Hàn Quốc kích hoạt sớm hệ thống phản ứng với biến thể Omicron
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Hàn Quốc ngày 26/1 đã khởi động hệ thống phản ứng mới ứng phó với biến thể Omicron trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 gia tăng mạnh.
Người dân chờ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 taị Seoul, Hàn Quốc, ngày 26/1/2022. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Hệ thống này tập trung giảm thiểu các ca bệnh nặng và tử vong, đồng thời ngăn chặn tình trạng quá tải của hệ thống y tế. Theo đó, các phòng khám và bệnh viện địa phương sẽ tiến hành xét nghiệm và điều trị cho bệnh nhân; phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên sẽ được sử dụng thay thế xét nghiệm PCR tại các điểm khám sàng lọc, ngoại trừ đối với các nhóm có nguy cơ cao.
Hệ thống trên ban đầu sẽ được áp dụng ở các khu vực có số ca nhiễm Omicron gia tăng nhanh, gồm thành phố Gwangju, tỉnh Nam Jeolla, các thành phố Pyeongtaek và Anseong ở tỉnh Gyeonggi. Bắt đầu từ ngày 29/1, hệ thống này sẽ mở rộng ra toàn quốc, theo đó sẽ triển khai xét nghiệm nhanh kháng nguyên tại 256 cơ sở xét nghiệm trên cả nước.
Video đang HOT
Chính phủ Hàn Quốc ban đầu dự kiến triển khai hệ thống xét nghiệm nhanh mới sau dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, do số ca mắc mới COVID-19 tăng đột biến trong vài ngày qua, cơ quan chức năng quyết định đẩy sớm việc kích hoạt hệ thống ứng phó với biển thể Omicron theo quy trình tập trung vào nâng cao năng lực xét nghiệm sớm và điều trị cho các nhóm nguy cơ cao. Chính phủ Hàn Quốc cũng nỗ lực gia tăng năng lực xét nghiệm để đối phó với tình huống xảy ra lây nhiễm tại các trường học, cơ sở đào tạo.
Theo hệ thống xét nghiệm mới, những nhóm nguy cơ cao, gồm người từ 60 tuổi trở lên, người có bệnh lý nền sẽ được xét nghiệm PCR. Các nhóm đối tượng khác, bệnh nhân không có triệu chứng hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 được xét nghiệm nhanh kháng nguyên. Trong các ngày từ 29/1 đến 2/2 là giai đoạn chuyển tiếp, người dân có thể lựa chọn giữa xét nghiệm PCR và xét nghiệm nhanh kháng nguyên.
Theo dự báo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC), làn sóng mới của dịch COVID-19 tại nước này sẽ tiếp tục cho đến ít nhất giữa tháng 2. Nếu biến thể Omicron lây lan mạnh gấp 3 lần biến thể Delta, thì số ca mắc mới được xác nhận theo ngày ở Hàn Quốc sẽ tăng lên tối đa 36.800 ca vào giữa tháng 2 và lên mức 122.200 ca vào cuối tháng 2.
Ngày 26/1, Hàn Quốc ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 tăng đột biến lên 13.012 ca, nhiều hơn 4.441 ca so với 24 giờ trước đó. Biến thể Omicron đang lây lan nhanh tại Hàn Quốc và gây ra hơn một nửa số ca mắc mới ghi nhận hằng ngày.
Hàn Quốc, Nhật Bản ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 cao kỷ lục
Hàn Quốc ghi nhận dấu mốc buồn khi số ca mắc mới COVID-19 trong ngày 25/1 đạt mức cao kỷ lục 8.571 ca do sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron.
Người dân chờ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc ngày 21/1/2022. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết trong số các ca mắc mới trên có 8.356 ca lây nhiễm trong nước, nâng tổng số ca nhiễm lên 749.979 ca. Đây cũng là lần đầu tiên số ca mắc mới theo ngày tại Hàn Quốc vượt mốc 8.000 ca kể từ khi dịch bùng phát.
Hàn Quốc đã chứng kiến số ca mắc mới COVID-19 hàng ngày tăng vọt trong tuần qua, từ 3.857 ca vào ngày 17/1 lên 7.513 ca được báo cáo vào ngày 24/1. Số ca tử vong do COVID-19 hiện là 6.588 người sau khi có thêm 23 người không qua khỏi vào ngày 25/1. Tỷ lệ tử vong là 0,88%. Số bệnh nhân COVID-19 nguy kịch hiện là 392 người, giảm 26 người so với ngày 24/1.
Các quan chức y tế dự đoán với tốc độ lây lan mạnh mẽ của biến thể Omicron, số ca mắc mới hàng ngày có thể lên tới 30.000/ngày vào tháng tới. Để ngăn chặn sự lây lan của Omicron, cơ quan y tế sẽ triển khai một hệ thống phản ứng virus mới từ ngày 26/1, tập trung vào việc phát hiện và điều trị sớm cho các nhóm nguy cơ cao, như người cao tuổi và những người có bệnh lý nền. Những người thuộc nhóm nguy cơ thấp sẽ làm các xét nghiệm nhanh kháng nguyên, trong khi xét nghiệm PCR sẽ được thực hiện cho những người được coi là dễ bị tổn thương hơn.
Thời gian cách ly và điều trị tại nhà cho bệnh nhân đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 sẽ được cắt giảm xuống còn 7 ngày thay vì 10 ngày như thời điểm hiện tại. Người đã tiêm chủng tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc COVID-19 sẽ không phải cách ly nhưng sẽ cần phải làm xét nghiệm PCR khoảng một tuần sau lần tiếp xúc đầu tiên. KDCA trước tiên sẽ áp dụng các biện pháp này ở các khu vực có số ca nhiễm Omicron cao hơn trước khi áp dụng trên toàn quốc sớm nhất là vào cuối tháng này.
Với khả năng lây truyền cao, các chuyên gia y tế cảnh báo số ca mắc mới COVID-19 có thể tăng theo cấp số nhân lên tới 20.000 ca/ngày vào đầu tháng 2 và thậm chí 100.000 ca trong những ngày tới. Chính phủ đã yêu cầu người dân giảm thiểu việc về quê trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài từ ngày 31/1 đến ngày 2/2 để giúp ngăn chặn dịch lây lan.
* Nước láng giềng Nhật Bản ngày 25/1 cũng ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 lần đầu tiên vượt 60.000 ca. Chính phủ nước này dự kiến sẽ gia hạn các biện pháp kiểm soát lây nhiễm trong nỗ lực kiểm soát sự lây lan của biến thể Omicron.
* Bộ Y tế Philippines (DOH) cùng ngày thông báo có thêm 17.677 ca mắc mới COVID-19, nâng số ca mắc ở quốc gia Đông Nam Á này lên 3.459.646 ca. Trong khi đó, số ca đang được điều trị đã giảm xuống còn 247.451 ca khi tỷ lệ dương tính với virus SARS-CoV-2 cũng giảm còn 37,2% - lần đầu tiên xuống dưới 40% kể từ ngày 6/1. DOH cũng cho biết số ca tử vong vì COVID-19 cũng tăng lên 53.598 sau khi có thêm 79 người không qua khỏi.
Bộ trưởng Y tế Francisco Duque cho biết mức độ rủi ro COVID-19 đối với Philippines và khu vực thủ đô của nước này đã được điều chỉnh từ "nguy cơ nghiêm trọng" xuống mức "nguy cơ cao". Trong khi đó, Thứ trưởng Y tế Maria Rosario Vergeire cho biết Omicron hiện là biến thể "chiếm ưu thế hơn" ở vùng thủ đô Manila và đang lan rộng ở các khu vực khác.
Ca mắc COVID-19 tại Hàn Quốc tăng cao kỷ lục dù siết giãn cách Số ca mắc COVID-19 hằng ngày của Hàn Quốc lần đầu vượt 8.000 ca theo công bố sáng 25-1, bất chấp gần đây nước này siết các quy định giãn cách xã hội. Giới chức Hàn Quốc lo ngại kỳ nghỉ Tết sắp tới sẽ làm trầm trọng hơn diễn biến dịch bệnh - Ảnh: REUTERS Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa...