Hàn Quốc lập đơn vị đột kích Triều Tiên
Hàn Quốc vừa thành lập đơn vị đặc nhiệm mới để tấn công Triều Tiên, nhưng giới chuyên gia nước này nghi ngờ về khả năng hoàn thành sứ mệnh của đơn vị này.
Binh sĩ đặc nhiệm Hàn Quốc diễn tập trong mùa đông khắc nghiệt – Ảnh: National Post
Hồi cuối tuần trước, Hãng thông tấn KCNA đưa tin lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un quan sát cuộc diễn tập đổ bộ và chống đổ bộ, đồng thời ra lệnh nhấn chìm những kẻ thù tấn công. Vài giờ sau đó, một sĩ quan Hàn Quốc tuyên bố rằng quân đoàn thủy quân lục chiến nước này vừa thành lập một trung đoàn cơ động mới với nhiệm vụ tấn công miền Bắc trong trường hợp xảy ra bất ổn trên bán đảo Triều Tiên, theo Yonhap.
Tấn công trong vòng 24 giờ
Đơn vị mới được gọi là “Spartan 3000″, với 3.000 binh sĩ, thành lập tháng 3.2016, trực thuộc Sư đoàn 1 thủy quân lục chiến đóng tại thành phố Pohang, tỉnh Bắc Gyeongsang. Những binh sĩ này sẽ luôn ở trong tình trạng sẵn sàng cho việc triển khai tới mọi khu vực trên bán đảo Triều Tiên trong vòng 24 giờ, với nhiệm vụ phá hủy các cơ sở quân sự chủ chốt của miền Bắc trong trường hợp xảy ra bất ổn. Còn trong thời bình, Spartan 3000 sẽ được huy động để ứng phó những tình huống khẩn cấp và thảm họa.
“Trong quá khứ, đơn vị cấp tiểu đoàn mất 24 giờ để triển khai khắp bán đảo Triều Tiên, còn đơn vị cấp trung đoàn mất 48 giờ. Tuy nhiên, đơn vị mới có thể hoạt động trong vòng 24 giờ dù ở cấp trung đoàn”, vị sĩ quan nói trên khẳng định với Yonhap. Ông này còn tiết lộ rằng những kỹ năng hoạt động trong thời chiến của Spartan 3000 đã được kiểm chứng trong cuộc tập trận chung Hàn – Mỹ Ssangyong kéo dài 13 ngày, kết thúc ngày 18.3, với 17.200 lính thủy đánh bộ, lính hải quân diễn tập xâm nhập hệ thống phòng thủ bờ biển của đối phương, theo Reuters.
Vị sĩ quan nói trên không nói rõ về quá trình huấn luyện cũng như vũ khí trang bị cho Spartan 3000. Đơn vị này nhiều khả năng hình thành trên cơ sở đơn vị Hammer 812, vốn được thành lập năm 1982 để thực hiện những chiến dịch tấn công đáp trả Triều Tiên. Các thành viên trong đơn vị này phải chạy 10 km mỗi ngày trên núi trong một giờ đồng hồ khi trên người mang đầy đủ bộ thiết bị tác chiến và phải bơi liên tục trên biển suốt 12 giờ đồng hồ, theo tờ Dong A Ilbo.
Video đang HOT
Cho đến nay, các lực lượng đặc nhiệm của Hàn Quốc vẫn được huấn luyện trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, chẳng hạn diễn tập trong điều kiện thời tiết -20oC, ở trần hít đất, chạy bộ trong khi tuyết rơi, cầm súng trường vượt sông băng… Ngoài ra, lực lượng đặc nhiệm Hàn Quốc thường diễn tập chung với lính Mỹ. Mới đây nhất vào đầu tháng 2, khi xuất hiện dấu hiệu Triều Tiên sắp phóng tên lửa, các đơn vị đặc nhiệm Mỹ đã đến Hàn Quốc diễn tập chung với binh sĩ Hàn Quốc để nâng cao khả năng phối hợp ứng phó miền Bắc.
Thuỷ quân lục chiến Hàn Quốc (băng xanh trên nón) và Mỹ diễn tập đổ bộ tại bãi biển ở Pohang, Hàn Quốc ngày 12.3.2016 – Ảnh: Reuters
Nhiệm vụ bất khả thi?
Dù được đào tạo trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và thường diễn tập với binh sĩ Mỹ, nhiều cựu đặc nhiệm Hàn Quốc cho rằng với điều kiện như hiện nay, lực lượng này không thể tự hoàn thành sứ mệnh phá hủy các cơ sở tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên. Trong đó, cựu đặc nhiệm Jung Jin-man, hiện là nhà nghiên cứu tại mạng lưới quốc phòng Hàn Quốc, từng nhận định với chuyên trang Nknews.org rằng chiến dịch xâm nhập những cơ sở chủ chốt của Triều Tiên thường mất 1 hoặc 2 tuần. Khi phát hiện vị trí quan trọng như cơ sở hạt nhân, đội lính đột nhập phải báo về bộ chỉ huy và đề xuất không kích. Tuy nhiên, không phải lúc nào không kích cũng thành công nên khả năng lính đặc nhiệm tấn công trực tiếp là rất cao, có nghĩa họ dễ gặp nguy cơ bị phản công.
Trong khi đó, cựu đặc nhiệm Kim Sung-kap loại trừ khả năng không kích vì hành động này có thể dẫn đến rò rỉ vật liệu độc hại, như phóng xạ hạt nhân, hóa chất, ảnh hưởng tới lính đặc nhiệm. “Điều này cũng có nghĩa chúng ta phải xâm nhập những cơ sở của Triều Tiên được bảo vệ nghiêm ngặt trong thời chiến và phá hủy một cấu trúc công nghệ cao để rồi không có binh sĩ nào của chúng ta thoát được”, ông Kim khẳng định.
Ông Kim cho rằng lính đặc nhiệm Hàn Quốc có thể tạm trì hoãn việc phóng tên lửa của Triều Tiên nếu có thể đến gần bãi phóng, nhưng “tỷ lệ thành công là 0,1%”, vì trong thời chiến, bãi phóng hay cơ sở hạt nhân sẽ được phòng thủ dày đặc hơn mức bình thường.
Ngoài ra, hai chuyên gia trên còn chỉ ra điểm yếu về phương tiện vận chuyển và vũ khí dành cho lính đặc nhiệm. Theo ông Jung, hầu hết binh sĩ ROKA-SF được huy động bằng trực thăng để có thể đáp khẩn cấp hoặc bằng máy bay cánh bằng để có thể nhảy dù xuống mục tiêu. Hiện nay, ROKA-SF có trực thăng CH-47 Chinook và Sikorsky UH-60 Black Hawk cùng máy bay vận tải C-130 Hercules và C-130J Super Hercules. Tuy nhiên, ông Jung khẳng định tất cả các loại trực thăng và máy bay này không phù hợp cho các chiến dịch đặc biệt vì nó quá kềnh càng và quá chậm.
Còn về vũ khí, cựu chuyên gia Kim cho rằng nhiều loại súng mà lính đặc nhiệm sử dụng như K-7 và K-2 đều có vấn đề nghiêm trọng. Theo ông, súng tiểu liên “hãm thanh” K-7 được thiết kế cho trường hợp xâm nhập hoặc giải cứu con tin, nhưng âm thanh vẫn có thể nghe được một cách rõ ràng. Còn súng tiểu liên K-2 lại nặng tới 7,7 kg nên hạn chế khả năng chiến đấu.
Những bình luận về điểm yếu như trên có thể được củng cố bởi tuyên bố của quân đội Hàn Quốc hồi năm 2015 rằng lực lượng đặc nhiệm nước này có thể thực hiện sứ mệnh độc lập nhằm vào các mục tiêu ở Triều Tiên, nhưng trong trường hợp xâm nhập, Seoul phải nhờ binh sĩ Mỹ hỗ trợ tác chiến, theo Hãng tin UPI.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn đòi lại tài sản ở KCN Kaesong
Một nhóm doanh nghiệp Hàn Quốc có kế hoạch sang Triều Tiên để đòi tài sản của họ ở khu công nghiệp Kaesong bị Bình Nhưỡng trưng dụng sau khi Seoul quyết định đóng cửa khu công nghiệp này.
Binh lính Hàn Quốc gác cổng dẫn vào Khu công nghiệp Kaesong trên đất Triều Tiên đã bị đóng cửa, ngày 11.2.2016 - Ảnh: Reuters
Hãng tin Yonhap ngày 21.3 cho biết Bộ thống nhất Hàn Quốc phản đối kế hoạch của một nhóm nhà đầu tư có ý định sang Triều Tiên để gặp giới chức nước này, thương lượng đưa tài sản của họ về nước. Bộ này lo ngại không chỉ vấn đề tài sản mà cả tính mạng của các nhà đầu tư khó được đảm bảo khi đặt chân sang bên kia biên giới.
"Đó không chỉ chuyện gặp gỡ giới chức Triều Tiên để đòi lại tài sản. Chúng tôi còn lo lắng sự an toàn và mối đe dọa của Triều Tiên đối với các doanh nghiệp", người phát ngôn Jeong Joon-hee của Bộ Thống nhất Hàn Quốc nói trong buổi họp báo thường kỳ khi phản đối chuyến đi của nhóm doanh nghiệp Hàn Quốc.
Nhóm doanh nghiệp đại diện cho khoảng 120 công ty Hàn Quốc đầu tư ở khu công nghiệp Kaesong trên lãnh thổ Triều Tiên gần biên giới giữa 2 nước. Chính phủ Hàn Quốc tuyên bố đóng cửa khu công nghiệp này nhằm phản đối vụ thử hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên hồi tháng 1.2016.
Để đáp trả, Bình Nhưỡng hồi đầu tháng 3.2016 cũng tuyên bố trưng dụng toàn bộ tài sản ở khu công nghiệp Kaesong, một biểu tượng của sự hợp tác giữa 2 miền Triều Tiên do cựu tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung đề xướng hồi những năm 2000 cho kế hoạch lâu dài nhằm thống nhất 2 miền Nam - Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng đồng thời cũng tuyên bố vô hiệu hóa các chương trình hợp tác với Seoul mà 2 bên đã thực hiện trong nhiều năm qua.
Hiệp hội các doanh nghiệp Hàn Quốc ở khu công nghiệp Kaesong ước đoán tổng giá trị tài sản mà họ bị mất khoảng 815 tỉ won, tương đương 700 triệu USD. Seoul đưa ra chính sách hỗ trợ gọi là bù đắp một phần mất mát, nhưng các doanh nghiệp Hàn Quốc cho rằng quá ít.
Chưa rõ chính phủ Hàn Quốc có chấp thuận chuyến "du lịch" của nhóm doanh nghiệp nước này hay không. Công dân Hàn Quốc muốn du lịch Triều Tiên phải được sự đồng ý của giới chức của cả 2 nước.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Hàn Quốc cảnh báo Triều Tiên 'khiêu khích liều lĩnh' Tổng thống Hàn Quốc nhóm họp các trợ lý và kêu gọi sẵn sàng đối phó hành động khiêu khích đến từ Triều Tiên. Triều Tiên phóng tên lửa trong một cuộc tập trận. Ảnh minh họa: KCNA Theo Yonhap, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye hôm nay nhận định Triều Tiên "đang khiêu khích một cách liều lĩnh". Bà Park nói đây...