Hàn Quốc: Không có tuyên bố chung sau hội đàm thượng đỉnh với Nhật Bản
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết kết quả cuộc hội đàm thượng đỉnh sẽ được lãnh đạo hai nước Hàn Quốc và Nhật Bản thông báo cụ thể tại các cuộc họp báo riêng rẽ sau đó.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol (phải) và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại cuộc gặp ở Phnom Penh, Campuchia, tháng 11/2022. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ngày 15/3 cho biết sau hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống nước này Yoon Suk-yeol và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 16/3, lãnh đạo hai nước sẽ tổ chức họp báo nhưng không ra tuyên bố chung với lý do bị hạn chế về thời gian.
Cụ thể, một quan chức giấu tên của Văn phòng trên cho biết: “Không đủ thời gian để tóm tắt lập trường của mỗi bên và trau chuốt bất kỳ ngôn từ nào để đưa vào tuyên bố chung sau cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo của hai nước.”
Video đang HOT
Thay vào đó, kết quả cuộc hội đàm thượng đỉnh giữa hai bên sẽ được lãnh đạo hai nước thông báo cụ thể tại các cuộc họp báo riêng rẽ sau đó.
Trước thềm chuyến thăm Nhật Bản (từ ngày 16-17/3), kết quả một cuộc thăm dò dư luận của hãng RealMeter công bố hôm 13/3 cho thấy tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Yoon Suk-yeol giảm đi 4% so với một tuần trước đó, xuống còn 38,9%.
Số người đưa ra đánh giá tiêu cực về các vấn đề nhà nước tăng 5,7%, lên mức 58,9%.
Lý do chính dẫn đến đánh giá tiêu cực của người dân (16%) là giải pháp do chính phủ công bố hôm 6/3 về việc bồi thường cho các nạn nhân lao động cưỡng bức thời chiến sử dụng một quỹ công do Seoul hậu thuẫn.
Theo cuộc khảo sát, 59% số người được hỏi “phản đối,” trong khi 35% “tán thành” giải pháp này./.
Bước đi quan trọng nhằm giúp người dân Nhật Bản cảm thấy an toàn
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida khẳng định chuyến công du Đông Nam Á là bước đi quan trọng nhằm bảo vệ Nhật Bản trong bối cảnh tình hình quốc tế đang xấu đi.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida phát biểu với báo giới tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Phát biểu sau khi kết thúc loạt hội nghị quốc tế và các cuộc gặp song phương với các nhà lãnh đạo khác, Thủ tướng Kishida cho biết người dân Nhật Bản ngày càng cảm thấy lo lắng khi hòa bình và trật tự trên thế giới đang đối mặt với bước ngoặt quan trọng trong bối cảnh căng thẳng gia tăng do xung đột quân sự ở Ukraine và tình hình an ninh bất ổn ở Đông Á.
Nhìn lại một tuần với các hoạt động ngoại giao dày đặc, theo đài truyền hình NHK, Thủ tướng Kishida gọi đây là bước đi quan trọng nhằm đạt được sứ mệnh quan trọng nhất về mặt chính trị, bảo vệ Nhật Bản và giúp người dân cảm thấy an toàn.
Thủ tướng Kishida đã bắt đầu chuyến công du Đông Nam Á từ ngày 12/11 trong chuyến công du kéo dài 8 ngày. Ông Kishida đã tới Campuchia để tham dự các hội nghị quốc tế của ASEAN, sau đó tới Indonesia để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm 20 nền kinh tế chủ chốt trên thế giới (G20) và cuối cùng, tới Thái Lan để tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế Diễn đàn Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).
Bên lề các hội nghị quốc tế này, Thủ tướng Kishida đã có các cuộc gặp song phương với lãnh đạo của nhiều quốc gia khác, trong đó có Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Đề cập cuộc gặp với Tổng thống Biden, Thủ tướng Kishida nhấn mạnh đây là cơ hội để tái khẳng định quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ và cam kết của hai nước trong việc tăng cường khả năng răn đe và ứng phó. Trong khi đó, đối với cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc và Chủ tịch Trung Quốc, nhà lãnh đạo Nhật Bản cho biết ông đã trao đổi với lãnh đạo hai nước láng giềng trong bầu không khí mang tính xây dựng bất chấp nhiều vấn đề còn tồn tại.
Đáng chú ý, theo Thủ tướng Kishida, trong cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình, hai bên đã thảo luận sâu về các vấn đề còn tồn tại giữa hai nước và nhất trí tiếp tục giao thiệp để cải thiện quan hệ. Bên cạnh đó, hai bên cũng nhất trí không bao giờ được dung thứ cho việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Trong cuộc gặp với Tổng thống Yoon, Thủ tướng Kishida cho biết hai bên đã nhất trí sớm tìm ra giải pháp cho các vấn đề còn tồn tại giữa hai nước, đồng thời khẳng định hợp tác hướng tới hiện thực hóa khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở cửa.
Liên quan tới việc Nhật Bản đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) vào năm tới, Thủ tướng Kishida cho biết ông sẽ giữ vai trò lãnh đạo trong việc thúc đẩy khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở và xử lý các vấn đề kinh tế và toàn cầu khác nhằm hỗ trợ cho an ninh và thịnh vượng của Nhật Bản.
Triều Tiên cảnh giác trước 'NATO châu Á' "Việc Mỹ gieo rắc tin đồn về cái gọi là 'mối đe dọa từ Triều Tiên' chỉ để nhằm lấy cớ để gầy dựng ưu thế quân sự tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương". CHDCND Triều Tiên đã lên tiếng chỉ trích thỏa thuận giữa Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản liên quan việc tăng cường hợp tác quân sự, mà...