Hàn Quốc kêu gọi Triều Tiên có bước đi cụ thể hướng tới phi hạt nhân
Ông Moon Chung-in, một cố vấn an ninh cấp cao của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, ngày 19/3 kêu gọi Triều Tiên nên có “hành động thiết thực” hướng tới việc từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Ông Moon Chung-in, một cố vấn an ninh cấp cao của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, ngày 19/3 kêu gọi Triều Tiên nên có “hành động thiết thực” hướng tới việc từ bỏ vũ khí hạt nhân nhằm giúp phá vỡ thế bế tắc trong các cuộc đàm phán với Mỹ, đồng thời cảnh báo sự kiên nhẫn của Seoul với Bình Nhưỡng đang suy giảm.
Tổng thống Moon Jea-in đang nỗ lực làm trung gian cho các cuộc đàm phán hạt nhân Mỹ-Triều, tận dụng Thế vận hội Olympics PyeongChang 2018 làm “chất xúc tác” cho một sự xích lại gần nhau về ngoại giao sau một năm 2017 “căng như dây đàn” với những cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa cùng những đe dọa giữa Mỹ và Triều Tiên.
Tuy nhiên, hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ nhất tại Singapore chỉ tạo ra một cam kết chung chung “hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên,” trong khi hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai tại Hà Nội không đạt thỏa thuận cụ thể nào vì hai bên vẫn chưa được thu hẹp bất đồng.
Sau hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai, Triều Tiên đã cảnh báo sẽ cân nhắc ngừng đàm phán và nối lại các cuộc thử nghiệm vũ khí nếu Mỹ khăng khăng với chính sách trừng phạt.
Các hình ảnh chụp từ vệ tinh cũng cho thấy hoạt động tái xây dựng ở căn cứ phóng tên lửa Sohae (hay còn gọi là Dongchang-ri) của Triều Tiên.
Video đang HOT
Các thông tin này làm rộ lên tin đồn rằng Triều Tiên có thể chuẩn bị phóng tên lửa tầm xa hoặc phóng vệ tinh, điều có thể đẩy tiến trình đàm phán vào nguy cơ sụp đổ.
Phát biểu với báo giới, ông Moon Chung-in cảnh báo việc Triều Tiên thử tên lửa hay vệ tinh sẽ đều là “thảm họa,” “hậu quả sẽ rất thảm khốc.”
Quan chức trên nhấn mạnh rằng mục tiêu của Tổng thống Moon Jae-in là “một Bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân hóa, hòa bình và thịnh vượng,” đồng thời nhấn mạnh Tổng thống sẽ không chấp nhận một thỏa hiệp hòa bình với một Triều Tiên có vũ khí hạt nhân.
Ông Moon Chung-in đã tham gia chính sách hướng tới Triều Tiên trong nhiều thập kỷ qua và là một trong những “kiến trúc sư” của “Chính sách Ánh dương” dưới thời Tổng thống Kim Dae-jung ủng hộ cam kết với Bình Nhưỡng.
Ông nhấn mạnh rằng những phát biểu trên được đưa ra dưới danh nghĩa cá nhân, không đại diện cho Tổng thống Moon Jae-in.
Tuy nhiên, các bình luận của ông cho thấy khả năng Hàn Quốc sẽ gây sức ép với Triều Tiên, buộc Bình Nhưỡng phải thu hẹp khoảng cách với Washington trong các cuộc đàm phán hạt nhân.
Nhận định trên được đưa ra trong bối cảnh một số nghị sĩ Mỹ cũng lên tiếng kêu gọi chính quyền của Tổng thống Donald Trump đẩy mạnh tiến độ thực thi các lệnh trừng phạt Triều Tiên, và nhấn mạnh rằng trong năm 2018, sự can dự của Mỹ đối với Bình Nhưỡng đã suy giảm đáng kể.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, trong một bức thư gửi tới Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin ngày 18/3, các Thượng nghị sỹ Cory Gardner của đảng Cộng hòa và Ed Markey của đảng Dân chủ đã kêu gọi chính quyền Tổng thống Trump tái cam kết đẩy mạnh thực thi các lệnh trừng phạt của Mỹ và LHQ đối với Triều Tiên.
Các thượng nghị sỹ nói trên cũng lưu ý rằng tiến triển trong việc thực thi các lệnh trừng phạt Triều Tiên “đã chậm đáng kể” trong năm 2018, khi Mỹ tiến hành các biện pháp ngoại giao với quốc gia Đông Bắc Á này.
Cùng ngày, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton đã cảnh báo Triều Tiên không nối lại các vụ thử tên lửa khi các cuộc đàm phán đang bế tắc.
Phát biểu trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí, ông Bolton khẳng định lời cảnh báo của Triều Tiên là “vô ích” và “không phải là một ý tưởng hay.” Ông cũng nhận định rằng Triều Tiên thực sự “chưa sẵn sàng để thực hiện điều mà họ cần phải làm”./.
Theo Bích Liên-Ngọc Ánh (TTXVN/Vietnam )
Mỹ chưa ký hiệp ước hoà bình với Triều Tiên vì sợ há miệng mắc quai
Cho đến nay, Washington đã bác bỏ mọi nỗ lực của CHDCND Triều Tiên nhằm ký kết thỏa thuận hòa bình, trong khi hôm 12.6 tại Singapore, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã không hứa sẽ cố gắng đạt được điều này trong cuộc họp với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Hai nhà lãnh đạo Kim Jong Un và Donald Trump gặp nhau hồi tháng 6 ở Singapore.
Mỹ không vội vàng ký kết hiệp ước hòa bình với Triều Tiên vì lo ngại Bình Nhưỡng sẽ yêu cầu Mỹ rút quân khỏi Hàn Quốc, Georgy Toloraya, người đứng đầu Viện Kinh tế Châu Á Viện hàn lâm khoa học Nga, nói với Sputnik.
Cho đến nay, Washington đã bác bỏ mọi nỗ lực của CHDCND Triều Tiên nhằm ký kết thỏa thuận hòa bình, trong khi hôm 12.6 tại Singapore, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã không hứa sẽ cố gắng đạt được điều này trong cuộc họp với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
"Mỹ tin rằng việc ký hiệp ước hòa bình sẽ là sự nhượng bộ lớn, phần thưởng cho Triều Tiên. Cũng có một số lo ngại bán hoang tưởng rằng Triều Tiên sẽ yêu cầu, nếu chiến tranh đã kết thúc, thì đã đến lúc Mỹ phải rút quân khỏi Hàn Quốc. Điều này hoàn toàn không thể chấp nhận được đối với Washington", Toloraya phát biểu trong Hội nghị châu Á của Câu lạc bộ thảo luận Quốc tế Valdai.
Theo ông, với tình hình diễn biến các sự kiện, "Hoa Kỳ đang ở vào thế phòng thủ, rất bất tiện, khi Triều Tiên dường như có nhu cầu chính đáng, dựa trên thực tế là nếu chiến tranh kết thúc, thì tại sao lại cần đến sự hiện diện của quân đội".
Đồng thời, vị chuyên gia nghi ngờ rằng Triều Tiên sẽ nghiêm túc yêu cầu về vấn đề này.
Theo Danviet
Triều Tiên bị nghi mở rộng cơ sở hạt nhân dù đang đàm phán với Mỹ Báo cáo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho biết Triều Tiên dường như vẫn tiếp tục mở rộng các hoạt động tại cơ sở hạt nhân chính, bất chấp các cuộc đàm phán đang diễn ra với Mỹ. Cơ sở hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên trước khi tháp làm mát bị phá hủy (Ảnh: Yonhap) Reuters dẫn...