Hàn Quốc – Indonesia hợp tác phát triển tiêm kích đa nhiệm KF-X
Theo truyền thông Hàn Quốc, Indonesia sẽ tham gia vào chương trình phát triển chiến đấu cơ KF-X của Hàn Quốc với số tiền đóng góp là 1,5 tỉ USD.
Tập đoàn Công nghiệp hàng không vũ trụ Hàn Quốc (Korea Aerospace Industries – KAI), công ty được chính phủ lựa chọn làm nhà thầu chính cho dự án máy bay chiến đấy KF-X, đã kí một thoả thuận sơ bộ với chính phủ Indonesia, trong đó, phía Jakarta sẽ cung cấp 20% chi phí của dự án, tương đương khoảng 1,5 tỉ USD.
Hình ảnh phác hoạ máy bay KF-X của Hàn Quốc
Theo tờ The Korea Herald, một hợp đồng riêng sẽ được kí với công ty PT Dirgantara Indonesia nhằm chịu trách nhiệm thiết kế chiếc máy bay và sản xuất các thiết bị liên quan.
Theo giám đốc của KAI, ông Jang Sung-sub tất cả các thông số kĩ thuật của chiếc máy bay đã được đồng ý bởi Indonesia.
Dự án KF-X nhằm phát triển một mẫu máy bay chiến đấu đa nhiệm thay thế cho 2 máy bay F-4 và F-5 của Hàn Quốc. Sau khi hoàn thành phát triển vào năm 2025, Seoul sẽ mua liền 120 máy bay KF-X đầu tiên cho không quân Hàn Quốc với chi phí vào khoảng 8,82 tỷ USD. Trong khi đó, lượng máy bay KF-X được sản xuất để xuất khẩu sẽ vào khoảng 700 chiếc
Video đang HOT
Dưới thoả thuận mới, Indonesia cũng sẽ mua khoảng 50 chiếc máy bay KF-X và có toàn quyền sở hữu công nghệ hàng không của dự án.
Việc ký kết hợp đồng giữa Hàn Quốc và Indonesia cho phép đẩy nhanh tiến độ dự án. Hàn Quốc dự định mua các công nghệ hàng không của F-35 Mỹ để trang bị cho KF-X, tuy nhiên lời đề nghị này đã bị Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối vào hồi tháng 4-2015.
Theo_An ninh thủ đô
Sợ Topol, Yars, Mỹ phát triển tên lửa đạn đạo di động
Trước sức ép từ kho vũ khí chiến lược di động của Nga, Mỹ đang tính kế phát triển hệ thống tên lửa đạn đạo di động thế hệ mới.
Trước sức ép từ kho vũ khí chiến lược di động của Nga, Mỹ đang tính kế phát triển hệ thống tên lửa đạn đạo di động thế hệ mới.
Tờ Washington Times cho biết, Không quân Mỹ sắp hoàn thành chương trình phát triển thế hệ tên lửa đạn đạo di động thế hệ mới.
Theo một báo cáo quốc phòng của Quốc hội Mỹ vừa được công bố tuần trước cho hay, Không quân Mỹ đang phát triển một khái niệm tên lửa đạn đạo mới có thể được triển khai từ đường bộ lẫn đường sắt. Chương trình này được Trung tâm phát triển vũ khí hạt nhân của Không quân Mỹ triển khai cách hai năm về trước.
Nước Mỹ đang có cảm giác hụt hơi trong cuộc đua ICBM với Nga và Trung Quốc.
Đại diện Không quân Mỹ tiết lộ, đây là khái niệm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) hoàn toàn mới với các bệ phóng di động có khả năng cơ động và triển khai nhanh.
Trong nội dung bản báo cáo mới được Quốc hội Mỹ công bố, Không quân Mỹ cho rằng một dòng tên lửa đạn đạo mới là cần thiết cho an ninh nước Mỹ lúc này trong bối cảnh họ tên lửa LGM-30G Minuteman III đã trở nên lỗi thời trước Nga và Trung Quốc.
Một chuyên gia quốc phòng của Quốc hội Mỹ cho biết, Không quân Mỹ đang xem xét phát triển một dòng tên lửa đạn liên lục địa mới vừa có thể triển khai từ các bệ phóng ngầm dưới lòng đất lẫn từ các bệ phóng di động.
Hiện tại, Không quân Mỹ và nhà thầu quốc phòng Orbital ATK cũng đang thử nghiệm một mẫu động cơ đẩy nhiên liệu rắn thế hệ mới dành cho thế hệ ICBM tiếp theo của Không quân Mỹ. Với hứa hẹn đây sẽ là dòng ICBM tiên tiến nhất của Không quân Mỹ từng phát triển.
Vào giữa năm 1980, Không quân Mỹ cũng từng sở hữu một chương trình phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung có thể được triển khai từ các bệ phóng di động với tên mã là MGM-134A Midgetman hay Small Intercontinental Ballistic Missile (SICBM).
Hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa di động MGM-134A Midgetman của Không quân Mỹ.
Chương trình phát triển SICBM được chính thức khởi động vào năm 1984 và đứng đầu bởi Văn phòng phát triển Không quân Mỹ đóng tại căn cứ không quân Norton với sự hổ trợ của Cơ quan hổ trợ và cung cấp công nghệ (SETA). Vào năm 1986 hợp đồng đấu thầu phát triển nguyên mẫu SICBM được trao cho Martin Marietta, Thiokol, Hercules, Aerojet, Boeing, General Electric, Rockwell và Logico.
Nguyên mẫu SICBM đầu tiên được tiến hành thử nghiệm vào năm 1989, nhưng đã bị phát nổ trên vùng biển Thái Bình Dương 70 giây sau khi phóng, tuy nhiên các đợt phóng thử nghiệm sau đó lại diễn ra khá thành công vào năm 1991.
Hệ thống tên lửa đạn đạo di động Midgetman được triển khai từ một phương tiện vận chuyển đặc biệt có tên HML, các mẫu phương tiện này vẫn còn được Không quân Mỹ lưu giữ cho đến tận ngày nay và chúng chỉ được triển khai khi nước Mỹ phải đối đầu với một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Với sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh vào đầu những năm 1990, Bộ Quốc phòng Mỹ quyết định thu nhỏ kho vũ khí hạt nhân của mình trong đó cả chương trình Midgetman và dòng tên lửa SICBM này chính thức bị đình chỉ vào năm 1992.
Tuấn Đặng
Theo_Kiến Thức
Quan chức Pháp: 20 tên khủng bố tham gia tấn công Paris Một quan chức cấp cao của Pháp cho hay, các nhà điều tra nghi ngờ, có tới 20 nghi phạm người châu Âu đã tham gia vào việc lập kế hoạch, hỗ trợ và trực tiếp thực hiện vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở Paris đêm 13.11 khiến cả thế giới bàng hoàng, chấn động. Cảnh sát Pháp đang săn lùng...