Hàn Quốc kéo dài hạn chế ngăn Covid-19 tới sau Tết
Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
“Chính phủ đang có kế hoạch mở rộng các mức giãn cách và tiêu chuẩn chống virus hiện tại cho đến khi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kết thúc”, Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun phát biểu tại cuộc họp nội bộ hôm nay. “Làn sóng Covid-19 thứ ba, tạm thời đã chậm lại, nhưng một lần nữa đe dọa cuộc sống hàng ngày của chúng ta sau các đợt lây nhiễm từ các viện truyền giáo”.
Thông báo này chấm dứt những kỳ vọng trước đó rằng chính phủ sẽ nới lỏng quy định từ các cấp cao nhất, gồm lệnh giới nghiêm nhà hàng và lệnh cấm tụ tập trên 4 người đã áp dụng từ đầu tháng 12. Cơ quan y tế quyết định duy trì hạn chế sau khi một đợt bùng phát lớn mới xuất hiện từ các trường đào tạo truyền giáo trên khắp đất nước tuần trước, đảo ngược xu hướng giảm ca nhiễm hàng ngày gần đây trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, bắt đầu vào ngày 11/2.
Người dân Hàn Quốc đeo khẩu trang đi dạo trong ngày mùa đông lạnh giá giữa đại dịch Covid-19 tại một công viên ở Seoul hôm 7/1. Ảnh: Reuters .
Theo quyết định này, các hoạt động sau 21h của quán cà phê trong nhà, nhà hàng ăn uống và bất kỳ cuộc tụ tập nào trên 4 người, hai biện pháp chính đã được chứng minh là có hiệu quả, sẽ tiếp tục bị cấm.
Video đang HOT
Theo Thủ tướng Chung, sự lây lan phải được ngăn chặn hơn nữa để tạo điều kiện thuận lợi cho chiến dịch tiêm chủng của Hàn Quốc và bắt đầu học kỳ mùa xuân, được ấn định vào tháng 3 và tháng 4. “Quyết định này thật không dễ dàng”, ông nói.
Thủ tướng Hàn Quốc cho biết khoảng 117.000 liều vaccine của Pfizer, đủ cho khoảng 60.000 người, sẽ đến tay người dân vào đầu tháng 2 thông qua chương trình phân phối toàn cầu COVAX. AstraZeneca sẽ xuất xưởng sản phẩm cho khoảng 300.000 người kể từ tháng 2, cũng thông qua COVAX. Đây là lô vaccine đầu tiên của hãng cho ít nhất 1,3 triệu người và lên đến 2,19 triệu người trong nửa đầu năm nay.
Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) báo cáo 355 ca nhiễm mới tính đến nửa đêm 30/1. Đây là lần đầu tiên số ca nhiễm hàng ngày giảm xuống dưới 400, một phần do xét nghiệm ít vào cuối tuần.
Dữ liệu của KDCA cho thấy sự bùng phát ở trường truyền giáo ngày càng lan rộng, với tổng số 379 người nhiễm. Hàn Quốc hiện ghi nhận hơn 78.000 ca nhiễm và hơn 1.400 ca tử vong.
Căng thẳng Mỹ-Trung: Nhật Bản, Hàn Quốc toan tính thế nào?
Theo các nhà phân tích, Hàn Quốc sẽ không muốn đối đầu với Trung Quốc khi nghiêng về phía Mỹ, trong khi Nhật Bản có thể tận dụng áp lực từ cuộc đối đầu này.
Vốn là những đối tác thân thiết của Mỹ tại Đông Á, Hàn Quốc và Nhật Bản được Washington kỳ vọng sẽ là lực lượng đứng bên cạnh trong cuộc đối đầu toàn diện với Trung Quốc. Trên thực tế, cả hai nước đều có những tính toán hết sức cẩn trọng.
Tổng thống Hàn Quốc, Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Nhật Bản.
Theo phân tích của các chuyên gia, ít có khả năng Seoul sẽ đi theo chủ trương cứng rắn của Mỹ với Trung Quốc để đối đầu trực diện với Bắc Kinh.
Tờ SCMP nhận định: "Bị kẹt giữa cuộc đối đầu Mỹ và Triều Tiên đã là một vấn đề kéo dài hàng thập niên đối với Hàn Quốc. Giờ đây, họ lại tiếp tục phải ứng phó với cạnh tranh Mỹ - Trung."
Trung Quốc vốn là đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc, việc Seoul xuôi theo áp lực của Washington trong cuộc đối đầu với Trung Quốc là khó xảy ra.
Từ trước đến nay, quốc gia này luôn phải đứng giữa trong mối quan hệ giữa Trung Quốc, Nhật Bản, Nga. Trong khi đó, Seoul dường như coi Mỹ là đồng minh hoàn hảo vì khoảng cách ở xa và ít khả năng lấn át Hàn Quốc về vật chất. Dù vậy, nghiêng về Mỹ không có nghĩa là Hàn Quốc muốn ở thế đối đầu với Trung Quốc.
Tháng 4/2020, Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Moon Hee-sang nói bảo Hàn Quốc chọn giữa Mỹ và Trung Quốc giống như hỏi một đứa trẻ xem thích bố hay mẹ hơn. "Chúng tôi không thể bỏ kinh tế vì an ninh, không thể bỏ an ninh vì kinh tế."
Viễn cảnh duy nhất Seoul có thể cho phép Mỹ "khiêu chiến" với Trung Quốc là nếu Mỹ làm điều đó để bảo vệ Hàn Quốc. Ông Moon Hee-sang giải thích rằng người Hàn Quốc sẽ không muốn vướng vào cuộc cạnh tranh "trừ khi sự sống còn của chúng tôi gặp nguy hiểm".
Trong khi đó, Nhật Bản có thể muốn tận dụng cơ hội trong cuộc cạnh tranh này. Gần như cùng thời điểm khi Mỹ lên án các hành vi "bắt nạt" láng giềng của Trung Quốc, đồng thời bác các yêu sách chủ quyền phi pháp của nước này ở Biển Đông, Nhật Bản cũng ra Sách trắng quốc phòng trong đó phê phán các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc.
Trung Quốc "đang tiếp tục cố gắng thay đổi hiện trạng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông", Nhật Bản cho biết trong Sách trắng Quốc phòng. Sách trắng mô tả sự xâm nhập "không ngừng" ở vùng biển xung quanh nhóm đảo nhỏ mà hai quốc gia tuyên bố chủ quyền ở Senkaku/Điếu Ngư.
Có vẻ như mục tiêu của chính quyền Trump vừa là cố định chính sách với Trung Quốc, vừa gây ảnh hưởng đến hành vi của Bắc Kinh. Nếu vậy, điều đó có thể tạo ra không gian cho các động thái ngoại giao của Nhật Bản, mặc dù Tokyo sẽ cần cẩn trọng và khéo léo, tờ Japan Times nhận định.
Nhật Bản không thể kỳ vọng vào một cách tiếp cận "người đóng vai ác, người đóng vai thiện" để hưởng mọi lợi ích từ các diễn biến trong khi Mỹ phải đương đầu với hậu quả. Thay vào đó, họ có thể hành động để tối đa hóa áp lực và mang lại sự tích cực từ việc Bắc Kinh thay đổi hành vi, theo các nhà phân tích.
Hàn Quốc thông tin về ca nghi nhiễm Covid-19 ở Triều Tiên Nhà chức trách Hàn Quốc vừa công bố các thông tin điều tra ban đầu về người đàn ông nghi mắc Covid-19 đã vượt biên trái phép từ nước này sang Triều Tiên. Phát biểu tại một cuộc họp báo hôm 27/7, Đại tá Kim Jun-rak, phát ngôn viên Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JSC) cho biết, nhà chức...