Hàn Quốc hoãn phóng tên lửa do dấu hiệu bất thường
Tên lửa KSLV-1 ở Trung tâm không gian Naro – Ảnh: Yonhap
Chiều 29/11, Hàn Quốc tuyên bố hoãn phóng tên lửa đưa vệ tinh dân sự lên quỹ đạo do phát hiện một dấu hiệu bất thường ở tầng thứ hai của tên lửa.
Hàn Quốc quyết định hoãn phóng vệ tinh sau khi một vấn đề kỹ thuật phát sinh chỉ 17 phút trước khi tên lửa được đưa lên bệ phóng.
Trong cuộc họp báo ở Trung tâm không gian Naro, Thứ trưởng bộ khoa học Hàn Quốc Cho Yul Rae nói với các phóng viên vụ phóng phải hoãn lại để phân tích vấn đề phát sinh. “Không thể tiếp tục vụ phóng trong ngày hôm nay”, ông nói, từ chối đưa ra thông tin về thời gian dự kiến sẽ phóng tên lửa.
Theo kế hoạch ban đầu, tên lửa dài 33m KSLV-I, hay Naro, rời khu vực phóng gần Goheung, cách Seoul 330 km về phía nam, mang theo một vệ tinh nghiên cứu nặng 100 kg, theo lời ông Kim Yeon Hak, một vụ phó ở Bộ Khoa học Hàn Quốc. Đây là lần thứ ba Hàn Quốc tìm cách đưa vệ tinh lên quỹ đạo, với sự hợp tác của Nga.
Video đang HOT
Hàn Quốc đã chi 500 triệu USD vào dự án Naro, nhưng nếu thành công, dự án này có thể mang về lợi ích kinh tế trong dài hạn lên tới 3 nghìn tỉ won (2,76 tỉ USD) nhờ giá trị xuất khẩu và việc tham gia thị trường dịch vụ không gian thế giới, theo ước tính của Bộ Khoa học Hàn Quốc.
Trong lần phóng thử gần nhất vào tháng 6/2010, bộ phận điều hành mặt đất mất liên lạc với tên lửa chỉ vài phút sau khi nó rời bệ phóng. Lần phóng đầu tiên vào tháng 8-2009, một lớp bảo vệ đã không hoạt động đúng dự kiến và không tách được ra khỏi vệ tinh, làm vệ tinh không vào được quỹ đạo.
Viện Nghiên cứu không gian Hàn Quốc là cơ quan chủ trì dự án này, hợp tác với hơn 150 công ty Hàn Quốc, bao gồm Hãng hàng không Korean Airlines, Công ty công nghiệp nặng Hyundai và Công ty Doosan Infracore.
Tháng 4, CHDCND Triều Tiên cũng không thể phóng thành công một tên lửa mang vệ tinh lên quỹ đạo.
Theo 24h
Hàn Quốc bất ngờ hoãn phóng tên lửa vũ trụ
Hàn Quốc phải hoãn phóng tên lửa ít nhất ba ngày do sự cố rò rỉ khí heli phát hiện vài giờ trước khi phóng.
Tên lửa KSLV - 1
Thứ trưởng Khoa học Hàn Quốc Cho Yul-lae cho biết khí heli rò rỉ tại tầng thứ nhất của tên lửa, khiến quả tên lửa buộc phải dỡ khỏi bệ phóng để đưa trở lại cơ sở lắp ráp.
'Chúng tôi sẽ ấn định một ngày phóng khác. Nhưng phải đưa tên lửa xuống nên ít nhất sẽ mất ba ngày vì sự trì hoãn này'.
Hàn Quốc chỉ ấn định khoảng thời gian 5 ngày từ 26 tới 31/10 cho vụ phóng tên lửa lần này, và thời điểm phóng mới có thể không nằm trong khoảng thời gian đã ấn định trước đây.
Ông Cho Yul-lae cho biết các kỹ sư đang điều tra nguyên nhân chính xác của sự cố, và không đề cập một khung thời gian thay thế nào.
Tên lửa KSLV-1 nặng 140 tấn lẽ ra sẽ được phóng lên từ bãi phóng của Trung tâm Vũ trụ Naro ở bờ biển phía nam Hàn Quốc vào chiều nay theo giờ địa phương.
KSLV-1 có tầng thứ nhất do Nga sản xuất, tầng thứ hai do Hàn Quốc tự chế tạo.
Sau hai lần thất bại vào năm 2009 và 2010, kế hoạch phóng tên lửa lần này rất quan trọng với Hàn Quốc trong việc gia nhập các nước phóng tên lửa mang vệ tinh vào vũ trụ.
Ngoài ra việc phóng tên lửa thành công sẽ có ý nghĩa với thương mại của nước này. Hiện châu Á có các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ đã phóng tên lửa thành công.
Tham vọng vũ trụ của Hàn Quốc bị hạn chế trong nhiều năm bởi đồng minh quân sự Mỹ.
Mỹ lo ngại một chương trình tên lửa sẽ châm ngòi chạy đua vũ trang trong khu vực, nhất là với Triều Tiên.
Theo Tinngan
Ông Kim Jong-Un bác bỏ đề xuất hoãn phóng tên lửa Báo Yomiuri của Nhật Bản dẫn nguồn tin Đông Á Nhật Báo của Hàn Quốc ngày 4/4 cho biết Bộ Ngoại giao Triều Tiên đã đề xuất với nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-Un hoãn việc phóng vệ tinh đến tháng Năm, nhưng đề xuất này đã bị bác bỏ do có sự phản đối của phái cứng rắn trong quân đội. Theo...