Hàn Quốc muốn mua hệ thống “Vòm sắt” của Israel
Hàn Quốc muốn mua hệ thống phòng thủ Iron Dome của Israel, nhằm bảo vệ nước này khỏi sức mạnh khủng khiếp của pháo binh Triều Tiên
Tạp chí Armyrecognition.com dẫn lời của Giám đốc điều hành công ty quốc phòng Rafael cho biết, việc triển khai và sử dụng hiệu quả hệ thống phòng không Iron Dome đã tạo tiền đề cho việc xuất khẩu ra ngoài biên giới nước này.
Theo đó đại diện của công ty Rafael cho hay, Quân đội Hàn Quốc đang tỏ ý định muốn mua các hệ thống phòng thủ Iron Dome để bảo vệ nước này trước các mối đe dọa từ lực lượng pháo binh đông đảo của Triều Tiên.
Hệ thống Iron Dome sẽ giúp bảo vệ Seoul trước nguy cơ cuộc pháo kích khủng khiếp từ Bình Nhưỡng.
Iron Dome đang được lực lượng Phòng vệ Israel sử dụng để chống lại các cuộc tấn công bằng rocket (bắn từ bệ pháo phản lực) do lực lượng vũ trang, tổ chức hồi giáo ở Palestine và Lebanon thực hiện, “với tỉ lệ đánh chặn thành công lên tới 90%”, theo báo cáo của quan chức Israel công bố.
Yedidia Yaarin – Giám đốc điều hành của Rafael, công ty chế tạo ra Iron Dome cho hay, hiệu quả, cơ động giá thành hợp lý là những yếu tố hàng đầu khi khách hàng quan tâm tới các hệ thống phòng thủ do Rafael sản xuất.
Video đang HOT
Ông này còn cho biết, hiện tại đại diện của Rafael đã có mặt tại Seoul để xúc tiến thêm về hợp đồng đầy tiềm năng này với Quân đội Hàn Quốc.
Các hệ thống phòng không hiện tại của Quân Đội Hàn Quốc bị đánh giá là thiếu hiệu quả, không đủ khả năng chống lại các cuộc tấn công bằng pháo binh – tên lửa Triều Tiên trong tương lai.
Đây là đầu tiên Rafael công bố danh tính của một quốc gia muốn sở hữu hệ thống Iron Dome, điều mà công ty này chưa bao giờ làm từ trước tới nay. Trước đó Rafael chỉ ưu tiên sản xuất Iron Dome cho lực lượng Phòng vệ Israel, và hiện nay quân đội nước này đã nhận được tổng cộng được 9 trong số 12 tổ hợp Iron Dome được đặt mua.
Hệ thống phòng không cơ động tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết Iron Dome được thiết kế để đánh chặn và phá hủy các loại đạn rocket, đạn pháo từ cự ly 4-70km.
Một hệ thống Iron Dome bao gồm 3 thành phần chính: radar phát hiện và theo dõi mục tiêu EL/M-2084; trạm điều khiển vũ khí và quản lý chiến đấu BMC; đơn vị hỏa lực (với tên lửa Tamir lắp cảm biến quang học và cánh lái định hướng).
Tổ chức bố trí chiến đấu Iron Dome theo kiểu khẩu đội, mỗi khẩu đội sẽ gồm: radar; trạm điều khiển và vài bệ phóng (mỗi bệ có 20 đạn đánh chặn Tamir có giá chừng 20.000 USD/quả).
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Một binh sĩ Israel bị bắn chết ở biên giới với Li Băng
Israel tố cáo phía Li Băng đã bắn chết một binh sĩ Israel vào ngày 15.12, làm gia tăng căng thẳng ở khu vực biên giới.
Binh sĩ Israel tuần tra tại khu vực biên giới Israel và Li Băng - Ảnh: AFP
"Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) xác nhận một binh sĩ IDF đã bị bắn chết trong lúc lái xe dọc theo biên giới Israel - Li Băng", AFP dẫn thông cáo của quân đội Israel ngày 16.12.
"Binh sĩ này đã qua đời tại bệnh viện do vết thương quá nặng. Điều tra sơ bộ cho thấy tay thiện xạ là một binh sĩ của Lực lượng vũ trang Li Băng", cũng theo thông cáo trên.
Thông cáo trên cho biết thêm rằng Israel đã khiếu nại lên Lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại miền Nam Li Băng (UNIFIL), khẳng định vụ nổ súng là hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Israel.
"Chúng tôi sẽ không dung thứ bất kỳ hành động gây hấn nào chống lại Israel và duy trì quyền được phòng vệ", quân đội Israel cho biết.
Người phát ngôn UNIFIL Andrea Tinenti cho biết UNIFIL đã được thông báo về một vụ căng thẳng biên giới Israel - Li Băng "nghiêm trọng" và kêu gọi các bên kiềm chế.
Theo AFP, hồi 12.12, quân đội Israel cũng tố cáo các binh sĩ Li Băng đã nổ súng sang phía Israel, nhưng không có thương vong.
AFP cho hay Li Băng và Israel hiện đang trong tình trạng chiến tranh. UNIFIL đã được thành lập sau cuộc chiến đẫm máu Israel - Li Băng hồi 2006, kéo dài trong vòng một tháng, nhưng khiến 1.200 người Li Băng thiệt mạng, đa số là thường dân, và 160 người Israel chết, đa số là binh sĩ.
Theo TNO