Hàn Quốc mở rộng vùng phòng không sang vùng của Trung Quốc
Hàn Quốc hôm nay đã công bố vùng phòng không mở rộng của nước này chồng lấn lên vùng phòng không Trung Quốc mới tuyên bố và bao gồm cả một đảo chìm tranh chấp giữa hai nước.
Động thái của Hàn Quốc được cho là nhằm đáp trả tuyên bố vùng phòng không mới đây của Trung Quốc.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết vùng phòng không mới sẽ có hiệu lực từ ngày 15/12 và bao phủ đảo Ieodo, đảo chìm ở ngoài khơi bờ biển miền nam nước này, được Trung Quốc gọi là Suyan.
Không phận bên trên quần đảo do Seoul quản lý này từ lâu đã là nguồn cơn căng thẳng giữa Hàn Quốc và Trung Quốc và nó cũng nằm trong vùng phòng không của Trung Quốc và Nhật Bản.
Tháng trước, Trung Quốc đã đẩy căng thẳng lên cao khi đơn phương tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Hoa Đông, theo đó các máy bay ngoại quốc phải đệ trình lịch bay cho Bắc Kinh. Vùng phòng không bao trùm lên cả một số khu vực hiện do Hàn Quốc hoặc Nhật Bản quản lý, vì vậy đã gây phản ứng mạnh mẽ từ 2 nước láng giềng và các đồng minh chủ chốt của họ, trong đó có Mỹ.
“Chúng tôi sẽ phối hợp với các nước liên quan để ngăn chặn đối đầu quân sự bất ngờ và đảm bảo an toàn của các máy bay”, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-Seok cho hay. “Vùng phòng không mới phù hợp với quy định và nghi thức hàng không quốc tế”, ông cho biết thêm.
Cũng theo ông Kim, Seoul đã thông báo trước với các nước láng giềng và các nước liên quan về vùng phòng không mới của mình, vùng phòng không mở rộng đầu tiên trong 62 năm qua.
Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, vùng mới mở rộng khoảng 66.480m2, hay bằng 2/3 diện tích của Hàn Quốc, ra các vùng biển ngoài khơi bờ biển phía nam.
Hiện chưa có phản ứng gì từ phía Trung Quốc và Nhật về động thái của Hàn Quốc.
Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Jen Psaki xác nhận Seoulđã trước đó đã tham khảo với Washington và giới chức Mỹ “hiểu nỗ lực của Hàn Quốc sẽ theo đuổi hành động này một cách có trách nhiệm”, khi thông báo trước với các nước khác.
Video đang HOT
Căng thẳng tăng cao kể từ khi Trung Quốc tuyên bố vùng phòng không mới, trong động thái mà các nước láng giềng coi là nhằm khẳng định sức mạnh quân sự và khẳng định các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của nước này.
Ngoài Ieodo tranh chấp với Hàn Quốc, vùng phòng không Trung Quốc bao trùm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản, khu vực là điểm nóng căng thẳng giữa hai nước trong suốt hơn một năm qua.
Cả Tokyo và Seoul đều phủ nhận yêu cầu của Bắc Kinh, cho máy bay quân sự bay vào vùng Trung Quốc tuyên bố mà không cần thông báo cho giới chức Trung Quốc. Trước đó, Mỹ cũng phái 2 máy bay ném bom B-52 vào khu vực.
Boo Hyung-wook, một nhà nghiên cứu thuộc Viện phân tích quân sự Hàn Quốc, cho rằng tranh chấp mới nhất xuất phát từ tham vọng củng cố tuyên bố chủ quyền đối với Senkaku/Điếu Ngư của Trung Quốc.
“Do Hàn Quốc nằm gần Nhật, không tránh khỏi việc Trung Quốc để một số vùng phòng không của mình chồng lấn lên Hàn Quốc. Điều này dẫn đến rắc rối với Seoul”, ông nói.
“Đã đến lúc 3 nước phải ngồi lại nhằm tránh xảy ra viễn cảnh xấu nhất”, ông nhận định nhưng cũng cho rằng “không có khả năng cao” tranh chấp mới nhất dẫn đến một cuộc đụng độ quân sự thực sự.
Theo Dantri
Mỹ Nhật tập trận ngay trước vùng phòng không Trung Quốc
Mỹ - Nhật tiến hành cuộc tập trận hải quân thường niên AnnualEx 2013 trên vùng biển ngoài khơi quần đảo Okinawa, phía nam Nhật Bản.
Cuộc tập trận hải quân chung thường niên AnnualEx 2013 diễn ra từ ngày 25/11 ở ngoài khơi quần đảo Okinawa, phía nam Nhật Bản. Cuộc tập trận có sự tham gia của USS George Washington, hàng không mẫu hạm vừa trở về sau khi hoàn thành nhiệm vụ viện trợ nhân đạo Philippines sau siêu bão.
Cuộc tập trận AnnualEx 2013 diễn ra ở ngoài khơi đảo Okinawa (ngôi sao), gần khu vực nhận dạng phòng không của Trung Quốc (khu vực màu đỏ). Trung Quốc trong tuần này cũng rầm rộ đưa hàng chục chiến đấu cơ ra tập trận ở biển Hoa Đông, sau đó cho máy bay tuần tra vùng nhận dạng phòng không mới lập.
Các nhà phân tích cho rằng rất khó để xảy ra một cuộc chiến tranh Trung - Nhật, nhưng bối cảnh căng thẳng và các hoạt động liên tục có thể làm gia tăng nguy cơ phát sinh những tình huống nguy hiểm bất ngờ.
Đồ họa: CNN.
"Cuộc tập trận đã được lên kế hoạch từ một năm trước", Phó đô đốc Mark Montgomery, chỉ huy Hạm đội 7, lực lượng tham gia tập trận của Mỹ, cho biết. AnnualEx 2013 nhằm tăng cường khả năng phòng thủ và tương tác giữa Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) và Hải quân Mỹ.
Cuộc tập trận còn giúp hai nước đánh giá khả năng tương tác, hiệp đồng tác chiến trong việc bảo vệ Nhật Bản cũng như với các tình huống bất ngờ trong khu vực Ấn Độ Dương và châu Á-Thái Bình Dương.
AnnualEx 2013 diễn ra vào thời điểm căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản tăng cao sau khi Bắc Kinh tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, bao trùm lên cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp.
Lực lượng đặc nhiệm Nhật Bản tham gia dưới sự chỉ huy của Phó đô đốc Yasushi Matsushita, sử dụng nhiều tàu lớn trong đó có tàu sân bay trực thăng lớp Hyuga.
Lực lượng hải quân Mỹ tham gia cuộc tập trận bao gồm tàu sân bay USS George Washington (ảnh), tàu tuần dương tên lửa USS Atietam, tàu khu trục tên lửa USS Curtis Wilbur, USS Lassen, USS McCampbell, USS Mustin, các máy bay tuần tra trinh sát hàng hải và một tàu ngầm.
Nhóm tác chiến do tàu sân bay USS George Washington dẫn đầu bắt đầu tham gia hoạt động tập trận vào ngày 27/11 và 28/11, trang tin America's Navy cho biết.
Trung bình, cứ vài phút lại có một máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet cất cánh tham gia các bài tập. Đây là loại máy bay tiêm kích được sử dụng chủ yếu trên các tàu sân bay Mỹ, thay thế cho máy bay siêu âm F-14 Tomcat.
Máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet hạ cánh xuống tàu USS George Washington.
Thủy thủ trên tàu mặc áo khoác có màu tương ứng với từng nhiệm vụ. Họ chịu trách nhiệm cho quá trình cất cánh cũng như hạ cánh của các chiến đấu cơ.
Theo VnExpress
Trung Quốc đã manh nha ý định lập ADIZ ít nhất từ 4 năm trước Bắc Kinh đã bộc lộ ý đồ thiết lập ADIZ từ 4 năm về trước. "Chúng ta phải tiến hành hiện đại hóa lực lượng không quân, phải tìm cách đạt được một sự đồng thuận trong quân đội về vấn đề khu nhận diện phòng không", Hứa Kỳ Lượng, Tư lệnh Không quân Trung Quốc phát biểu trong lễ kỷ niệm 60...