Hàn Quốc kêu gọi châu Âu ủng hộ các nỗ lực thúc đẩy tiến trình hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên
Ngày 1/10, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Lee In-young đã kêu gọi châu Âu ủng hộ các nỗ lực của Seoul nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Triên.
Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Lee In-young. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Ông Lee đã gặp các thành viên của Ủy ban châu Âu là Jutta Urpilainen và Janez Lenarcic ngày 30/9 và đề nghị châu Âu đóng “vai trò tích cực hơn” trong viện trợ nhân đạo cho Triều Tiên cũng như xây dựng lòng tin giữa Hàn Quốc, Triều Tiên và Mỹ. Ngoài ra, hai bên cũng thảo luận những biện pháp mang tính sáng tạo để hợp tác và chia sẻ quan điểm rằng cần viện trợ nhân đạo cho Triều Tiên trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Trong khi đó, tại cuộc gặp với Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Nghị viện châu Âu (EP) Witold Waszczykowski và với Phái đoàn của Liên minh châu Âu (EU) phụ trách các mối quan hệ với Bán đảo Triều Tiên, ông Lee đã nhấn mạnh sự cần thiết đối với cộng đồng quốc tế khi để ngỏ khả năng nới lỏng các lệnh trừng phạt về nhân đạo đối với Triều Tiên
Video đang HOT
Dự kiến, ông Lee sẽ thăm Thụy Điển vào ngày 1/10 để hội đàm với Ngoại trưởng Ann Linde và các quan chức khác của nước này phụ trách vấn đề Bán đảo Triều Tiên nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của Thụy Điển đối với các mối quan hệ liên Triều.
Trước đó cùng ngày, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết nước này cam kết hợp tác chặt chẽ với Mỹ trong các biện pháp để đưa Triều Tiên trở lại bàn đàm phán, bao gồm cả hợp tác nhân đạo với Bình Nhưỡng.
Theo bộ trên, hợp tác nhân đạo có thể là biện pháp xây dựng lòng tin hiệu quả nhất. Mỹ đã bày tỏ sự ủng hộ đối với hỗ trợ nhân đạo phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế để giúp đỡ những người Triều Tiên dễ bị tổn thương nhất.
Nga tái khẳng định đóng vai trò tích cực trong tiến trình hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên
Ngày 24/8, Thứ trưởng Ngoại giao kiêm phái viên hạt nhân hàng đầu của Nga Igor Morgulov đã tái khẳng định Moskva sẵn sàng đóng "một vai trò mang tính xây dựng" trong việc thúc đẩy tiến trình hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, Thứ trưởng Morgulov đưa ra cam kết trên với đặc phái viên của Hàn Quốc về các vấn đề hòa bình và an ninh Bán đảo Triều Tiên Noh Kyu-duk khi hai quan chức này thảo luận các biện pháp đưa Triều Tiên quay lại đối thoại.
Tại cuộc gặp, Thứ trưởng Morgulov "nhất trí về sự cần thiết phải nhanh chóng nối lại đối thoại hạt nhân với các nước liên quan, trong đó có các cuộc đàm phán giữa Triều Tiên và Mỹ và giữa hai miền Triều Tiên, cũng như về tầm quan trọng của việc duy trì ổn định trên Bán đảo Triều Tiên và trong khu vực".
Về phần mình, đặc phái viên của Hàn Quốc Noh Kyu-duk đã đề nghị Nga đóng vai trò xây dựng để duy trì sự ổn định và giúp tạo điều kiện thuận lợi cho đối thoại với Bình Nhưỡng, lưu ý rằng Moskva tiếp tục ủng hộ đối thoại và hợp tác liên Triều.
Quan chức ngoại giao Nga tới Seoul trong tuần này để tham gia một loạt cuộc hội đàm với các quan chức nước chủ nhà và đàm phán với đặc phái viên hạt nhân Mỹ về Triều Tiên, Sung Kim, người cũng đang thăm Hàn Quốc. Chuyến thăm của ông Morgulov diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng sau khi Triều Tiên coi các cuộc tập trận quân sự giữa Hàn Quốc và Mỹ cho thấy chính sách thiếu thiện chí của Washington đối với Bình Nhưỡng và cảnh báo về một "cuộc khủng hoảng an ninh nghiêm trọng". Lần gần đây nhất nhà ngoại giao Nga đến thăm Hàn Quốc diễn ra vào tháng 12/2018.
Trước đó, ngày 23/8, Hàn Quốc và Mỹ đã thảo luận về khả năng viện trợ nhân đạo cho Triều Tiên. Đây là thông tin do đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên Sung Kim đưa ra sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Hàn Quốc Noh Kyu-duk khi hai bên tìm cách nối lại đối thoại với Bình Nhưỡng, vốn bị đình trệ lâu nay.
Phát biểu với báo giới, đặc phái viên Sung Kim nêu rõ Hàn Quốc và Mỹ đã thảo luận khả năng hỗ trợ nhân đạo cho Triều Tiên, đồng thời tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ với việc đối thoại và cam kết liên Triều được nêu trong tuyên bố chung giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vào tháng 5. Hai bên cũng sẽ tiếp tục ủng hộ các dự án hợp tác nhân đạo.
Đặc phái viên Sung Kim nhấn mạnh thêm rằng Washington không chủ trương gây hấn, đồng thời hối thúc Bình Nhưỡng trở lại đối thoại. Ông khẳng định: "Các cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc diễn ra từ lâu, thường xuyên và hoàn toàn mang tính chất phòng thủ cũng như tăng cường an ninh cho cả hai nước". Đặc phái viên Sung Kim cũng nhấn mạnh rằng ông "sẵn sàng gặp những người đồng cấp Triều Tiên ở bất cứ đâu và vào bất kỳ thời điểm nào".
Mỹ và Hàn Quốc tiến hành hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương cấp cao trong thời gian gần đây để thảo luận cách thức tái khởi động các cuộc đàm phán phi hạt nhân với Triều Tiên, vốn đã bị đình trệ hơn hai năm qua. Đàm phán hạt nhân Mỹ - Triều rơi vào thế bế tắc từ năm 2019 dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức, Washington và Bình Nhưỡng tiếp tục có những bình luận khá gay gắt về đối phương, kéo lùi triển vọng đàm phán trong nhiều tháng. Dù chính quyền Tổng thống Biden chưa tỏ ý sẵn sàng nhượng bộ, song các chuyên gia cho rằng cách tiếp cận có thể thay đổi khi hai bên trở lại đối thoại.
Kim Jong-un đề xuất nối lại đường dây nóng liên Triều Kim Jong-un tỏ ý sẵn sàng nối lại đường dây nóng với Hàn Quốc vào tháng tới, nhưng cáo buộc Mỹ đề xuất đối thoại mà không thay đổi chính sách thù địch. "Chúng ta không có mục đích hay lý do để gây hấn, cũng như làm tổn hại Hàn Quốc. Nước này cần loại bỏ suy nghĩ ảo tưởng rằng họ...