Hàn Quốc kiểm tra độ sẵn sàng tác chiến của binh sĩ gần Triều Tiên
Tư lệnh lực lượng thủy quân lục chiến Hàn Quốc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị đóng quân gần ranh giới trên biển với Triều Tiên.
Tư lệnh lực lượng thủy quân lục chiến Hàn Quốc Trung tướng Jun Jin-goo. Ảnh: Yonhap.
“Trung tướng Jun Jin-goo hôm nay đến thăm không báo trước và kiểm tra hoạt động sẵn sàng chiến đấu của đơn vị Yeonpyeong đồn trú trên đảo Udo, nằm sát đường biên giới trên biển phía bắc với Triều Tiên”, Yonhap dẫn tuyên bố của thủy quân lục chiến Hàn Quốc cho biết.
Tướng Jun nhấn mạnh các binh sĩ của Yeonpyeong cần sẵn sàng chuẩn bị đầy đủ để đáp trả mọi hành động khiêu khích của kẻ thù vào bất cứ thời điểm nào và cương quyết khai hỏa nếu đối phương khiêu khích.
Chuyến thăm bất ngờ của quan chức quân sự Hàn Quốc là một phần trong chương trình kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng tiền tuyến nước này nhằm đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên.
Video đang HOT
Vị trí đường biên giới trên biển giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. Đồ họa: wikimedia
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang leo thang nhanh chóng với việc Triều Tiên liên tiếp phóng tên lửa thách thức Mỹ – Hàn. Bình Nhưỡng tuyên bố sẵn sàng thử hạt nhân lần 6 khi thấy phù hợp.
Mỹ đã triển khai nhiều khí tài quân sự hạng nặng tới gần bán đảo Triều Tiên, đe dọa “sử dụng vũ lực” để ngăn cản nước này thử hạt nhân và tiếp tục chương trình tên lửa đạn đạo. Bình Nhưỡng gọi đây là hành động khiêu khích quân sự liều lĩnh, có thể đẩy khu vực này tới “bờ vực chiến tranh hạt nhân”.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Truyền thông Trung - Triều đấu khẩu về chương trình hạt nhân
Truyền thông Trung Quốc và Triều Tiên hôm nay đấu khẩu sau khi hãng thông tấn quốc gia của Bình Nhưỡng có bài đăng chỉ trích Bắc Kinh.
Tên lửa Triều Tiên trong cuộc duyệt binh hồi tháng 4. Ảnh: Reuters.
Triều Tiên có vai trò như vùng đệm giữa Trung Quốc và Mỹ kể từ Chiến tranh Triều Tiên những năm 1950 và "đóng góp cho bảo vệ hòa bình, an ninh Trung Quốc". Trung Quốc nên "cảm ơn Triều Tiên vì điều đó", hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên KCNA đăng bài bình luận hôm nay cho biết, cảnh báo "hậu quả thảm khốc" nếu Trung Quốc tiếp tục thử sự kiên nhẫn của nước này.
Global Times, ấn phẩm phụ của People's Daily, cơ quan ngôn luận đảng Cộng sản Trung Quốc, mô tả bài bình luận trên KCNA "là siêu hung hăng chứa đầy cảm xúc chủ nghĩa dân tộc".
"Bình Nhưỡng rõ ràng đang bám vào một thứ logic phi lý về chương trình hạt nhân", tờ báo cho biết. Trung Quốc "nên giúp Triều Tiên hiểu rằng Bắc Kinh sẽ phản ứng theo cách chưa từng có nếu Bình Nhưỡng tiếp tục thử hạt nhân".
Theo Global Times, KCNA càng đăng bài bình luận, Trung Quốc sẽ càng hiểu cách Triều Tiên nghĩ và độ khó trong giải quyết vấn đề hạt nhân.
Truyền thông Trung Quốc còn kêu gọi trừng phạt cứng rắn hơn nhằm vào Triều Tiên nếu nước này thử hạt nhân, khuyên Bình Nhưỡng "tránh mắc sai lầm" và nêu sự cần thiết của từ bỏ chương trình hạt nhân.
KCNA chỉ trích People's Daily và Global Times rằng họ chỉ "đưa ra lý do khập khiễng cho việc nghiêng theo Mỹ". "Triều Tiên sẽ không bao giờ van xin duy trì quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, mạo hiểm chương trình hạt nhân quý giá như sinh mệnh quốc gia", theo bài viết trên KCNA.
Quan hệ giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng được thiết lập trong chiến tranh Triều Tiên. Trung Quốc hiện là đồng minh lớn nhất của nước láng giềng. Tuy nhiên, quan hệ hai nước bắt đầu đi xuống trong những năm gần đây, liên quan đến chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Truyền thông hai nước đấu khẩu là dấu hiệu cho thấy quan hệ song phương ở mức xấu. KCNA thường chỉ đăng bài chỉ trích Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, hiếm khi công kích Trung Quốc.
Washington đang thúc giục Bắc Kinh gia tăng áp lực với Bình Nhưỡng. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tuần trước cảnh báo Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về "hậu quả thảm khốc" nếu cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc, không thể gây áp lực để Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gạt bỏ quan điểm từ ông Tillerson, nói "chìa khóa để giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên không nằm trong tay Trung Quốc".
Như Tâm
Theo VNE
Nga - cứu cánh của Triều Tiên trước áp lực Mỹ - Trung Khi Mỹ - Trung đang có dấu hiệu gia tăng hợp tác để gây áp lực với Triều Tiên thì Nga có thể là cứu cánh cho Bình Nhưỡng. Triều Tiên khoe tên lửa phóng từ tàu ngầm trong lễ duyệt binh hồi tháng 4. Ảnh: Reuters Khi lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gửi lời chúc mừng năm mới âm lịch, tấm...