Hàn Quốc không dễ thoát vũ khí Mỹ
Hàn Quốc bất ngờ chọn mua máy bay của Airbus thay vì Boeing nhưng thực tế vẫn phụ thuộc rất lớn vào vũ khí Mỹ.
Bất ngờ quay lưng với Mỹ
Hàn Quốc mới đây đã lựa chọn Airbus của châu Âu, chứ không phải Boeing của Mỹ, làm nhà cung cấp các máy bay tiếp dầu trên không. Hợp đồng trị giá 1.400 tỷ won (1,24 tỷ USD).
Sau sự kiện này, ngay cả báo giới Hàn Quốc cũng đặt câu hỏi phải chăng Seoul đang muốn “thoát” vũ khí Mỹ.
Hàn Quốc bất ngờ chọn mua máy bay A330 MRTT của Airbus
Tờ Thời báo Hàn Quốc cho rằng trên cơ sở của mối liên minh song phương suốt 62 năm qua, Chính phủ Hàn Quốc từ trước tới nay thường có xu hướng mạnh mẽ là ưu tiên các loại khí tài quân sự do Mỹ sản xuất. Tuy nhiên, việc Seoul hồi tuần trước lựa chọn máy bay của Airbus cho thấy sự ưu tiên này có thể đã thay đổi.
Một quan chức ngành công nghiệp quốc phòng của Hàn Quốc, yêu cầu giấu tên, nói: “Từ trước tới nay, Hàn Quốc chủ yếu dựa vào các thiết bị quân sự của Mỹ, nhưng việc lựa chọn loại máy bay vận tải tiếp dầu đa năng (MRTT) Airbus A330 có thể ảnh hưởng đến các vụ mua sắm vũ khí sau này.
Cho đến tận phút cuối trước khi công bố, loại máy bay KC-46 của Boeing vẫn được coi là sẽ được lựa chọn dựa trên thực tế lâu nay là các loại thiết bị của Mỹ vẫn được ưu tiên và mối quan hệ Hàn-Mỹ trên thực tế vẫn có ảnh hưởng đến nhiều chương trình mua sắm vũ khí của Hàn Quốc”.
Máy bay KC-46 của Boeing
Theo Cơ quan Quản lý Chương trình Mua sắm Quốc phòng (DAPA) của Hàn Quốc, quyết định lựa chọn mua máy bay của Airbus được đưa ra dựa trên các tính năng của loại khí tài này như thời gian có thể bay trên không, lượng dầu có thể tiếp cho các máy bay khác cũng như lượng người và hàng có thể chở.
Ngoài ra, khi xét đến yếu tố giá cả thì loại máy bay này rất đáng quan tâm trong bối cảnh đồng euro đang mất giá, dẫn đến việc giá mua máy bay bằng đồng tiền này cũng giảm theo.
Không dễ thoát
Nhiều nhà phân tích cho rằng việc Hàn Quốc chọn mua máy bay tiếp dầu của Airbus sẽ làm cho các nhà thầu của Mỹ phải ngóng đợi đến lượt mình được chọn trong những vụ mua sắm tiếp theo của Hàn Quốc.
Video đang HOT
Theo_Báo Đất Việt
5 máy bay quân sự của Nga khiến Mỹ phải kinh hãi
Dù tin rằng "Nga không có khả năng so bì với thế hệ máy bay chiến đấu thứ 5 của Mỹ", Mỹ vẫn phải e dè vì độ phổ biến của máy bay Nga so với Mỹ.
Sputnik News dẫn tạp chí National Interest của Mỹ bày tỏ lo ngại về việc nhiều nước trên thế giới không cần đến những chiếc máy bay chiến đấu tối tân của Mỹ và phương Tây. Các nước này vẫn ưa thích dùng máy bay của Nga bởi các máy bay của Nga "thường là sự thay thế với giá cả hợp lý hơn rất nhiều so với Mỹ và phương Tây".
Chính vì thế, tạp chí National Interest đã lên danh sách 5 loại máy bay quân sự của Nga khiến Mỹ phải lo ngại:
Sukhoi Su-27
Đứng đầu tiên trong danh sách này làSukhoi Su-27 (tên gọi của NATO là Flanker). Đây là loại máy bay được coi là linh hoạt nhất trên thế giới. Sukhoi Su-27 vẫn có thể dễ dàng điều khiển ngay cả khi đang bay với tốc độ cực thấp và với góc tấn công cực cao.
Máy bay Su-27 (Ảnh Sputnik News)
Điều này được thể hiện rõ ràng khi máy bay Sukhoi Su-27 dễ dàng thực hiện tư thế Pugachev's Cobra (tạm dịch: Tấn công kiểu rắn hổ mang) tức là tạm thời duy trì góc tấn công 120 độ, một tư thế cực khó đối với rất nhiều loại máy bay chiến đấu trong rất nhiều các cuộc triển lãm hàng không quân sự quốc tế.
Sukhoi Su-27 chính là câu trả lời cho 2 loại máy bay chiến đấu F15 và F-16 của Mỹ. Ngay cả Mỹ cũng phải thừa nhận rằng Sukhoi Su-27 có ưu thế vượt trội so với 2 loại máy bay F-16 và F/A-18 của Mỹ nhất là ở khía cạnh tốc độ khi Sukhoi Su-27 có thể đạt đến vận tốc 2.252km/h so với 2.200km/h của F-16 và 1.900km/h của F/A-18.
Thậm trí, trang web Air Power of Australia còn khẳng định rằng, hỏa lực, tốc độ, độ linh hoạt, khả năng né tránh và tầm hoạt động của Su-27 cũng vượt trội so với F/A-18E/F Super Hornet của Mỹ.
MiG-29
Đứng thứ 2 trong danh sách là chiếc máy bay nhỏ có tầm bay ngắn nhưng cực kỳ phổ biến Mikoyan's MiG-29 (NATO gọi là Fulcrum).
Trang web Air&Space của Mỹ mô tả chiếc máy bay này: "Ngay lần đầu xuất hiện vào năm 1977, MiG-29- cũng như chiếc máy bay tiền thân MiG-15 là một lời khẳng định rõ ràng rằng: Liên Xô hoàn toàn có thể theo kịp công nghệ không gian của Mỹ".
MiG-29 (Ảnh Sputnik News)
"Cộng đồng tình báo Mỹ lần đầu biết đến chiếc máy bay này từ những hình ảnh vệ tinh vào tháng 11/1977, khoảng thời gian chiếc MiG-29 bay lần đầu".
"Chỉ cần nhìn vào kích thước và hình dáng, có thể nhận ra rằng, MiG-29 là đối trọng của F-16 và F/A-18", ông Benjamin Lambeth, tác giả của cuốn sách "Không lực Nga trong thời khủng hoảng" phát hành năm 1999, nhận định.
Tạp chí National Interest cũng phải thừa nhận: "Trên thực tế, các cuộc thử nghiệm thời hậu Chiến Tranh lạnh của Không quân Đức cho thấy MiG-21 linh hoạt hơn nhiều so với F-16".
Ngoài ra, chiếc MiG-29 còn là một chiếc máy bay chiến đấu đa dụng và có khả năng trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn AA-8 và tên lửa không đối đất AS-12.
Chính vì thế, từ năm 1983, MiG-29 đã được cải tiến để có thể thực hiện được những vai trò đặc biệt hơn.
Sukhoi Su-35
Sukhoi Su-35 (NATO gọi là Flanker-E) thực chất là biến thể của máy bay Su-27.
Tạp chí National Interest đã ca ngợi Su-35 là "máy bay chiến đấu tốt nhất trong số các máy bay đang hoạt động của không quân Nga".
Theo tạp chí này, chiếc máy bay này có thể bay cao và bay rất nhanh trong khi có thể chở được rất nhiều loại vũ khí do được trang bị động cơ kép rất mạnh.
Su-35 (Ảnh Sputnik News)
Ngoài ra, với những công nghệ hàng không rất hiện đại, Su-35 là một đối thủ cực kỳ nguy hiểm đối với bất kỳ một máy bay chiến đấu nào của Mỹ, ngoại trừ máy bay chiến đấu tàng hình Lockheed Martin F-22 Raptor.
Một quan chức Không quân Mỹ từng làm việc với máy bay chiến đấu Lockheed Martin F-35 cho biết, chiếc Su-35 có thể là một thách thức cực lớn đối với các loại máy bay tàng hình mới của Mỹ như chiếc F-35.
Điều này là bởi máy bay F-35 là máy bay tiêm kích và không thể đạt được tốc độ bay cực nhanh và trần bay cao như Su-35 và F-22.
"Su-25 có thể phóng tên lửa ngay cả khi đạt tốc độ Mach 1,5 (tức là gấp 1,5 lần tốc độ âm thanh) ở độ cao hơn 13,7km. Tuy nhiên, tầm hoạt động lý tưởng của chiếc máy bay này là ở độ cao 10km với tốc độ Mach 0,9 (tức là bằng 0,9 lần tốc độ âm thanh", tạp chí National Interest nhận định.
Cũng theo tạp chí này: "Su-35 được thiết kết dựa trên khung của máy bay S-27 đầy sức mạnh và vốn đã vượt xa so với máy bay Boeing F-15 Eagle. Không những thế, Su-35 có khung nhẹ hơn, có động cơ đẩy vector 3 chiều và khả năng gây nhiễu cực mạnh".
Sukhoi T-50/PAK FA
"Đây là mẫu máy bay chiến đấu tàng hình đa dụng được coi là câu trả lời trực tiếp cho các loại máy bay thế hệ thứ 5 của Mỹ như F-22 Raptor và F-35 Lightning II", tạp chí National Interest viết.
"Thậm chí, Sukhoi T-50/PAK FA còn có một thiết kế cực kỳ phức tạp và hoàn toàn tương xứng nếu không muốn nói là vượt trội đối với các loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Mỹ", Trung Tướng Dave Deptula, Cựu Chỉ huy Tình báo Hải quân Mỹ, nhận định.
Sukhoi T-50/PAK FA (Ảnh Sputnik News)
"Sukhoi T-50/PAK FA có khả năng linh hoạt rất cao do được trang bị động cơ đẩy vector, đuôi máy bay có khả năng chuyển động và hệ thống khí động học cực kỳ tân tiến", tạp chí National Interest viết.
"Trên thực tế, Sukhoi T-50/PAK FA được tối ưu hóa để đạng được ưu thế vượt trội trên bầu trời giống như F-22 nhưng lại có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ hơn như F-35", tạp chí National Interest kết luận.
Tupolev Tu-160
Máy bay ném bom chiến lược Tupolev Tu-160 (NATO gọi là Blackjack) là loại máy bay có tốc độ bay cực nhanh so với các loại máy bay ném bom chiến lược khác và có thể đạt tốc độ 2.220km/h, vượt xa so với B1-B Lancer (1.448km/h) và B-52 (1.000km/h) của Mỹ.
Tupolev Tu-160 (Ảnh Sputnik News)
Hơn thế nữa, Tupolev Tu-160 có tầm hoạt động lên đến 7.300km và được trang bị cả vũ khí hạt nhân và vũ khí truyền thống. Tupolev Tu-160 có thể phóng tên lửa Kh-55MS mang đầu đạn hạt nhân với sức công phá lên đến 200kt và tầm bắn lên đến 3.000km./.
Trần Khánh
Theo_VOV
TQ lộ ảnh máy bay do thám không người lái mới Chiếc máy bay do thám không người lái Thần Điêu có thể giúp quân đội Trung Quốc khắc phục hạn chế về khả năng cảnh báo sớm và vươn ra biển lớn. Ngày 3.7, trên các trang mạng Trung Quốc bất ngờ rò rỉ hình ảnh hiếm hoi của chiếc máy bay do thám không người lái mới nhất do Trung Quốc sản...