Hàn Quốc duy trì lãi suất cơ bản thấp kỷ lục tháng thứ 8 liên tiếp
Theo phóng viên tại Seoul, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) ngày 16/2 đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục 1,5% tháng thứ 8 liên tiếp trong bối cảnh nền kinh tế nước này vẫn tăng trưởng chậm.
Người dân Hàn Quốc vận chuyển hàng hóa tại thủ đô Seoul ngày 26/1. (Nguồn: TTXVN)
Quyết định trên, được Ủy ban chính sách tiền tệ của BOK đưa ra trong cuộc họp cùng ngày, phù hợp với kết quả thăm dò trước đó do bộ phận thông tin kinh tế của hãng tin Yonhap tiến hành, theo đó tất cả 10 nhà kinh tế được hỏi ý kiến đều dự đoán lãi suất cơ bản sẽ tiếp tục được giữ nguyên trong tháng 2/2016.
Tuy nhiên, ngày càng xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng BOK nên cắt giảm thêm lãi suất cơ bản khi tình hình kinh tế của Hàn Quốc tiếp tục ảm đạm, đặc biệt là xuất khẩu.
Vào tháng Một vừa qua, xuất khẩu – động lực chính của nền kinh tế Hàn Quốc, đã giảm 18,5% so với cùng kỳ năm trước và đây cũng là mức giảm lớn nhất theo năm trong vòng 6 năm qua. Ngoài ra, tốc độ tăng giá tiêu dùng cũng ở mức thấp nhất trong 3 tháng vừa qua, khi chỉ tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước.
Lãi suất cơ bản của nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á này đã hạ xuống mức 1,5% từ tháng 7/2015, sau 4 lần cắt giảm liên tiếp trong vòng 1 năm./.
Theo VietnamPlus
Kịch bản nào cho Việt Nam sau khi Mỹ tăng lãi suất?
Cục Dự trữ liên bang Mỹ có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất USD trong thời gian tới.
Video đang HOT
Rạng sáng 17-12 (giờ Việt Nam), Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã quyết định tăng lãi suất cơ bản từ mức tiệm cận 0% lên thêm 0,25%.
Đây là lần đầu tiên FED tăng lãi suất cơ bản kể từ năm 2006. Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá quyết định này là sự kiện lịch sử và chắc chắn ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Tác động lên bốn lĩnh vực
Quyết định của FED khiến tỉ giá trong nước chịu áp lực lớn, bởi thanh toán thương mại của Việt Nam chủ yếu là bằng đồng USD. Trên thực tế tỉ giá tiếp tục tăng kịch trần và trên thị trường tự do có lúc đã vượt 23.000 đồng/USD.
Bình luận về sự kiện này, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia ngân hàng, cho rằng việc FED tăng lãi suất tác động lên bốn lĩnh vực tại Việt Nam. Thứ nhất, sẽ tiếp tục tạo áp lực lên tỉ giá từ nay đến cuối năm 2015 cũng như năm 2016.
"Mặc dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định quyết tâm giữ tỉ giá từ nay đến đầu năm 2016 để đảm bảo sản xuất kinh doanh ổn định. Nhưng tỉ giá năm 2016 dự báo sẽ chịu nhiều áp lực do Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất một số lần nhỏ khác nữa. Khi đó, các nước sẽ tiếp tục điều chỉnh tỉ giá, nhất là các nước có mối quan hệ thương mại, đầu tư với Việt Nam" - ông Lực nhấn mạnh.
Kế đến là nợ nước ngoài của Việt Nam sẽ tăng lên do cấu trúc nợ của Việt Nam liên quan nhiều đến đồng USD. Khi lãi suất đồng USD tăng có thể sẽ khiến lãi suất hoặc tỉ giá một số đồng tiền khác giảm.
Ông Lực phân tích: "Tác động chung về nợ nước ngoài sẽ không lớn nhưng lãi suất USD tăng khiến lãi suất vay nợ nước ngoài nhìn chung sẽ tăng lên. Tương tự, nợ của doanh nghiệp vay bằng USD trong và ngoài nước sẽ tăng, làm chi phí vốn vay trở nên đắt đỏ hơn".
Tác động tiếp theo là sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư. Năm 2015, lường trước khả năng tăng lãi suất của Fed, dòng vốn đầu tư đã có dấu hiệu chuyển ra khỏi các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam.
Và cuối cùng, theo ông Lực, mới đây đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã được đưa vào rổ tiền tệ thế giới. Do đó việc FED tăng lãi suất cùng với sự kiện trên sẽ làm cho chính sách tiền tệ của Trung Quốc năm tới sẽ rất linh hoạt. Điều này sẽ ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam.
Dự báo USD ngày càng tăng mạnh. Ảnh: LQN
Chính sách tỉ giá linh hoạt
Để ứng phó trước các diễn biến mới trên, TS Lực cho rằng nếu NHNN tiếp tục đưa ra cam kết tỉ giá ở mức bao nhiêu thì cũng phải đi kèm điều kiện thị trường. Đồng thời, phải bám sát chính sách tiền tệ của các nước có quan hệ thương mại lớn với Việt Nam để có những điều chỉnh sát các nước. Ngoài ra, NHNN có thể neo tỉ giá theo rổ tiền tệ thay vì neo theo đồng USD.
"Đặc biệt, NHNN có thể nới biên độ tỉ giá lên một chút so với mức 3% hiện nay nếu cần thiết. Về lãi suất, NHNN có thể cân nhắc giảm lãi suất khoảng 0,25%" - ông Lực gợi ý.
Trong khi đó, TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng, cho rằng trước áp lực của tỉ giá, NHNN có thể áp dụng một số cách để xử lý tình huống. Thứ nhất, tiếp tục bán ngoại tệ ra thị trường để cân bằng cung cầu. Tuy nhiên, dự trữ ngoại hối của NHNN cũng có giới hạn nên không thể bán mãi được.
Thứ hai, NHNN có thể dùng thông tư, quy định hành chính để điều chỉnh. Chẳng hạn như vừa qua NHNN đã có hai thông tư đẩy lãi suất tiền gửi USD xuống còn 0,25% cho cá nhân và 0% cho doanh nghiệp. Điều này nhằm hạn chế người dân giữ USD trong tài khoản.
Ngoài ra, ông Hiếu khuyến nghị năm 2016, chính sách của ngân hàng về tỉ giá nên linh hoạt hơn, không nên neo ở mức nào, không nên có những cam kết cứng. "Dự kiến trong năm 2016, FED có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất mỗi lần 0,25% cho đến khi lãi suất USD đạt mức 1%. Bên cạnh đó, giá dầu giảm mạnh, đồng nhân dân tệ vào rổ tiền tệ thế giới... sẽ là những nhân tố tác động đến giá vàng, USD và các đồng tiền khác" - ông Hiếu nói.
Tuy nhiên, TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, cho rằng tỉ giá USD lên mức kịch trần vừa qua là do tác động từ vấn đề thanh khoản cuối năm. Do đó VND giảm giá vài chục đến hơn 100 đồng là bình thường!
Đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ
Trao đổi với báo chí ngày 17-12, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc NHNN, cho biết tỉ giá tăng lên kịch trần mấy ngày vừa qua chủ yếu do yếu tố tâm lý trước kỳ họp của FED và giảm giá của đồng nhân dân tệ. Thực tế cung cầu ngoại tệ trên thị trường vẫn diễn ra bình thường.
"Chỉ có sáng qua, sau khi FED công bố điều chỉnh lãi suất, tỉ giá thị trường có tăng lên nhưng sau đó đã giảm. Nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp và người dân được tổ chức tín dụng đáp ứng kịp thời và đầy đủ" - bà Hồng khẳng định.
"Nhìn chung tác động thực sự của Fed không phải là ngay lập tức mà sẽ tác động từ từ" - bà Hồng nói.
Phó Thống đốc NHNN cho biết thêm trong tháng 10 cả nước xuất siêu 500 triệu USD và tháng 11 tiếp tục xuất siêu 260 triệu USD. Bên cạnh đó, dòng vốn đầu tư nước ngoài, kiều hối vẫn tiếp tục đổ vào Việt Nam... Do vậy, có đủ cơ sở để khẳng định cung cầu ngoại tệ không tăng đột biến.
Vàng lao dốc, USD vẫn kịch trần Sau khi FED chính thức tăng lãi suất, giá vàng trên thị trường thế giới lao dốc về ngưỡng 1.067 USD/ounce, trong khi đó giá vàng trong nước lình xình ở mức thấp trên dưới 33 triệu đồng/lượng. Tại các ngân hàng, giá USD tiếp tục giữ vững ở mức kịch trần trong khi giá USD trên thị trường tự do tiếp tục leo dốc lên mức 22.800 VND/USD. Việc FED chính thức bắt đầu nâng lãi suất tác động rất lớn lên thị trường tài chính của thế giới. Chẳng hạn Hong Kong tăng lãi suất cơ bản từ mức 0,5% lên mức 0,75% ngay sau quyết sách của FED. Trong phiên giao dịch ngày 17-12, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất bốn năm rưỡi qua so với USD: 1 USD đổi được 6,4818 nhân dân tệ. Người thiệt, kẻ hưởng lợi Ông Nguyễn Quốc Anh, Chủ tịch Hội Nhựa-Cao su TP.HCM, cho biết các doanh nghiệp nhựa, cao su Việt Nam phụ thuộc hơn 80% nguyên, phụ liệu nhập khẩu. Do vậy, biến động tỉ giá USD là vấn đề đáng lo ngại nhất. FED tăng lãi suất USD đồng nghĩa áp lực tỉ giá sẽ rất lớn, khi đó đồng USD có giá trị còn VND lại mất giá. Do đó các doanh nghiệp phải bỏ nhiều tiền VND hơn để mua USD thanh toán đơn hàng nhập khẩu. Ngoài ngành nhựa, ngành thép, xi măng, chăn nuôi... phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu cũng sẽ bị tác động tiêu cực. Trong khi đó những ngành xuất khẩu của Việt Nam lại được hưởng lợi từ quyết định này của Mỹ có thể là thủy sản, nông sản, dệt may, da giày...
Theo NTD
Fed nâng lãi suất lần đầu tiên sau gần 1 thập kỷ Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã chính thức công bố quyết định nâng lãi suất cơ bản lần đầu tiên sau gần một thập kỷ. Ngày 16/12 (giờ Mỹ, rạng sáng 17/12 theo giờ Việt Nam), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định nâng lãi suất lần đầu tiên trong gần 1 thập niên, đồng thời phát...