảo luận về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông đang có đà tiến triển tích cực, điều quan trọng là phải tránh những vụ việc tương tự và cần phải dàn xếp bất đồng trên tinh thần tăng cường đối thoại và tin tưởng lẫn nhau".
DFA nhấn mạnh các bên cần phải tránh những hành vi khiêu khích tại Biển Đông, nhất là trong bối cảnh thế giới đang phải chống chọi với dịch Covid-19, theo CNN Philippines.
Bộ Ngoại giao Philippines cũng bày tỏ tinh thần đoàn kết với Việt Nam, nhắc lại vụ ngư dân Philippines cũng từng bị tàu Trung Quốc đâm chìm trong một vụ tương tự hồi năm ngoái. Những người gặp nạn đã được ngư dân Việt Nam cứu sống.
Một ngày trước đó, Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã gửi công hàm lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc phản đối lập trường của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.
Đồng thời, Việt Nam cũng gửi công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc bồi thường liên quan đến việc tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hôm 2.4.
Tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị đâm chìm . Ảnh Ngư dân cung cấp
Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh bịa đặt rằng tàu Việt Nam đâm tàu Trung Quốc, Việt Nam đã lên tiếng phản đối sự vu khống trắng trợn này.
Hành vi ngang ngược của tàu hải cảnh Trung Quốc cũng buộc Mỹ phải lên tiếng. Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 6.4 đã lên tiếng bày tỏ "rất quan ngại" về vụ Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam.
Trong thông cáo đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 6.4, phát ngôn viên Morgan Ortagus của Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh: "Vụ việc này (đâm tàu cá Việt Nam) là hành động mới nhất trong chuỗi hành động lâu dài của CHND Trung Hoa nhằm củng cố những yêu sách biển phi pháp và gây bất lợi cho các quốc gia láng giềng Đông Nam Á ở Biển Đông".
Thụy Miên
Philippines khẳng định không từ bỏ quyền ở Biển Đông Philippines sẽ tiếp tục khẳng định các quyền của mình ở Biển Đông ngay cả khi theo đuổi quan hệ song phương với Trung Quốc. Tuyên bố này được phát ngôn viên Phủ Tổng thống Philippines Harry Roque đưa ra trong cuộc họp báo hôm 16/7. Tròn ngày này 4 năm trước, Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà...