Hàn Quốc khoe một loạt vũ khí “khủng”
Hàn Quốc đã giới thiệu một loạt máy bay quân sự và hệ thống vũ khí phòng không tại Triển lãm quốc phòng và hàng không quốc tế ADEX 2013 diễn ra từ ngày 29/10 đến 3/11 tại sân bay quốc tế Cheongju ở thủ đô Seoul.
Triển lãm ADEX 2013 là một trong những sự kiện thú hút được nhiều sự quan tâm nhất tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đây là cũng là cơ hội để các đối tác quan tâm tìm hiểu kỹ hơn về các máy bay chiến đấu và vũ khí phòng không do ngành công nghiệp quốc phòng và hàng không Hàn Quốc phát triển.
Dưới đây là một số máy bay quân sự và vũ khí phòng không của quân đội Hàn Quốc được giới thiệu tại triển lãm:
Máy bay trực thăng ROKAF HH-47D được cải tiến với bình nhiên liệu lớn hơn và radar lắp ở mũi máy bay.
Trực thăng HH-60P Pave Hawk được phát triển bởi tập đoàn hàng không Korean Air của Hàn Quốc. Hiện tại, Không quân Hải quân đang duy trì hoạt động 8 chiếc trực thăng loại này.
Xe phóng tên lửa đất đối không hạng nặng của hệ thống phòng không MIM-104D PAC 2 Patriot do Mỹ phát triển.
Video đang HOT
Máy bay chiến đấu F-4E Phantom của Không quân Hàn Quốc.
Máy bay mục tiêu không người lái Beechcraft MQM-107D Streaker.
Chiến đấu cơ T-50 Golden Eagle do Hàn Quốc phát triển.
Máy bay chiến đấu T/A-50.
Trực thăng Kamov Ka-32 Helix được cải tiến và hoạt động trong quân đội Hàn Quốc với tên gọi HH-32A.
Máy bay tuần tra và do thám CN-235-220M.
Theo Business Insider
Hàn Quốc: Hệ thống vũ khí kém đến mức nguy hiểm
Những sai sót và tai nạn đối với hệ thống vũ khí của Hàn Quốc đang đặt ra câu hỏi lớn cho khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội nước này.
Hồi đầu tháng 10, Hàn Quốc đã tổ chức một lễ duyệt binh hoành tráng khoe nhiều loại vũ khí mới và công nghệ quân sự hiện đại, đồng thời Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cũng kêu gọi quân đội nước này không ngừng đề cao tinh thần cảnh giác, nâng cao sức mạnh quân sự nhằm ngăn chặn mối đe dọa đến từ Triều Tiên.
Tuy nhiên, hiện các chuyên gia phân tích quân sự Hàn Quốc đang tỏ ra ngày càng lo ngại về sức mạnh thật sự và khả năng ứng phó của quân đội Hàn Quốc trong trường hợp nổ ra xung đột, đặc biệt là độ tin cậy của các loại vũ khí trang bị được biên chế trong quân đội nước này.
Các báo cáo của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đưa ra hồi đầu tuần cho biết những cuộc thử nghiệm loại mìn hải quân K721 mới với mục đích đánh chìm tàu chiến của địch chỉ nổ được 1 trên 6 quả, đồng nghĩa với tỉ lệ thành công chỉ ở mức 16,6%. Các chuyên gia quân sự tự hỏi nếu loại mìn này được triển khai trên biển, điều gì sẽ xảy ra nếu các tàu chiến Triều Tiên tràn vào lãnh hải Hàn Quốc?
Tàu khu trục Euljimundeok của hải quân Hàn Quốc
Hồi tháng 12 năm ngoái, trong một cuộc diễn tập quân sự tàu khu trục Euljimundeok của hải quân Hàn Quốc đã lênh đênh một cách bất lực và vô phương tự vệ trên biển trong suốt 5 giờ đồng hồ sau khi máy phát điện bị trục trặc, thậm chí cả máy phát điện dự phòng cũng không hoạt động. Mất điện đồng nghĩa với việc động cơ không hoạt động, hệ thống điện tử điều khiển vũ khí bị vô hiệu hóa, và sinh mệnh con tàu cùng toàn bộ thủy thủ đoàn dễ bị đe dọa hơn bao giờ hết.
Tồi tệ hơn nữa, 9 trong số 12 ắc-quy dự phòng phục vụ cho mục đích liên lạc trên chiếc tàu khu trục này cũng bị hỏng, khiến chiếc tàu này không thể liên lạc được với bộ chỉ huy để gửi tín hiệu cấp cứu.
Độ tin cậy trong hệ thống vũ khí của Hàn Quốc đã suy giảm đến mức độ nguy hiểm. Hồi tháng 9, tàu đổ bộ Dokdo của hải quân Hàn Quốc đã bị trôi dạt vô định trên biển sau khi một máy phát của nó bốc cháy. Đây là một trong hai máy phát còn lại trong số 4 máy phát của con tàu đổ bộ cỡ lớn này, vì hai máy phát kia đã bị hỏng hồi tháng 4 do sai sót trong vận hành của một thủy thủ.
Tàu đổ bộ Dokdo
Và giờ đây chiếc máy phát duy nhất còn lại cũng bị hỏng sau khi thủy thủ trên tàu dùng nước biển để cố tìm cách dập tắt ngọn lửa. Với toàn bộ 4 máy phát bị hỏng, chiếc tàu đổ bộ này trở thành một "con tàu ma" trôi dạt và bất lực. Đây là điều cực kỳ nguy hiểm nếu có tình huống tác chiến nổ ra.
Trong khi đó, loại ngư lôi trang bị trên tàu ngầm mới có tên là Cá mập Đỏ với chi phí nghiên cứu chế tạo lên tới 942.000 USD chỉ có độ chính xác là 40%, kém hơn rất nhiều so với mức yêu cầu là 75%.
Khi pháo binh Triều Tiên nã đạn vào đảo tiền tiêu Yeonpyeong, rất nhiều khẩu đội pháo K-9 và radar của thủy quân lục chiến Hàn Quốc đã không thể nào phát hiện được vị trí pháo kích của đối phương để tiến hành phản pháo. Rồi những vụ tai nạn rơi máy bay chiến đấu T-50 và F-5 liên tiếp trong năm ngoái và năm nay đều do lỗi bảo trì kém. Điều trớ trêu là những sự cố này lại diễn ra trong khi Hàn Quốc đang tích cực thúc đẩy việc bán máy bay huấn luyện T-50 cho các nước khác.
Ngư lôi Cá mập Đỏ do Hàn Quốc chế tạo có độ chính xác chỉ đạt 40%
Dù không có hệ thống vũ khí nào là hoàn hảo, song các loại vũ khí do Hàn Quốc chế tạo hiện nay đang ngày càng chứng tỏ sự kém cỏi của mình so với các quốc gia tiên tiến khác, và có vẻ như các hệ thống vũ khí nội địa này đã được vội vàng triển khai mà chưa qua kiểm tra đầy đủ. Trong khi quân đội Mỹ tiến hành hàng trăm cuộc thử nghiệm trước khi triển khai một loại vũ khí mới thì ở Hàn Quốc, số lần thử nghiệm như vậy chưa đếm hết trên đầu ngón tay.
Tình hình tài chính eo hẹp là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, tuy nhiên đó cũng là một thực tế mà quân đội Hàn Quốc phải tìm cách khắc phục. Hàn Quốc phải tăng cường tính hiệu quả của các thử nghiệm vũ khí và áp dụng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn. Muốn hiện thực hóa được yêu cầu của Tổng thống Park Geun-hye, các chỉ huy quân sự Hàn Quốc phải nhận ra rằng những sai lầm của họ đã trở nên quá thường xuyên và phải tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt.
Theo Dantri
Trung Quốc sốc nặng vì khu trục hạm toàn sử dụng thiết bị vệ tinh Nhật Ngày 11/10 vừa qua, một biên đội tàu chiến của hải quân Trung Quốc đã sang thăm hữu nghị New Zealand. Một số bức ảnh chụp các chiến hạm này đã gây chấn động dư luận Trung Quốc, vì nó hiển thị rõ nét một số loại an ten rất quan trọng trên tàu khu trục Trung Quốc là sản phẩm của Nhật....