Hàn Quốc mở thầu nhập hơn 55.000 tấn gạo Việt
Tổng lượng gạo mà quốc gia này mở thầu trong năm nay là hơn 400.000 tấn, trong đó, Việt Nam là nhà cung cấp gạo thứ 3 trong danh sách mời đấu thầu theo hạn ngạch với 55.112 tấn gạo.
Theo thông báo của Tổng công ty thương mại nông thủy sản và lương thực Hàn Quốc (aT), trong số 408.700 tấn gạo nhập khẩu, Hàn Quốc cam kết phân bổ 388.700 tấn gạo theo cơ chế hạn ngạch quốc gia CSQ (Country-Specific Quota) cho 5 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Theo các nhà xuất khẩu, giá cả và chất lượng gạo Việt Nam đang được thị trường thế giới đánh giá tốt hơn trước rất nhiều. Ảnh L.N
Cụ thể, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng gạo và kế hoạch các đợt đấu thầu nhập khẩu gạo trong năm 2022 của Hàn Quốc ưu đãi 5% dành cho 55.112 tấn gạo của Việt Nam khi xuất khẩu sang quốc gia này. Còn lại, Trung Quốc có 157.195 tấn, Mỹ 132.304 tấn, Thái Lan 28.494 tấn và Úc 15.595 tấn.
Video đang HOT
Khối lượng 20.000 tấn gạo nhập khẩu còn lại được áp dụng theo hình thức đấu thầu quốc tế rộng rãi. Hiện thuế suất áp dụng cho khối lượng gạo nhập khẩu ngoài hạn ngạch là 513%.
Theo Vụ Thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công thương), kế hoạch đấu thầu là trong tháng 2.2022, Hàn Quốc thông báo mở thầu mua 27.791 tấn gạo từ Việt Nam gồm cả gạo lứt hạt dài và gạo tẻ hạt dài. Hàng được giao đến các cảng Icheon, Mokpo, Ulsan và Busan. Dự kiến, thời gian mở thầu sẽ diễn ra vào ngày 28.2 tới.
Trong nửa đầu năm 2022, các đợt đấu thầu dự kiến sẽ được thông báo vào tháng 1, 2, 4 và 6 (tổng cộng bốn lần). Nửa cuối năm 2022, dự kiến sẽ tổ chức thêm hai hoặc ba đợt đấu thầu tùy thuộc vào tình hình trong nước. Trước đó, trong đợt đấu thầu vào tháng 1.2022, Hàn Quốc không nhập khẩu gạo có xuất xứ từ Việt Nam.
Thúc tiến độ điều tra sự cố gối cầu Metro Số 1
Sở Giao thông Vận tải đề nghị chủ đầu tư đẩy nhanh thuê tư vấn độc lập nhằm điều tra sự cố gối cầu tuyến Metro Số 1, bởi sau 8 tháng chưa rõ nguyên nhân.
Nội dung đề cập ở báo cáo tình hình giải quyết một số vấn đề liên quan dự án Metro Số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), vừa được Sở Giao thông Vận tải gửi UBND TP HCM. Việc bổ sung tư vấn độc lập trước đó do Ban quản lý đường sắt đô thị (MAUR - chủ đầu tư) đề xuất để thực hiện thí nghiệm đối chứng, kiểm định xây dựng, thử khả năng chịu lực công trình.
Một trong các gối cao su trên tuyến Metro Số 1 được dỡ ra ngoài sau khi phát hiện xê dịch. Ảnh: Phạm Quỳnh.
Hiện việc triển khai gói thầu tư vấn độc lập được Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng thống nhất. Vì vậy Sở Giao thông Vận tải đề nghị MAUR rút ngắn thời gian lựa chọn nhà thầu để đẩy nhanh tiến trình kiểm tra. Kết quả sau đó sẽ được đối chiếu để đánh giá với báo cáo từ liên danh Sumitomo - Cienco6 (SCC). Đây là tổng thầu gói thầu CP2 (đoạn trên cao và depot tuyến Metro Số 1) - nơi bị sự cố gối cầu.
Gói thầu CP2 dùng hơn 1.100 gối cao su của hãng Megaba (Hàn Quốc) và Kawakin (Nhật Bản). Cả hai thương hiệu đều có gối bị xê dịch khỏi vị trí đã lắp trên tuyến metro. Trước đó nguyên nhân sơ bộ được liên danh SCC đưa ra là do đường ray trong quá trình lắp đặt tạm thời đã ảnh hưởng trực tiếp, dẫn đến gối cầu trên tuyến bị dịch chuyển.
Tổng thầu nhận định điều kiện lắp hoặc xả các kẹp ray dưới sự thay đổi của nhiệt độ ảnh hưởng chuyển động của dầm cầu tuyến metro, đoạn qua trụ P14-10 (TP Thủ Đức) - nơi một gối cầu rơi ra ngoài. Đồng thời, SCC cũng phân tích sự dịch chuyển của gối tăng lên khi mối nối đường ray nằm gần khe co giãn trên cầu cạn của dự án.
Kỹ sư kiểm tra ở vị trí bị sự cố tại trụ P14-10, tháng 11/2020. Ảnh: Quỳnh Trần.
Cuối tháng 10/2020, gối cao su dầm cầu cạn tại trụ P14-10 bị phát hiện rơi ra ngoài. Quá trình xác minh, hai tháng sau thêm một gối cầu khác bị lệch khỏi vị trí tại trụ P12-34, thuộc đoạn cầu cạn nằm giữa ngã tư Thủ Đức và Bình Thái (TP Thủ Đức). Hồi tháng 4/2020, thêm bốn gối khác tình trạng tương tự.
Liên quan sự cố, UBND TP HCM đã chỉ đạo chủ đầu tư kiểm tra năng lực, bộ máy tổ chức liên danh NJPT (tư vấn chung dự án Metro Số 1) cùng các nhà thầu để có biện pháp giải quyết, đảm bảo chất lượng, tiến độ dự án. Hiện, Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng cũng yêu cầu rà soát liên tục toàn bộ gối cầu, xuyên suốt cho đến khi hoàn thành việc xử lý...
Metro Số 1 tổng mức đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng, dài gần 20 km từ Bến Thành đến depot Long Bình (TP Thủ Đức). Toàn dự án hiện đạt hơn 86%, trong đó gói thầu CP2 hơn 93%. Tuyến metro dự kiến đưa vào khai thác năm 2022.
Tỷ lệ tiêm chủng khởi sắc, Hàn Quốc trên đà đạt miễn dịch cộng đồng Sau khoảng 100 ngày triển khai chương trình tiêm vaccine COVID-19, Hàn Quốc đã ghi nhận tỷ lệ tiêm phòng cao và đang trên đà đạt được miễn dịch cộng đồng vào tháng 11. Với tốc độ tiêm chủng như hiện nay, khoảng 36 triệu người, tức 70% dân số Hàn Quốc, có thể được tiêm chủng đầy đủ vào tháng 11 tới....