Hàn Quốc khởi động chiến dịch tiêm chủng Covid-19
Hàn Quốc cho biết 18.489 người đã được tiêm vaccine Covid-19 trong ngày mở đầu chiến dịch tiêm chủng đầy tham vọng.
Vaccine Covid-19 được Hàn Quốc sử dụng ngày khởi động chiến dịch tiêm chủng 26/2 do hãng dược phẩm AstraZeneca hợp tác phát triển với Đại học Oxford, trong khi sản phẩm do Pfizer-BioNTech sản xuất được triển khai từ hôm nay.
Nhân viên y tế tiêm vaccine Covid-19 tại Trung tâm Y tế Quốc gia ở Seoul, Hàn Quốc, hôm nay. Ảnh: Reuters .
Nhóm đầu tiên được tiêm vaccine là nhân viên y tế, nhân viên viện dưỡng lão và những người có nguy cơ cao. Mục tiêu của Hàn Quốc là tiêm phòng Covid-19 cho 32-36 triệu người, tương đương khoảng 60-70% dân số, vào tháng 9. Chính phủ Hàn Quốc hy vọng sẽ đạt được trạng thái miễn dịch cộng đồng vào tháng 11.
Theo kế hoạch, những lô vaccine AstraZeneca đầu tiên sẽ dùng để tiêm cho 289.000 người, trong khi khoảng 55.000 nhân viên y tế tại các cơ sở điều trị Covid-19 sẽ được tiêm lô vaccine đầu tiên của Pfizer-BioNTech mà Hàn Quốc nhận được thông qua chương trình phân phối vaccine toàn cầu COVAX.
Ngoài AstraZeneca, Pfizer và COVAX, Hàn Quốc còn đạt thỏa thuận mua vaccine với các công ty Moderna, Novavax và Johnson & Johnson.
Video đang HOT
Hàn Quốc hôm 26/2 ghi nhận 415 ca nhiễm nCoV mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 89.321, trong đó 1.595 trường hợp đã tử vong. Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun hôm qua cho biết giới chức sẽ kéo dài các quy định giãn cách xã hội lên 2 tuần trên toàn quốc, bao gồm lệnh cấm tụ tập riêng tư trên 4 người, nhằm ngăn chặn đại dịch lây lan.
Xét nghiệm nhanh – vũ khí sắc bén chống Covid-19 của Hàn Quốc 27 Hệ thống giúp Hàn Quốc chớp ‘thời cơ vàng’ chống Covid-19 14 Hàn Quốc ‘thần tốc’ xét nghiệm nCoV thế nào? 28
COVID-19: Ấn Độ gần chạm mốc 3 triệu ca, Hàn Quốc nâng mức giãn cách xã hội
Ấn Độ gần chạm mốc 3 triệu ca mắc COVID-19 trong khi Hàn Quốc nâng mức giãn cách xã hội để đối phó với đợt bùng dịch mới.
Ấn Độ gần chạm mốc 3 triệu ca mắc COVID-19
Ấn Độ hôm 22/8 ghi nhận số ca nhiễm mới kỷ lục trong ngày - 69.878 ca, nâng tổng số ca bệnh nước này lên gần 2,98 triệu.
Đây là ngày thứ 4 liên tiếp quốc gia này có trên 60.000 ca nhiễm mới trong ngày. Ấn Độ hiện là vùng dịch lớn thứ 3 thế giới sau Mỹ và Brazil.
Ấn Độ gần chạm mốc 3 triệu ca mắc COVID-19. (Ảnh: Reuters)
Dữ liệu từ Bộ Y tế Ấn Độ cho thấy quốc gia này ghi nhận thêm 945 trường hợp thiệt mạng vì COVID-19. Tổng số người chết do dịch ở Ấn Độ hiện là 55.794.
Một cuộc khảo sát được công bố mới đây cho thấy gần 30% dân số ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ, tương đương 5,8 triệu người có thể đã nhiễm bệnh mà không có triệu chứng.
Kết quả của các cuộc khảo sát được thực hiện ở các thành phố khác của Ấn Độ cũng chỉ ra rằng số người mắc COVID-19 nhiều hơn so với số liệu thống kê.
Trong những tuần gần đây, Ấn Độ đẩy mạnh xét nghiệm để phát hiện sớm các ca bệnh, đặc biệt là các trường hợp không có triệu chứng.
Hàn Quốc nâng mức giãn cách xã hội
Hàn Quốc tuyên bố sẽ thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt hơn trên toàn quốc từ ngày 23/8 sau khi nước này đối mặt với một đợt bùng phát dịch mới.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) hôm 22/8 ghi nhận 315 ca nhiễm nội địa mới sau nhiều ngày liên tiếp ghi nhận số ca bệnh ở mức 3 chữ số. Tổng số người mắc COVID-19 ở Hàn Quốc hiện là 17.002, 309 trong số này đã thiệt mạng.
Nhân viên y tế khử trùng tại một nhà thờ ở Seoul. (Ảnh: Getty Images)
Hàn Quốc sử dụng phương pháp truy vết tiên tiến và xét nghiệm rộng rãi để ngăn đợt bùng phát dịch mới, nhưng nền kinh tế thứ 4 châu Á bắt đầu ghi nhận số ca nhiễm tăng mạnh những tuần gần đây, chủ yếu ở trong và xung quanh Seoul và các khu vực lân cận.
Tại Seoul và một số thành phố xung quanh, chính phủ đã tái áp đặt các quy tắc giãn cách xã hội, bao gồm hạn chế tụ tập đông người, cấm tụ tập ở nhà thờ, đóng cửa hộp đêm, quán karaoke, tiệc buffet và quán cà phê mạng.
Các hướng dẫn tương tự sẽ được áp dụng cho các khu vực khác trên toàn quốc từ 23/8.
Tuy nhiên, ở một số khu vực ít số ca bệnh, các hướng dẫn sẽ ở mức khuyến nghị thay vì bắt buộc.
"Nếu chúng ta không kiềm chế sự lây lan trong giai đoạn đầu, dịch bệnh có thể phát triển thành một đợt bùng phát quy mô lớn. Đối với chúng tôi, không gì quan trọng hơn là tập trung vào việc ứng phó với COVID-19", Bộ trưởng Y tế Hàn Quốc Park Neung nhấn mạnh trong cuộc họp hôm 22/8.
Nhà thờ và chính phủ Hàn Quốc bất đồng về cụm dịch mới Nhà thờ Sarang Jeil, cụm dịch đang bùng phát tại Hàn Quốc, nói chính phủ ngụy tạo kết quả xét nghiệm nCoV, trong khi họ bị chính quyền cáo buộc thiếu hợp tác. Nhà thờ Sarang Jeil, quận Seongbuk, phía bắc thủ đô Seoul, hiện là cụm dịch tôn giáo lớn thứ hai ở Hàn Quốc, sau giáo phái Tân Thiên Địa. Theo...