Hàn Quốc lo thiếu bác sĩ khi Covid-19 trở lại
16 ngày liên tiếp Seoul ghi nhận hàng trăm ca nhiễm mới mỗi ngày, làm dấy lên lo ngại tình trạng thiếu y bác sĩ và giường bệnh khi đối mặt Covid-19 lần hai.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) công bố 308 ca nhiễm mới tính đến đêm thứ sáu, phần lớn người bệnh ở thủ đô và các khu vực lân cận. Mặc dù quy định giãn cách xã hội được xiết chặt, dịch bệnh vẫn tiếp tục bùng phát tại các nhà thờ, cơ quan văn phòng, viện dưỡng lão và cơ sở y tế.
Sự gia tăng đột biến về số ca bệnh đã làm cạn kiệt các cơ sở bệnh viện. Bộ Y tế cho biết chỉ còn 4,5% giường bệnh ở vùng Seoul còn trống, dùng cho các ca bệnh nguy kịch, tính đến ngày 28/8. Số giường bệnh trống giảm 22% so với một tuần trước đó.
“Chỉ có khoảng 15 giường bệnh được cung cấp ngay lập tức ở thành phố Seoul, cho những bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch, có rất nhiều bệnh nhân đang trong tình trạng nghiêm trọng và cần phải nhập viện”, Ông Yoon Tae-ho, Tổng giám đốc chính sách y tế công cộng của Bộ Y tế, cho biết.
Theo dữ liệu KCDC, hơn 1.000 trường hợp bắt nguồn từ Nhà thờ Sarang Jeil ở Seoul, nơi đang là trung tâm của làn sóng lây nhiễm mới, kéo theo ít nhất 25 cụm dịch mới. Hơn 300 người nhiễm do tham gia cuộc biểu tình chống chính phủ cùng với các thành viên của nhà thờ trong tháng này.
Một con phố mua sắm vắng vẻ ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 23/8. Ảnh: AP
Cuộc chiến với làn sóng Covid-19 thứ hai trở nên phức tạp hơn bởi cuộc đình công liên tục của gần 16.000 bác sĩ nội trú và thực tập viên. Ngày 21/8, do bất đồng về kế hoạch huy động nhân viên y tế chống tình huống khẩn cấp như đại dịch, các y bác sĩ đình công.
Chính phủ Hàn Quốc yêu cầu các bác sĩ trên cả nước quay lại làm việc. Bộ Y tế đã gửi khiếu nại đến sở cảnh sát đối với ít nhất 10 bác sĩ và kéo dài lệnh yêu cầu làm việc. Các bác sĩ này là trụ cột tại các phòng cấp cứu và đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU).
Video đang HOT
Dù nhiều y bác sĩ làm việc tình nguyện ở các trung tâm xét nghiệm tạm thời trong thời gian dịch bệnh bùng phát, nhưng các bệnh viện lớn cho biết công việc khám chữa bệng vẫn bị ảnh hưởng và chậm trễ.
Ông Yoon nói: “Các bác sĩ nên ở bên cạnh bệnh nhân khi chúng ta đối mặt với khả năng lây truyền Covid-19 trên toàn quốc. Chúng ta đang đứng ở tuyến phòng thủ cuối cùng để làm giảm sự lây lan trong khu vực thủ đô Seoul, và nếu chúng ta thất bại, lựa chọn duy nhất còn lại là giãn cách xã hội lên mức cao nhất”.
Seoul đã ra quyết định giãn cách với mức chưa từng có: bắt đầu từ chủ nhật này, các cơ sở kinh doanh ăn uống bị hạn chế. Quán ăn,tiệm bánh mì ở vùng thủ đô phải dừng hoạt động sau 9h tối. Một số quán rượu, cà phê, nới được cho là điểm nóng về nguy cơ lây lan, chỉ được phép bán đồ mang đi. Các nhà thờ, hộp đêm, phòng tập thể dục và hầu hết các trường học trong khu vực đều đã đóng cửa. Người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang ở những nơi công cộng.
Sự bùng phát trở lại của Covid-19 tại Hàn Quốc nâng tổng số ca nhiễm bệnh của cả nước vượt 19.900, trong đó có 324 người tử vong, theo dữ liệu trường Đại học Johns Hopkins tính đến 31/8.
100 ngày đại dịch Covid-19 bùng phát: 10 khoảnh khắc ám ảnh không thể quên
Ngày 31/12/2019, một "căn bệnh bí ẩn" được báo cáo ở Vũ Hán, Trung Quốc. Căn bệnh đó - được đặt tên là Covid-19 - đến nay 100 ngày đã gây bệnh cho hơn 1,6 triệu người ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó hơn 95.000 người đã chết.
Dưới đây là 10 hình ảnh xác nhận sự bùng phát của đại dịch Covid-19 ám ảnh, không thể nào quên.
Ông Lý Văn Lượng - bác sĩ nhãn khoa tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán - là người đã cảnh báo từ sớm về một chủng virus corona mới "gây ra một căn bệnh lạ" nhưng ban đầu không nhận được sự chú ý của các nhà chức trách. Chính bác sĩ Lý sau đó cũng qua đời vì bệnh Covid-19 vào ngày 7/2 khiến nhiều người Trung Quốc xót xa. Ông được xem là biểu tượng cho sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng mang tên Covid-19.
Các ca bệnh gia tăng chóng mặt ở Vũ Hán và các thành phố khác trên khắp Trung Quốc vào thời điểm gần tết Nguyên Đán 2020. Điều này khiến một số lễ đón Tết Nguyên đán đã bị hủy bỏ, khiến những con đường vốn đầy màu sắc và đông đúc vào dịp Tết trông ảm đảm, vắng hoe. Trong ảnh là cảnh công nhân tháo dỡ đồ trang trí vào ngày 24/1/2020, sau khi hội chợ Tết Nguyên đán ở Công viên Ditan, Bắc Kinh bị hủy bỏ. Khi đại dịch Covid-19 lan rộng ra toàn cầu, hàng nghìn sự kiện lớn cũng như việc tụ họp công cộng trên khắp thế giới cũng bị cấm, hủy bỏ hoặc hoãn như Thế vận hội Tokyo 2020, Liên hoan phim Cannes hay Liên hoan Glastonbury.
Để đối phó với đại dịch, Trung Quốc đã gấp rút xây dựng 1 bệnh viện riêng chuyên điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus corona có 1.000 giường chỉ trong 10 ngày (khởi công ngày 23/1 và hoàn thành vào ngày 2/2) mang tên Hỏa Thần Sơn. Một bệnh viên thứ 2 mang tên Lôi Thần Sơn tiếp tục được xây dựng sau đó.
Đầu tháng 2, sự chú ý của công chúng đổ về du thuyền hạng sang Diamond Princess khi nó trở thành ổ dịch Covid-19 nổi trên biển với 700 ca bệnh và 7 ca tử vong. Con tàu bị cách ly ngoài khơi bờ biển Nhật Bản hàng tháng để kiểm dịch nhưng việc xử lý kiểm dịch trên tàu Diamond Princess bị chỉ trích nặng nề vì một số hành khách bị nhiễm bệnh được phép bay về nhà. Bộ trưởng Y tế Nhật Bản Katsunobu Kato đã phải lên tiếng xin lỗi về việc này.
Đến đầu tháng 3, miền bắc Ý đã nổi lên như là một tâm dịch mới của căn bệnh chết người này. Hình ảnh gây sốc cho thấy các bệnh nhân phải đeo túi khí hô hấp trùm kín đầu nằm điều trị bên trong phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) tạm thời ở khu vực Bergamo. Hình ảnh này đã phần nào phản ánh cuộc khủng hoảng mang tên Covid-19 nghiêm trọng đến mức nào ở Ý. Nước này phải ban hành lệnh phong tỏa lần đầu tiên vào ngày 9/3. Hiện Ý đã ghi nhận hơn 17.000 người chết vì Covid-19 - con số cao nhất thế giới.
Một hình ảnh khác xác định đại dịch Covid-19 đang hoành hành gây hoang mang, sợ hãi khắp thế giới là các kệ siêu thị trống hàng. Khi virus corona lan truyền khắp thế giới, mọi người bắt đầu hoảng loạn mua dự trữ hàng hóa, thực phẩm khiến tình trạng khan hàng, cháy hàng đặc biệt là các sản phẩm khẩu trang, nước sát khuẩn, giấy vệ sinh... ở khắp các siêu thị trên thế giới.
Một khoảnh khắc sâu sắc hơn về đại dịch Covid-19 là những người hát và nhảy/tập thể dục trên ban công khi hàng triệu người đã quen với việc lần đầu tiên phải giam mình trong nhà, không được tự do đi lại bên ngoài để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh. Tính đến ngày 9/4, hơn một phần ba dân số thế giới đang bị phong tỏa, phải ở yên trong nhà.
Thành phố New York (Mỹ) đã trở thành một trong những thành phố bị ảnh hưởng nặng nhất bởi đại dịch Covid-19 trên thế giới. Để điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân tràn vào bệnh viện, Trung tâm Javits đã được chuyển đổi thành một bệnh viện tạm thời với 1.000 giường.
Trong khi đó, các nhân viên y tế trên khắp thế giới tiếp tục bất chấp nguy cơ lây bệnh, đe dọa đến tính mạng vẫn can đảm chiến đấu trên chiến tuyến chống đại dịch. Nhiều nơi phải đối mặt với tình trạng thiếu thiết bị y tế thiết yếu, khiến một số y tá phải mặc túi rác để bảo vệ bản thân khỏi virus corona. Trong ảnh là một y tá làm việc trong phòng chăm sóc đặc biệt dành cho bệnh nhân Covid-19 mặc túi rác và đeo khẩu trang bảo vệ tại cửa ra vào khẩn cấp của bệnh viện San Jorge vào ngày 31/3/2020 tại Huesca, Tây Ban Nha.
Virus corona không chừa một ai. Những người nổi tiếng, các chính trị gia và các nhân vật của công chúng khác đã nhiễm bệnh, bao gồm cả Thủ tướng Anh Vladimir Johnson, người đã phải vào phòng chăm sóc đặc biệt để điều trị vì các triệu chứng bệnh tăng nặng. Hàng chục chính trị gia hàng đầu ở Iran cũng đã nhiễm bệnh hoặc thậm chí chết vì Covid-19. Những người nổi tiếng bao gồm Tom Hanks và Idris Elba cũng thử nghiệm dương tính với Covid-19. Những nhân vật nổi bật như nhà viết kịch Terrence McNally, nam diễn viên Mark Blum và nữ diễn viên Lucia Bosè đã tử vong vì virus corona...
Minh Nhật
Những y bác sĩ bị ngược đãi vì Covid-19 "Chúng tôi chắc chắn cô nhiễm nCoV, đừng hòng vào tòa nhà", người hàng xóm la ó với Sanjibani Panigrahi, bác sĩ tại một bệnh viện ở Ấn Độ. Trong bối cảnh cuộc chiến chống Covid-19 ngày càng cam go, nhân viên y tế khắp thế giới đang được ca ngợi vì đã làm việc không kể thời gian và nguy hiểm để...