Hàn Quốc hoàn tất thử nghiệm trực thăng tấn công tự sản xuất
Hàn Quốc đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm đối với máy bay trực thăng Surion – trực thăng đầu tiên do chính nước này tự sản xuất.
Surion – trực thăng đầu tiên do Hàn Quốc tự chế tạo.
Cơ quan quản lý chương trình thu mua quốc phòng Hàn Quốc (DAPA) cho biết rằng Hàn Quốc đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm đối với máy bay trực thăng Surion – trực thăng đầu tiên do chính nước này tự sản xuất.
Theo truyền thông Hàn Quốc, trực thăng Surion được thiết kế để thay thế cho các trực thăng UH-1H và trực thăng tấn công MD-500, được sử dụng thường xuyên trong hơn một thập kỷ qua. Hàn Quốc đã đặt hàng 245 máy bay trực thăng này và dự kiến số lượng đặt hàng sẽ lên đến 300 chiếc thuộc biến thể dân sự.
Surion được phát triển bởi Viện nghiên cứu Không gian vũ trụ Hàn Quốc (KAI) trong suốt 6 năm từ 2006-2012. Dự án có tổng trị giá lên tới 1,3 nghìn tỷ won (1,17 tỷ USD). Khoảng 200 cuộc thử nghiệm bay đã được thực hiện trong thời gian 2700 giờ, Hãng thông tấn ITAR-Tass đưa tin.
Để kiểm tra khả năng hoạt động ở diều kiện nhiệt độ thấp của loại máy bay trực thăng đa mục đích này, Surion đã được gửi đến Alaska, nơi mà nó đã được thử nghiệm 50 ngày ở nhiệt độ xuống tới -32 độ C.
Video đang HOT
Surion có chiều dài là 19 m, chiều cao 4,5 m và có thể chở tới 10 bính lính được vũ trang đầy đủ. Máy bay trực thăng được trang bị hai động cơ tuốc bin khí General Electric T700 công suất 1.600 mã lực cho phép nó đạt tốc độ tối đa lên tới 250 km/h.
“Việc tạo ra một cơ sở hạ tầng lớn cho sự phát triển loại máy bay trực thăng đa năng này đã đặt nền tảng cho ngành công nghiệp ngành công nghiệp máy bay trực thăng trong nước. Các công nghệ tiên tiến sử dụng trong việc chế tạo loại trực thăng mới này sẽ được áp dụng trong các ngành công nghiệp khác, bao gồm cả chế tạo ô tô, đóng tàu, cũng như công nghệ thông tin,.” – nguồn tin từ KAI – công ty phát triển Surion cho hay.
Với việc phát triển thành công trực thăng nội địa đầu tiên Surion, Hàn Quốc đã trở thành quốc gia thứ 11 chế tạo được máy bay trực thăng cho riêng mình, Hãng thông tấn Yonhap cho biết.
Việc Hàn Quốc hoàn tất các chuyến bay thử nghiệm của trực thăng “made in Korea” diễn ra trong bỗi cảnh căng thăng giữa hai nước trên bán đảo Triều Tiên ngày càng leo thang, khi mà mới đây, Bình Nhưỡng tuyên bố chính thức bước vào “tình trạng chiến tranh” với Hàn Quốc.
Liên quan đến việc Hàn Quốc tăng cường trang bị các trực thăng cho quân đội, đầu tháng 01 năm nay, Yonhap cho hay, DAPA đã được yêu cầu sắm 8 chiếc đa năng MH-60R Seahawk của Mỹ với tổng chi phí 589 tỉ won (554,1 triệu USD). Được biết, số trực thăng này sẽ được biên chế cho hệ thống tàu khu trục nhỏ thế hệ mới chuyên giám sát và thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến căn cứ tàu ngầm, hệ thống tàu chiến của Bắc Triều Tiên.
Theo xahoi
Khám phá trực thăng đa nhiệm AW109 tốt nhất trên biển Đông
Công ty AgustaWestland của Italia cho biết, họ vừa ký hợp đồng bán cho Hải quân Philippines 3 chiếc trực thăng đa năng AW109 Power và có lựa chọn sẽ mua thêm 2 chiếc nữa.
Số trực thăng này sẽ được sử dụng để thực hiện một loạt nhiệm vụ hải quân, bao gồm: bảo vệ vùng kinh tế đặc quyền, giám sát biển, tìm kiếm và cứu nạn, và an ninh hàng hải. 3 chiếc trực thăng nêu trên sẽ được bàn giao cho Hải quân Philippines vào năm 2014 và sẽ được vận hành cả từ các căn cứ trên bờ và trên tàu.
Gói hợp đồng này bao gồm cả hỗ trợ hậu cần ban đầu và huấn luyện đội bay. Giá trị hợp đồng không được công bố, nhưng năm ngoái bộ quốc phòng nước này đã phê chuẩn khoản ngân sách trị giá 1,337 tỉ peso (32,5 triệu USD) để mua 3 chiếc trực thăng cho hải quân.
Ông Vincenzo Alaimo, phụ trách thương mại khu vực Đông Nam Á của AgustaWestland cho biết: "Chúng tôi rất vui mừng trước việc Hải quân Philippine đã lựa chọn máy bay AW109 Power, cho một phần chương trình hiện đại hóa các lực lượng vũ trang của họ, sau khi đánh giá kỹ các loại máy bay tham dự thầu. Khả năng đa năng và hiệu suất cao của trực thăng AW109 Power sẽ đem lại cho Hải quân Philippines năng lực tác chiến trên biển nổi bật".
Trực thăng đa nhiệm AW109 của hãng Agustawestland có khả năng trinh sát chống ngầm rất tốt
Máy bay được thiết kế rất an toàn với một hệ thống nhiên liệu hoàn toàn tách biệt, hệ thống nâng thủy lực kép, các hệ thống điện kép và hệ thống bôi trơn và làm mát dự trữ cho các động cơ và bộ truyền lực chính. Để hoạt động trên boong tàu, trực thăng được trang bị bộ phận hạ cánh bánh hơi vững chắc và các điểm neo móc trên boong tàu.
AW109 Power chở được 8 người, bao gồm cả tổ lái, hơn gấp đôi so với các trực thăng hạng nhẹ khác. Máy bay có tải trọng 3 tấn, có khoang chứa rộng được thiết kế để có thể chứa được nhiều hàng hóa, thiết bị lớn với tổng trọng lượng lên đến 1.400 kg, đồng thời có thể dễ dàng và nhanh chóng chuyển đổi chức năng của khoang chứa.
Trực thăng AW109 Power được trang bị 2 động cơ Pratt & Whitney PW206C, có thể bay với vận tốc 311 km/giờ với tầm hoạt động là 932 km, trần bay cao 6.000 m. Chiều dài của trực thăng là 13,04 m, đường kính cánh quạt 11 m, chiều cao 3,5 m.
Trực thăng AW109 Power phiên bản quân sự, có thể được trang bị súng máy 12,7mm, súng máy cố định 7,62mm. Tên lửa gồm: 2 bệ phóng tên lửa (mỗi bệ có từ 2 đến 4 tên lửa), hai pod phóng tên lửa không dẫn đường 81mm treo phía dưới (mỗi pod có 7 hoặc 12 ống phóng).
Trực thăng Sikorsky S-70B Seahawk trang bị trên tàu hộ vệ lớp Formidable của hải quân Singapore
Theo AgustaWestland, khả năng hoạt động vững chắc từ các tàu nhỏ trên biển giúp AW109 Power có thể thực hiện được nhiệm vụ thuận lợi và dễ dàng hơn nhiều trực thăng khác. Hơn nữa với tốc độ khá cao và khả năng tác chiến linh hoạt, AW109 là sự lựa chọn đáng tin cậy với các nước không sở hữu các chiến hạm hạng nặng.
Tốc độ, sức mạnh, hiệu suất và khả năng chuyển đổi nhiệm vụ tác chiến kết hợp với sự tin cậy và dễ bảo dưỡng, làm cho trực thăng AW109 Power trở thành trực thăng hải quân hạng nhẹ có chi phí hiệu quả nhất trong lớp này. Thậm chí nó còn được đánh giá cao hơn so với loại trực thăng đa nhiệm đắt đỏ S-70B Seahawk của hãng Sikorsky hiện được trang bị trong hải quân Sigapore.
Tính hiệu quả của trực thăng AW109 Power được chứng minh khi nó được biên chế trong lực lượng vũ trang của gần 50 nước, trong đó có cả những cường quốc trực thăng như: Italia, Mỹ, Anh, Thụy Điển, New Zaeland...
Theo ANTD
Truyền hình Trung Quốc tung "tin vịt" với ý đồ gì? Chiều 25.3 - chỉ ít giờ sau khi Đài Truyền hình TƯ Trung Quốc (CCTV) phát tin Trung Quốc (TQ) đã ký thỏa thuận mua của Nga 24 máy bay tiêm kích chiến đấu Su-35 cùng 4 tàu ngầm động cơ diesel, Hãng thông tấn Nga ITAR-TASS đã lập tức ra tuyên bố bác bỏ thông tin này. Máy bay Su-35 của Nga....