Hàn Quốc lấy làm tiếc về phát biểu của Ngoại trưởng Nhật Bản
Ngoại trưởng Kono đã đề nghị Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in “dùng quyền lãnh đạo của mình” để giải quyết tranh cãi hiềm khích liên quan lao động bị cưỡng ép thời chiến.
Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Yonhap đưa tin Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 16/8 đã bày tỏ lấy làm tiếc về phát biểu của Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono đề nghị Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in “dùng quyền lãnh đạo của mình” để giải quyết tranh cãi hiềm khích liên quan lao động bị cưỡng ép thời chiến.
Trong cuộc họp báo ngày 15/8, Ngoại trưởng Kono nhắc lại tuyên bố của Tokyo rằng Hàn Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế thông qua việc đòi bồi thường cho các nạn nhân lao động bị cưỡng ép, cho rằng Tổng thống Moon Jae-in nên “thay đổi” tình hình này.
Video đang HOT
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nhấn mạnh: “Chúng tôi muốn nêu rõ rằng thật đáng tiếc là một nhà ngoại giao cấp cao của một nước đã đề nghị (Tổng thống Hàn Quốc) thực hiện bước đi nào đó, chính điều này không phù hợp với sự lịch thiệp quốc tế và sẽ không giúp ích cho việc duy trì ổn định quan hệ song phương… Chúng tôi chuyển tải những điều lấy làm tiếc như vậy tới phía Nhật Bản thông qua các kênh ngoại giao.”
Căng thẳng giữa hai nước leo thang nhanh chóng sau khi Nhật Bản áp đặt những hạn chế xuất khẩu gần đây đối với Hàn Quốc, vốn được xem như sự đáp trả chính trị đối với phán quyết của Tòa án Tối cao Hàn Quốc dành cho các công ty Nhật Bản liên quan tới vấn đề lao động bị cưỡng ép./.
Theo (Vietnam )
Ngoại trưởng Nhật Bản kêu gọi Iran tuân thủ JCPOA
Ngày 12/6, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono đã kêu gọi Iran tuân thủ thỏa thuận hạt nhân lịch sử mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) mà Tehran đã ký với nhóm P5 1 (gồm 5 ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức) năm 2015.
Kỹ thuật viên Iran làm việc tại nhà máy làm giàu urani ở Isfahan năm 2004. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, lời kêu gọi trên được đưa ra tại cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng Kono với người đồng cấp Iran Javad Zarif tại Tehran, trước khi lãnh đạo hai nước gặp thượng đỉnh trong khuôn khổ chuyến thăm Iran của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Theo thỏa thuận JCPOA, Iran đồng ý ngừng chương trình làm giàu hạt nhân để đổi lại việc dỡ bỏ các trừng phạt quốc tế. Tuy nhiên, khi lên nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận và tái áp đặt các trừng phạt chống Tehran.
Với mong muốn làm trung gian hòa giải căng thẳng giữa Washington và Tehran, qua đó đảm bảo hòa bình và ổn định tại khu vực Trung Đông, chiều ngày 12/6, Thủ tướng Nhật Bản Abe đã tới thủ đô Tehran, trở thành vị thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Nhật Bản thăm chính thức Iran kể từ cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979. Dự kiến trong hai ngày ở thăm Iran, ông Abe sẽ hội đàm với Tổng thống Iran Hassam Rouhani, hội kiến Đại giáo chủ Iran Ali Khamenei. Đây cũng là lần đầu tiên một thủ tướng của Nhật Bản gặp Đại giáo chủ Iran.
Nhận định về vai trò này, giới chức Iran cùng ngày cho biết nước này sẽ đề nghị Nhật Bản đứng ra làm trung gian giữa Tehran và Washington nhằm nới lỏng các trừng phạt dầu mỏ mà Mỹ áp đặt chống Iran. Phát biểu với hãng tin Reuters, một quan chức cấp cao Iran cho biết: "Nhật Bản có thể giúp nới lỏng các trừng phạt hiện nay... Như một cử chỉ thiện chí, Mỹ nên hoặc dỡ bỏ các trừng phạt dầu mỏ phi lý, hoặc kéo dài thời gian tạm hoãn thực thi, hoặc ngừng các trừng phạt này".
Một quan chức khác của Iran cho biết: "Ông Abe có thể là một nhà hòa giải vĩ đại, có thể tạo điều kiện (nới lỏng trừng phạt dầu mỏ)... Nhật Bản luôn tôn trọng Iran và ông Abe có thể đóng một vai trò mang tính xây dựng nhằm giảm căng thẳng hiện nay vốn có hại cho khu vực (Trung Đông)".
Trong chuyến thăm Nhật Bản hồi tháng trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hoan nghênh sự hỗ trợ của Thủ tướng Abe trong xử lý vấn đề Iran, đồng thời nhấn mạnh cái mà ông gọi là "quan hệ rất tốt đẹp" giữa Tokyo và Tehran. Là một đồng minh của Mỹ và có quan hệ ngoại giao tốt đẹp với Iran, Nhật Bản có thể đang đứng ở vị trí duy nhất phù hợp để làm trung gian hòa giải giữa nước CH Hồi giáo và Mỹ.
Nhật Bản được đánh giá là có mối quan hệ thân thiết với Iran. Năm 2019 là năm hai nước kỷ niệm 90 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Tuy nhiên, căng thẳng gần đây giữa Mỹ và Iran đã đẩy Tokyo vào thế khó khi Washington là một đồng minh an ninh, còn Iran là nguồn cung cấp dầu mỏ lớn cho Nhật Bản.
Bích Liên (TTXVN)
TheoTintuc
Ba nước Hàn, Trung, Nhật sẽ nhóm họp cấp ngoại trưởng vào tuần tới Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản sẽ tổ chức cuộc họp cấp ngoại trưởng tại Bắc Kinh vào tuần tới, nhằm thảo luận về hợp tác 3 bên trong bối cảnh khu vực và quốc tế, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 16/8 cho biết. Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-hwa và người đồng cấp Nhật Bản Taro Kono trong cuộc hội...