Hàn Quốc gia hạn quy định cách ly 7 ngày đối với bệnh nhân COVID-19
Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định gia hạn thêm 4 tuần quy định cách ly bắt buộc 7 ngày đối với bệnh nhân COVID-19.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, phát biểu tại cuộc họp về ứng phó với dịch bệnh sáng 17/6, Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo cho biết mức độ lây nhiễm dịch bệnh hiện tại ở nước này đang trong tầm kiểm soát, tuy nhiên nhà chức trách vẫn quan ngại nguy cơ lan truyền dịch bệnh và số ca tử vong vì COVID-19 chưa giảm nhiều.
Theo ông Han, nếu nới lỏng quy định về số ngày cách ly, dịch bệnh có thể bùng phát trở lại và quy mô thiệt hại có thể gia tăng, chính vì vậy chính phủ tiếp tục gia hạn áp dụng quy định cách ly đối với bệnh nhân COVID-19.
Chính phủ Hàn Quốc đã lên kế hoạch đánh giá lại tình hình lây nhiễm dịch COVID-19 sau mỗi 4 tuần và sẽ quyết định có dỡ bỏ quy định cách ly đối với bệnh nhân COVID-19 hay không.
Video đang HOT
Số ca mắc mới COVID-19 ở Hàn Quốc duy trì ở mức dưới 10.000 ca trong một tuần qua trong bối cảnh quốc gia Đông Bắc Á này đang nỗ lực khôi phục cuộc sống thường nhật như trước đại dịch. Hàn Quốc đã bãi bỏ hầu hết các quy định về phòng dịch COVID-19 trừ việc bắt buộc cách ly đối với bệnh nhân COVID-19 và đeo khẩu trang trong không gian kín.
Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết tính đến ngày 16/6, tổng số ca COVID-19 ở Hàn Quốc là 18.256.457 ca, trong đó 24.407 ca tử vong. Tỷ lệ tử vong là 0,13%.
Hàn Quốc phản hồi "tối hậu thư" của em gái ông Kim Jong-un
Hàn Quốc đã lên tiếng phản hồi sau khi em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un để ngỏ khả năng tổ chức hội nghị thượng đỉnh liên Triều.
Tên lửa Triều Tiên trong vụ phóng ngày 15/9 (Ảnh: Reuters).
"Chúng tôi đánh giá rằng, việc Triều Tiên tuyên bố có thể giải quyết từng vấn đề khác nhau nhằm cải thiện quan hệ liên Triều thông qua các cuộc thảo luận mang tính xây dựng... là có ý nghĩa", Bộ Thống nhất Hàn Quốc ngày 26/9 cho biết.
Theo Bộ Thống nhất Hàn Quốc, "trong bối cảnh các cuộc thảo luận như vậy, điều quan trọng là phải có liên lạc thông suốt và ổn định giữa hai miền Triều Tiên, các đường dây liên lạc liên Triều trước tiên cần được khôi phục nhanh chóng".
Tuyên bố của phía Hàn Quốc được đưa ra sau khi bà Kim Yo-jong, Phó chủ nhiệm thứ nhất của Ủy ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên và là em gái nhà lãnh đạo Kim Jong-un, ngày 25/9 cho biết hội nghị thượng đỉnh liên Triều có thể diễn ra, nhưng chỉ khi "chỉ khi sự công bằng và thái độ tôn trọng lẫn nhau được đảm bảo".
Theo bà Kim Yo-jong, hội nghị thượng đỉnh, cũng như các cuộc trao đổi về việc kết thúc tình trạng chiến tranh liên Triều, có thể "được tổ chức sớm thông qua các cuộc đối thoại có tính xây dựng". Bà cũng kêu gọi Hàn Quốc từ bỏ chính sách mà bà mô tả là "tiêu chuẩn kép không công bằng", dường như nhằm vào việc Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in chỉ trích các vụ thử tên lửa gần đây của Triều Tiên.
Trước đó, em gái nhà lãnh đạo Kim Jong-un hôm 24/9 kêu gọi Hàn Quốc chấm dứt "chính sách thù địch" với Bình Nhưỡng sau khi Tổng thống Moon Jae-in kêu gọi chấm dứt tình trạng chiến tranh Triều Tiên.
Cuộc chiến năm 1950-1953 giữa 2 miền Triều Tiên kết thúc bằng một lệnh ngừng bắn, không phải thỏa thuận hòa bình, vì vậy 2 miền Triều Tiên vẫn đang ở trong tình trạng chiến tranh hàng chục năm qua.
Bộ Thống nhất Hàn Quốc bày tỏ kỳ vọng chính quyền hai miền Triều Tiên sẽ nối lại đối thoại để có thể thảo luận giải pháp cho các vấn đề đang tồn đọng, trong khi đảm bảo tình hình trên bán đảo vẫn được duy trì ổn định.
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc chưa đưa ra phản hồi chính thức về phát biểu của bà Kim Yo-jong vào cuối tuần qua.
"Chúng tôi đang thận trọng xem xét nội dung của tuyên bố. Chính phủ Hàn Quốc duy trì quan điểm nhất quán đối với việc khôi phục và phát triển quan hệ liên Triều", một quan chức Hàn Quốc giấu tên cho biết.
Các cuộc đối thoại giữa Seoul và Bình Nhưỡng gần như đã đình trệ trong hơn 2 năm qua, sau khi các cuộc thảo luận phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên giữa Mỹ và Triều Tiên không đạt được kết quả như mong muốn vào năm 2019.
Quan hệ liên Triều đã nguội lạnh đáng kể sau khi Triều Tiên cho nổ tung văn phòng liên lạc ở thị trấn biên giới Kaesong và cắt đứt mọi đường dây liên lạc xuyên biên giới vào tháng 6 năm ngoái. Các đường dây liên lạc đã được nối lại trong khoảng thời gian ngắn vào cuối tháng 7, nhưng Triều Tiên không đáp lại các cuộc gọi thường xuyên của Hàn Quốc. Vào thời điểm đó, Bình Nhưỡng phản đối các cuộc tập trận quân sự chung của Mỹ và Hàn Quốc.
Cả Triều Tiên và Hàn Quốc gần đây đều phóng thử tên lửa đạn đạo. Đây là những động thái mới nhất trong cuộc chạy đua vũ trang trên bán đảo Triều Tiên, khi cả hai nước láng giềng đều phát triển vũ khí ngày càng tinh vi trong bối cảnh nỗ lực đàm phán để xoa dịu căng thẳng không có kết quả.
Hàn Quốc lên kế hoạch tiêm liều vaccine bổ sung Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Hàn Quốc sẽ bắt đầu tiến hành tiêm vaccine phòng COVID-19 nhắc lại (bổ sung) cho những người có nguy cơ cao, bao gồm những người từ 60 tuổi trở lên và nhân viên y tế, trong tương lai gần. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/...