Hàn Quốc lo lắng vì biểu tình của người lái xe tải
Hàn Quốc đứng trước nguy cơ gián đoạn sản xuất và nguồn cung nhiên liệu do nhiều người lái xe tải vào ngày 24/11 biểu tình lớn lần thứ hai trong vòng 6 tháng qua.
Một thành viên của CTSU tại Ulsan (Hàn Quốc). Ảnh: Reuters
Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết với giá nhiên liệu tăng mạnh, nhiều lái xe tải lên tiếng đề nghị chính phủ Hàn Quốc áp dụng cố định hệ thống thanh toán tối thiểu có tên “cước vận tải an toàn” vốn dự kiến hết hiệu lực vào cuối năm nay. Ngoài ra, họ cũng yêu cầu mở rộng các lợi ích cho người lái xe tải ở những ngành công nghiệp khác.
Video đang HOT
Vào đầu tuần này, Bộ trưởng Giao thông Won Hee-ryong cho biết hệ thống “cước vận tải an toàn” chưa cải thiện được an toàn cho người lái xe tải mà chỉ giúp họ tăng thu nhập, đó là lý do chính phủ Hàn Quốc ban đầu từ chối kéo dài chương trình này.
Chính phủ Hàn Quốc xác nhận sẽ kéo dài chương trình “cước vận tải an toàn” thêm 3 năm nhưng lại từ chối các yêu cầu khác của Liên đoàn đoàn kết người lái xe tải (CTSU). Trong tháng 6, cuộc biểu tình kéo dài 6 ngày của những người lái xe tải đã gây trì hoãn vẫn chuyển hàng hóa khắp Hàn Quốc, gây thiệt hại trên 1,2 tỷ USD.
Người đứng đầu Liên đoàn đoàn kết người lái xe tải (CTSU) – ông Lee Bong-ju cảnh báo cuộc biểu tình có thể làm đứt nguồn cung dầu mỏ từ các nhà máy lọc dầu cũng như việc vận chuyển tại nhiều cảng chính và nhà máy công nghiệp.
Ông Lee Bong-ju ngày 24/11 cho biết: “Chúng tôi buộc phải ngừng mọi việc vận chuyển tại Hàn Quốc”. Ông Lee Bong-ju đồng thời cảnh cáo rằng giá cả có thể tăng thêm do chi phí vận tải gia tăng.
Thủ tướng Han Duck-soo cùng ngày 24/11 nhấn mạnh: “Nếu cuộc biểu tình tiếp tục, sẽ phát sinh gánh nặng không chỉ lên các lĩnh vực công nghiệp chính mà còn cả đời sống của người dân và cả nền kinh tế quốc gia”.
CTSU đã phát động 16 cuộc biểu tình khắp Hàn Quốc ngày 24/11, trong đó gồm một cảng tại Ulsan nơi đặt nhà máy sản xuất của Hyundai Motor. CTSU có 25.000 thành viên, chiếm khoảng 6% người lái xe tải của Hàn Quốc.
Pháp giải phóng nhiên liệu dự trữ chiến lược do khủng hoảng năng lượng
Chính phủ Pháp đã buộc phải giải phóng nhiên liệu dự trữ chiến lược của mình trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung trầm trọng.
Cuối tuần qua đã chứng kiến tình trạng thiếu nhiên liệu tại các trạm xăng ở Pháp. Ảnh: AP
Theo trang tin Euractiv.fr (Pháp) ngày 10/10, Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne, hiện đang có chuyến công du tới Algeria, cho biết Paris đã "giải phóng kho dự trữ chiến lược" và tăng lượng cung cấp nhiên liệu lên 20%.
Vào chiều 9/10, gần một phần ba các trạm xăng của Pháp đã bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về nguồn cung, theo một báo cáo của Bộ chuyển đổi năng lượng Pháp.
"Đối mặt với tình hình ngày càng khó khăn, chúng tôi đã thực hiện các biện pháp để mở các kho chứa vào cuối tuần, cho phép giải phóng các kho dự trữ chiến lược của chúng tôi và tăng nhập khẩu", Bộ trưởng Chuyển tiếp Năng lượng Pháp Agnès Pannier-Runacher thông báo trên Twitter vào tối cùng ngày.
Trong suốt 2 ngày cuối tuần, các vấn đề về nguồn cung đã gây ra sự tắc nghẽn do lượng lớn xe ô tô tại một số trạm xăng. Nhu cầu nhiên liệu đã tăng lên tới 30-35% so với thường lệ vào ngày 9/10, theo Bộ trưởng Agnès.
Bà Agnès cũng kêu gọi người dân Pháp không đổ xô đến các trạm xăng dầu, đồng thời cảnh báo rằng "những biện pháp trên sẽ cho phép tình hình cải thiện trong suốt cả tuần".
Trong hơn 10 ngày qua, các nhà máy lọc dầu và kho chứa nhiên liệu đã chứng kiến một phong trào đình công do công đoàn CGT phát động, đòi tăng lương. Các cuộc biểu tình cũng đang diễn ra tại Pháp trong bối cảnh nước này đang phải vật lộn đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng ngày một nghiêm trọng.
Đình công khiến một số trạm xăng tại Pháp không còn hàng để bán Pháp đã phải mở kho dự trữ nhiên liệu chiến lược để cung cấp năng lượng cho các trạm xăng đã cạn kiệt trong bối cảnh các cuộc đình công của công nhân tại các nhà máy lọc dầu và kho chứa bước sang ngày thứ 9, gây gián đoạn hoạt động sản xuất và vận chuyển. Bồn chứa xăng của nhà máy...