Hàn Quốc: Hiệu phó trường có học sinh trên phà đắm treo cổ tự tử
Hiệu phó dẫn học sinh đi dã ngoại trên chuyến phà xấu số vào ngày 16/4 vừa qua đã được phát hiện tử vong sau khi được cứu và có vẻ như đây là một vụ treo cổ tự tử.
Vụ đắm phà ngày 16/4 được cho là là thảm họa tồi tệ nhất Hàn Quốc trong nhiều năm qua.
Cảnh sát trên đảo Jindo cho hay thi thể của hiệu phó Kang Min-Kyu, 52 tuổi, được tìm thấy gần phòng thể dục, nơi người thân của 268 người vẫn bị mất tích trong vụ đắm phà đang lưu trú để chờ đợi tin tức về người thân.
“Nguyên nhân của cái chết vẫn đang được điều tra”, một quan chức cảnh sát cho biết với hãng thông tấn AFP.
Trong khi đó hãng tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn nguồn cảnh sát cho biết thi thể người hiệu phó này được tìm thấy treo trên cây và có vẻ như đây là một vụ tự tử.
Trong số 475 người có mặt trên phà khi bị lật vào sáng thứ tư vừa qua 16/4, 352 là học sinh ở trường trung học Danwon, thành phố Ansan, ngay phía nam Seoul. Các em đang trong chuyến đi dã ngoại do trường tổ chức để tới đảo nghỉ mát Jeju.
Hiệu phó nằm trong số 179 người tìm cách thoát ra khỏi phà trước khi nó bị lật và chìm.
Theo ANTD
Thuyền trưởng Hàn Quốc đã sớm rời bỏ phà
Theo một số nhân chứng, thuyền trưởng Lee Joon-Seok của chiếc phà Sewol là một trong số những người đầu tiên đã thoát ra trước khi phà chìm. Nguyên nhân vụ chìm phà vẫn chưa thể xác định dù ông Lee khẳng định phà không đâm phải đá ngầm.
Video đang HOT
Theo ông Bae Min-Hoon, người đứng đầu Hiệp hội an toàn hàng hải Hàn Quốc, có vẻ như công tác sơ tán trên tàu đã được thực hiện không tốt.
Thuyền trưởng tàu Sewol Lee Joon-Seok
"Có vẻ như giai đoạn 1 giờ quý giá đầu tiên, hoặc tương tự vậy, đã bị lãng phí với chỉ dẫn hành khách phải ngồi lại trong khoang của họ", Bae nói.
Con tàu đã chìm sau khoảng 2 tiếng và hầu hết những người sống sót là những hành khách kịp lên tới boong trên để chờ được giải cứu, hoặc nhảy xuống biển để được tàu cứu hộ đón.
Một người phụ nữ 61 tuổi đã thoát được ra ngoài sau khi phớt lờ lời khuyên ngồi lại trong cabin. Bà cho biết ngay cả khi tàu đã ngập nước, chỉ dẫn này vẫn được phát đi.
"Tôi đã bơi một đoạn và sau đó thì bò lên được khoang phía trên và sau đó là tới một cửa sổ, nơi những người khác đang bấu víu", bà cho biết.
Một sỹ quan của lực lượng tuần tra bờ biển cho biết thuyền trưởng có khả năng phải đối mặt với tội danh lơ là trách nhiệm gây tử vong, và vi phạm một điều luật về ứng xử của thành viên thủy thủ đoàn.
Theo thông tin từ công ty Chonghaejin quản lý chiếc tàu, ông Lee lẽ ra không điều khiển con tàu trên nếu một đồng nghiệp không xin nghỉ phép. Dù vậy ông cũng đã có 40 năm kinh nghiệm đi biển và từng điều khiển tàu trên hành trình tới đảo Jeju.
Những người sống sót cho biết ông Lee, 69 tuổi, chính là một trong những người đầu tiên được giải cứu mặc dù không ai thực sự nhìn thấy ông rời con tàu. Khoảng một nửa trong số 30 thành viên thủy thủ đoàn gồm 30 người cũng đã được cứu.
Trong số 287 người mất tích, hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc cho biết có một người Nga và 2 người Trung Quốc.
Chỉ một số ít người leo được lên khoang trên hoặc nhảy khỏi tàu đã được cứu
"Tôi là một trong những người đầu tiên nhảy lên một chiếc tàu của tuần tra bờ biển và trên đó đã có vài người khác. Tôi nghe một trong những nhân viên cứu hộ cho biết vị thuyền trưởng đã lên tàu trước tôi", một người sống sót khẳng định với truyền hình Hàn Quốc.
Những người sống sót khác cũng khẳng định vị thuyền trưởng là một trong những người đầu tiên được giải cứu. Trong khi đó các quan chức lực lượng tuần tra bờ biển đã từ chối trả lời khi được đề nghị xác nhận.
Gia đình các nạn nhân mất tích thì càng có thêm lí do để nổi trận lôi đình trước thông tin này.
"Thật đáng khinh bỉ và tôi đang muốn phát điên. Nhưng đây chưa phải lúc để đổ lỗi mà ưu tiên hàng đầu phải là giải cứu những đứa trẻ ngoài kia", Lee Yong-ki, cha của một trong những học sinh bị mất tích nói.
Gia đình nạn nhân nổi đóa với chính phủ
Tại hòn đảo Jindo gần đó, gia đình, người thân các nạn nhân đang có mặt để chờ tin từ lực lượng cứu hộ đã nổi giận khi Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye tới thị sát các nỗ lực cứu nạn.
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong-Won bị người nhà nạn nhân bao vây
"Bà đang làm gì khi mọi người đang chết dần! Thời gian đang cạn rồi đó!", một người phụ nữ hét lên về phía bà Park khi bà đang cố gắng trấn an đám đông, còn các nhân viên an ninh tháp tùng thì lộ rõ sự lo lắng.
Trước đó, khi thủ tướng Chung Hong-Won bước vào hội trường tại Jindo, ông đã bị xô đẩy, la ó và ném chai nước.
"Đừng bỏ chạy ông thủ tướng", một bà mẹ nói và chặn đường ông Chung trong lúc ông rời đi. "Hãy nói cho chúng tôi biết ông đang định làm gì".
Lực lượng tuần tra bờ biển cho biết 179 người đã được giải cứu, không đổi so với mức công bố tối 16/4. Điều này càng làm giảm hy vọng có thể tìm thấy người còn sống. Nếu toàn bộ những người mất tích được xác định thiệt mạng, đây sẽ là một trong những thảm họa tồi tệ nhất thời bình của Hàn Quốc, và càng đau đớn hơn khi có rất nhiều nạn nhân là trẻ em.
Hiện nguyên nhân khiến chiếc tàu dài 146m, tải trọng 6825 tấn bị chìm vẫn chưa được xác định. Nhiều người nói rằng đã nghe một tiếng uỳnh lớn trước khi tàu nghiêng rồi chìm. Nhưng thuyền trưởng Lee khẳng định tàu không va phải đá ngầm.
Các chuyên gia khác nhận định, có khả năng những hàng hóa trên tàu, trong đó có 150 ô tô có thể bị dịch chuyển, khiến tàu mất thăng bằng không thể kiểm soát.
Trong hôm nay sóng cao và gió mạnh đã khiến hoạt động cứu hộ gặp nhiều khó khăn. Hơn 100 tàu cùng hơn 500 thợ lặn đã được triển khai với hy vọng tìm thấy người còn đang mắc kẹt trong các túi khí.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
Hàng hóa là "thủ phạm" gây đắm phà Hàn Quốc? Tờ Korea Times của Hàn Quốc dẫn các nguồn tin của Lực lượng bảo vệ bờ biển cho rằng nguyên nhân khiến phà bị nghiêng và đắm nhanh vào ngày 14/6 vừa qua, khiến gần 300 người mất tích, có thể là do số hàng lớn trên phà bị dịch chuyển đột ngột. Hàn Quốc vẫn đang nỗ lực tìm kiếm người sống...