Hàn Quốc không chấp nhận Triều Tiên có vũ khí hạt nhân
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 9/5 tuyên bố, Seoul và cộng đồng quốc tế sẽ không bao giờ chấp nhận Triều Tiên là một nước có vũ khí hạt nhân.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un quan sát tàu ngầm Triều Tiên phóng tên lửa. (Ảnh: EPA/KCNA)
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, Chính phủ Hàn Quốc sẽ gây sức ép thông qua các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ để thúc đẩy Triều Tiên từ bỏ các tham vọng hạt nhân.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng bác bỏ đề nghị của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un về việc tổ chức các cuộc đàm phán quân sự liên Triều, cho rằng đề nghị này “không chân thành” và kêu gọi Triều Tiên ngừng các hành động mang tính khiêu khích và có những bước tiến hướng tới phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc được đưa ra sau khi Triều Tiên thông qua một quyết định tại Đại hội lần thứ 7 của Đảng Lao động Triều Tiên khẳng định Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục tăng cường năng lực vũ khí hạt nhân tự vệ “cả về chất và lượng”.
Theo_VTV
Gruzia đưa Mỹ vào nhà tập trận
Gruzia tuyên bố tập trận với Mỹ, Anh sát biên giới với Nga, sau rất nhiều kế hoạch dồn quân tới châu Âu của Mỹ.
Video đang HOT
Bộ Ngoại giao Gruzia hôm 7/5 tái khẳng định các cuộc tập trận sắp tới với Mỹ và Anh không nhắm vào bất cứ quốc gia nào.
"Chúng tôi muốn tuyên bố dứt khoát rằng Gruzia là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, có quyền tổ chức bất kỳ cuộc tập trận nào trên lãnh thổ của mình", Bộ Ngoại giao Gruzia tuyên bố, "Đó là chủ quyền của Gruzia trong việc xác định các đối tác quân sự và các hình thức hợp tác với họ".
Bộ Ngoại giao Gruzia cho hay, cuộc tập trận có ý nghĩa quan trọng nhằm tăng cường khả năng phòng vệ của đất nước và khả năng tương tác với NATO và "không nhắm vào bất cứ bên nào".
Xe tăng và binh lính Mỹ tham gia tập trận quân sự tại Lithuania ngày 9/4/2015. Ảnh: AP
Cơ quan này cho biết thêm, đó là mối quan tâm của Gruzia để duy trì sự ổn định trong khu vực Caucasus và Gruzia giữ vững quan điểm rằng, tất cả các cuộc xung đột trong khu vực cần được giải quyết một cách hòa bình.Hồi tháng 1, Bộ trưởng Quốc phòng Gruzia Tinatin Khidasheli ngụ ý cho biết các cuộc tập trận này nhằm ngăn chặn "sự hung hãn" của Nga.
"Nhiệm vụ của chúng tôi là để bảo đảm rằng bất kỳ ai, kể cả là một cá nhân hay một quốc gia, cũng đều phải suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra bất kỳ quyết định sai lầm nào. Chúng tôi không nói về vấn đề vũ khí quân sự, chúng tôi muốn nhấn mạnh sự cần thiết phải đáp ứng những nhu cầu cấp bách của quân đội Gruzia", ông Khidasheli khẳng định.
Cuộc tập trận năm nay với sự tham gia của 650 lính Mỹ, 150 lính Anh và 500 lính Gruzia là một phần trong chuỗi các cuộc tập trận quân sự do các cường quốc phương Tây triển khai tại khu vực Đông Âu. Binh lính Gruzia tham gia cuộc tập trận này bao gồm một đội trong Lực lượng phản ứng nhanh NATO. Cuộc tập trận năm nay dự kiến sẽ được tổ chức tại căn cứ Vaziani của Gruzia mặc dù nước này không phải là thành viên chính thức của NATO.
Tuyên bố trên đưa ra sau khi Bộ Ngoại giao Nga nói rằng, các cuộc tập trận quân sự chung dự kiến diễn ra từ ngày 11- 26/5 là "một bước đi khiêu khích" nhằm chống lại sự ổn định trong khu vực.
Cuộc tập trận sẽ có sự tham gia của 1.300 binh sĩ, trong đó có 500 quân nhân Gruzia, 650 quân nhân Mỹ và 150 binh sĩ Anh, với đầy đủ các trang thiết bị, bao gồm cả xe tăng chủ lực M1A2 Abrams của Mỹ, xe chiến đấu bộ binh Bradley, và máy bay vận tải C-130 "Hercules".
Gần đây Mỹ liên tiếp thực hiện các cuộc tập trận sát cửa ngõ Nga.
Vào tháng 4 vừa qua, siêu tiêm kích tàng hình F-22 Mỹ từ đội chiến đấu cơ số 95, đóng tại căn cứ không quân Tyndall ở Florida (Mỹ) đã tham gia tập trận tại khu huấn luyện không quân nổi tiếng của quân đội Anh có tên "Khu vực bay thấp số 7" hay Machynlleth Loop.
Washington đã gửi 4 chiếc F-22 đến châu Âu trong tháng 4-2016 nhằm tham gia tập trận. Các máy bay F-22 có lần đầu xuất hiện tại châu Âu từ cuối năm 2015.
Tới cuối tháng 4, Mỹ đã chuyển số lượng lớn các vũ khí tối tân gồm xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1, xe bọc thép Stryker và số lượng lớn xe bọc thép khác đến Bulgaria bằng đường sắt và tập kết chúng tại căn cứ quân sự Novo Selo của quốc gia Đông Âu này.
Việc dồn vũ khí này là một phần trong thỏa thuận quân sự mới giữa Mỹ và Bulgaria được hai bên ký kết vào đầu năm 2015 cho phép Quân đội Mỹ hiện diện nhiều hơn tại nước này nhất là tại các khu vực áp sát Biển Đen.
Mỹ còn điều động chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor cùng phi đội máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-135 của mình đến Romania. Đây cũng là lần đầu tiên Mỹ triển khai F-22 sát khu vực Biển Đen. Giải thích cho điều này Washington cho rằng đây là hành động cần thiết để tăng cường an ninh của các nước đồng minh NATO và các đối tác ở Châu Âu.
Mỹ lần đầu đưa F-22 tới Romania.
Không chỉ tăng cường vũ khí, The Wall Street Journal còn cho rằng Mỹ cùng với NATO chuẩn bị phê duyệt kê hoach tăng cường hiện diện dọc sườn phía Tây của nước Nga.
The Wall Street Journal còn tiết lộ, nhóm quân nay sẽ tập trung ở Lithuania, Latvia, Estonia và Ba Lan. Hang tin Anh Reuters cho biết thêm, NATO không co y đinh bô tri cac căn cứ quân sự thường trực ở Ba Lan, bất chấp yêu cầu của chính quyền Warsaw.
Theo dư liêu cua Reuters, kế hoạch gia tăng lực lượng NATO ở châu Âu có quy mô lớn nhất kể từ thời "chiến tranh lạnh" cho đến nay. Mục đích tăng cường quân lực về phía Đông của liên minh đươc giải thích bơi sư lo ngai trươc cac hành động của Nga, đặc biệt, việc Nga sáp nhập Crimea.
Đông Phong(Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ bắt đầu sản xuất F-35A phiên bản Nhật Tập đoàn Lockheed Martin đã bắt đầu rắp ráp lô đầu tiên gồm 4 chiếc máy bay chiến đấu F-35A cho Không quân Nhật Bản. Lô máy bay này được đặt tên là AX-1, dự kiến sẽ được xuất xưởng vào cuối tháng 9/2016. Sau khi được lắp ráp hoàn chỉnh, AX-1 sẽ được chuyển đến căn cứ không quân Luke nằm ở...