Hàn Quốc hạ thủy tàu ngầm tấn công 1800 tấn
Hàn Quốc vừa hạ thủy chiếc tàu ngầm tấn công 1800 tấn thứ tư nhằm tăng cường sức mạnh chống lại tàu ngầm Triều Tiên.
Ngày 13/8, Hàn Quốc tổ chức lễ hạ thủy chiếc tàu ngầm tấn công 1.800 tấn Type 214 thứ tư trong một nỗ lực nhằm tăng cường sức mạnh chiến đấu dưới nước cho quân đội nước này chống lại các tàu ngầm của Triều Tiên.
Con tàu này được đặt tên theo dũng sĩ nổi tiếng Kim Jwa-jin (1889-1930) này là chiếc thứ tư thuộc lớp này được đưa vào hoạt động kể từ năm 2010. Dũng sĩ Kim là vị tướng trong cuộc chiến tranh giành độc lập đã lãnh đạo quân sĩ Cheongsan-ri đánh bại quân Nhật trong trận chiến năm 1920.
Một chiếc tàu ngầm tấn công 1800 tấn Type 214
Tổng thống Park Geun-he, Bộ trưởng Quốc phòng Kim Kwan-jin cùng các quan chức quân sự cấp cao đã đến tham dự lễ hạ thủy chiếc tàu ngầm này ở nhà máy đóng tàu trên đảo Geoje.
Tàu ngầm Type 214 có thể đánh trúng 300 mục tiêu cùng một lúc, được trang bị các loại tên lửa tàu đối đất và ngư lôi cũng như hệ thống thiết bị tân tiến phát hiện tàu ngầm đối phương cũng như thực hiện các nhiệm vụ trinh sát.
Video đang HOT
Chiếc tàu ngầm chạy bằng diesel này được trang bị động cơ khí độc lập (AIP) tăng cường thời gian hoạt động dưới nước lâu hơn so với tàu ngầm thông thường. Hệ thống AIP giúp thủy thủ đoàn có thể hoạt động ở dưới nước trong vài tuần mà không cần tiếp thêm không khí.
Hải quân Hàn Quốc hiện đang có 10 tàu ngầm, trong đó có tàu ngầm 1200 tấn Type 209 và tàu ngầm 1800 tấn Type 214.
Hàn Quốc dự định sẽ mua thêm 9 tàu ngầm tấn công hạng nặng 3000 tấn sau năm 2020 với những cải tiến quan trọng trong hệ thống radar và vũ khí so với những tàu ngầm trước đó.
Còn Triều Tiên được cho là có khoảng 70 tàu ngầm, trong đó có một chiếc bị nghi ngờ đã phóng ngư lôi đánh đắm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc vào tháng 3/2010 khiến toàn bộ 46 thủy thủ trên tàu thiệt mạng.
Theo Chosun
Thiếu tiền, tàu ngầm hạt nhân Mỹ hóa sắt vụn
Hải quân Mỹ vừa quyết định tháo dỡ tàu ngầm hạt nhân Miami vì không đủ tiền sửa chữa những hư hỏng do bị cháy.
Hải quân Mỹ vừa quyết định sẽ không sửa chữa tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Miami sau khi kết luận rằng chi phí sửa chữa những thiệt hại trong vụ cháy do một nhân viên dân sự gây ra hồi năm ngoái vượt quá khả năng chi trả vì ngân sách bị cắt giảm.
Theo đó quyết định tháo dỡ tàu USS Miami được đưa ra sau khi hải quân nhận thấy chi phí sửa chữa ban đầu khoảng 450 triệu USD đã tăng lên đáng kể sau khi phát hiện thêm nhiều hỏng hóc mới.
Tàu ngầm hạt nhân USS Miami của hải quân Mỹ
Chuẩn Đô đốc Rick Breckenridge cho biết nếu chấp nhận sửa chữa chiếc tàu ngầm này đồng nghĩa với việc hàng chục tàu chiến khác sẽ nằm đắp chiếu vì chính sách cắt giảm ngân sách, đồng thời có thể làm ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng chiến đấu tổng thể của hải quân Mỹ.
Ông Breckenridge nói: "Hải quân và nước Mỹ không thể chấp nhận làm suy giảm khả năng sẵn sàng chiến đấu của các hạm đội khác để dành tiền sửa chữa tàu Miami."
Các cuộc kiểm tra cho thấy hàng loạt bộ phận quan trọng trong khoang ngư lôi và phòng máy phụ cần phải thay thế, khiến cho chi phí sửa chữa con tàu bị đội lên rất nhiều so với dự kiến ban đầu.
Trong vụ cháy tàu Miami, một công nhân đóng tàu tên là Casey James Fury đã bị kết án 17 năm tù sau khi thú nhận đã phóng hỏa đốt tàu Miami đang neo đậu để bảo dưỡng ở quân cảng Portsmouth vào ngày 23/5/2012.
Tàu USS Miami cháy suốt 12 giờ trong tháng 5/2012
Hơn 100 lính cứu hỏa đã phải vật lộn suốt 12 giờ mới cứu được chiếc tàu ngầm tấn công lớp Los Angeles này, trong đó có 7 người bị thương. Rất may là ngọn lửa không lan tới khoang hạt nhân ở bên sườn của chiếc tàu ngầm này.
Thượng nghị sĩ Susan Collins đã lên tiếng chỉ trích quyết định tháo dỡ tàu Miami của hải quân Mỹ, chỉ ra rằng việc này đồng nghĩa với "một tổn thất trong hạm đội tàu ngầm hạt nhân của Mỹ".
Nghị sĩ Chellie Pingree lại quy tổn thất của tàu ngầm Miami cho sự bất lực của quốc hội Mỹ trong việc hoạch định ngân sách. Ông nói: "Thật hổ thẹn khi không thể đưa tàu Miami trở lại phục vụ chỉ bởi vì thiếu tiền."
Theo khampha
Chuyện ít biết về cuộc sống của các thủy thủ tàu ngầm Hàn Quốc Cuộc sống trên tàu ngầm có thể rất khắc nghiệt. Các nhiệm vụ rất nặng nề, trong khi không gian sống chật hẹp và do đó sức khỏe của các thủy thủ có thể bị ảnh hưởng. Hàn Quốc hiện đang vận hành trên 10 tàu ngầm. Đại tá Hyun Chang-hoon từng có một hàm rằng khỏe trước khi gia nhập hạm đội...